CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH NẤM THÁN THƯ GÂY HẠI XOÀI, CHUỐI, ỚT
3.3.1. Đánh giá khả năng kháng bệnh thán thư hại xoài, chuối, ớt của WSC ở điều kiện in vitro
3.3.1.2. Ảnh hưởng của WSC đến sinh khối sợi nấm C. gloeosporioides L2, C
Trong môi trường lỏng, do vi khuẩn có khả năng tự phân chia để hình thành các tế bào độc lập nên sự phát triển của chúng có thể ước tính dựa vào phép đo độ đục hay phương pháp đếm tế bào (đơn vị đo CFU/g hoặc CFU/mL). Ngược lại, trong môi trường bề mặt, nấm mốc sinh trưởng và phát triển hình thành sợi nấm. Bào tử và hệ sợi nấm thường kết dính với nhau và không thể phân chia hệ sợi nấm thành các tế bào riêng lẻ. Do đó, người ta không thể xác định được số lượng hệ sợi nấm và phương pháp xác định sinh khối có thể đánh giá được sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc trong quá trình nuôi cấy [27], [78]. Tiến hành đánh giá anh hưởng của nồng độ WSC đến sự sinh trưởng và phát triển của C. gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 và kết quả được biểu diễn ở các hình 3.26 - 3.31.
Ghi chú: Các giá trị trung bình sinh khối khô có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa p < 0,05.
Hình 3.26. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sinh khối nấm C. gloeosporioides L2 sau 10 ngày nuôi cấy ở 25 - 28oC
Hình 3.27. Hình ảnh nấm C. gloeosporioides L2 sau 10 ngày nuôi cấy trên môi trường PDB bổ sung WSC ở 25 - 28oC
Từ kết quả phân tích ở các hình 3.26 - 3.31 cho thấy việc bổ sung WSC vào môi trường PDB gây ức chế rõ rệt đến sự phát triển của sợi nấm C. gloeosporioides L2, C.
0,330a
0,171b
0,064c
0,023d 0 0d
48,18
80,61 93,03
100
0 20 40 60 80 100
0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35
0 0,05 0,1 0,2 0,4
Hiệu lực ức chế, IC (%)
Sinh khối khô (g)
Nồng độ WSC (%) Sinh khối khô (g)
Hiệu lực ức chế IC (%)
0,4%
0,2%
ĐC (0%) (0%)(0%)
0,05%
0,1%
musae D1 và C. capsici B4. Cụ thể:
+ Đối với nấm C. gloeosporioides L2: Sau 10 ngày, khối lượng sinh khối khô giảm theo chiếu tăng nồng độ WSC bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Cụ thể khối lượng sinh khối nấm giảm gần 50% so với mẫu ĐC ở nồng độ WSC bổ sung là 0,05%
và giảm hơn 14 lần ở nồng độ WSC bổ sung là 0,2%. Ở mẫu xử lý WSC với nồng độ 0,4%, nấm bị ức chế hoàn toàn sự sinh trưởng phát triển và hiệu lực ức chế đạt 100%.
Như vậy, hiệu lực ức chế (IC) của WSC đến sinh khối khô của nấm tăng theo chiều tăng của nồng độ WSC bổ sung. Hiệu lực ức chế nấm C. gloeosporioides L2 thấp nhất ở nồng độ WSC 0,05% là 48,18% và cao nhất ở nồng độ WSC 0,4% là 100% (Hình 3.29 và 3.30). Tương quan giữa nồng độ WSC (x) và hiệu lực ức chế IC (y) trong khoảng nồng độ khảo sát (0,05 - 0,4%) được xác định: y = 24,22.ln(x) + 127,80 (R2 = 0,8797). Nồng độ WSC ức chế tối đa 50% (IC50) sự phát triển của sợi nấm C.
gloeosporioides L2 trong môi trường PDB và giá trị ức chế tối thiểu 90% (MIC90) tương ứng là 0,04% và 0,21%.
Hình 3.28. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sinh khối nấm C. musae D1 sau 10 ngày nuôi cấy ở 25 - 28oC
+ Đối với nấm C. musae D1: Tương tự trong môi trường PDA, ảnh hưởng của WSC đến sự phát triển của nấm C. musae D1 cũng yếu hơn so với C. gloeosporioides L2 trong môi trường PDB (Hình 3.25 và 3.26). Giá trị IC tăng từ 17,27% tương ứng với nồng độ WSC sử dụng là 0,05% tới giá trị 100% khi nồng độ WSC sử dụng là 0,8%. Trong khoảng nồng độ khảo sát (0,05 - 0,8%), tương quan giữa nồng độ WSC
0,139a
0,115b
0,059c
0,036d
0,007e 0 0e
17,27 57,55
73,86
95,20 100
0 20 40 60 80 100
0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16
0 0,05 0,1 0,2 0,4 0,8
Hiệu lực ức chế, IC (%)
Sinh khối khô (g)
Nồng độ WSC (%) Sinh khối khô (g)
Hiệu lực ức chế IC (%)
(x) và IC (y) được xác định: y = 29,30.ln(x) + 115,94 (R² = 0,9212). Giá trị IC50 và MIC90 đối với nấm C. musae D1 tương ứng là 0,11% và 0,43%.
ĐC (0%) 0,05% 0,1%
0,2% 0,4% 0,8%
Hình 3.29. Hình ảnh nấm C. musae D1 sau 10 ngày nuôi cấy trên môi trường PDB bổ sung WSC ở 25 - 28oC
Hình 3.30. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sinh khối nấm C. capsici B4 sau 10 ngày nuôi cấy ở 25 - 28oC
0,229a
0,073b 0,066b
0,025c
0,003d 0d
0
68,02 71,08
88,95 98,55 100
0 20 40 60 80 100
0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25
0 0,02 0,04 0,08 0,16 0,32
Hiệu lực ức chế, IC (%)
Sinh khối khô (g)
Nồng độ WSC (%) Sinh khối khô (g)
Hiệu lực ức chế (%)
ĐC (0%) 0,02% 0,04%
0,08% 0,16% 0,32%
Hình 3.31. Hình ảnh nấm C. capsici B4 sau 10 ngày nuôi cấy trên môi trường PDB bổ sung WSC 25 - 28oC
+ Đối với nấm C. capsici B4: Kết quả phân tích cho thấy so với ĐC, nồng độ WSC có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của nấm thể hiện qua khối lượng sinh khối khô của nấm thu được. Cụ thể, tương ứng với các nồng độ WSC sử dụng 0,08% và 0,16% tương ứng hiệu lực ức chế đạt 88,95% và 98,55%. Ở nồng độ sử dụng 0,32%, WSC ức chế hoàn toàn sự phát triển nấm C. capsici B4 nuôi trên môi trường PDB. Tuy vậy, kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa (p < 0,05) về khối lượng sinh khối khô của chủng nấm này khi nuôi trên môi trường bổ sung WSV với các nồng độ 0,02% và 0,04%, 0,16% và 0,32% (Hình 3.30 và 3.31). Trong khoảng nồng độ khảo sát (0,02 - 3,2%), tương quan giữa nồng độ WSC (x) và IC (y) được xác định theo phương trình: y = 13,19.ln(x) + 118,63 (R2 = 0,9228). Trong môi trường PDB, nồng độ WSC ức chế tối đa 50% và ức chế tối thiểu 90% sự phát triển của sợi nấm C. capsici B4 tương ứng là 0,007% và 0,12%.
Kết quả nghiên cứu của luận án khá tương đồng với các công bố về ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến sự phát triển của các loại nấm bệnh sau thu hoạch khác khi nuôi trên môi trường PDB. Cụ thể, sau 5 ngày nuôi cấy ở 24oC trong môi trường PDB
bổ sung chitosan MW 92,1 kDa và 357,3 kD với các nồng độ là 0,05%; 0,1% và 0,2%, hiệu lực ức chế các nấm Penicillium digitatum, Penicillium italicum, Botrydiplodia lecanidion và Botrytis cinerea gây bệnh ở cam dao động trong khoảng từ 25% đến 90,5%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự ức chế các loại nấm bệnh trên tăng cùng với chiều tăng nồng độ chitosan và không phụ thuộc vào loại nấm thử nghiệm. Với nồng độ chitosan sửu dụng là 0,05% và 0,2%, hiệu lực ức chế đối với nấm P. digitatum tương ứng là 25% và 75%, hiệu lực ức chế đối với nấm P. italicum tương ứng là 54,8%
và 90,5%. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trên cùng một đối tượng nấm bệnh, chitosan MW thấp (92,1 kDa) có khả năng ức chế sự phát triển của nấm biểu hiện qua việc làm giảm sinh khối sợi nấm tốt hơn so với chitosan MW lớn (357,3 kDa) [76]. Kết quả nghiên cứu của Liu và cộng sự (2007) trên cà chua sau thu hoạch cho thấy so với việc nuôi nấm bệnh trên môi trường PDA, chitosan có tác dụng ức chế mạnh hơn sự phát triển hai chủng nấm B. cinerea và P. expansum nuôi trên môi trường PDB [145]. Năm 2011, Al-Hetar và cộng sự (2011) cho thấy sự phát triển của nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây bệnh héo rũ trên chuối bị ức chế hoàn toàn sau 14 ngày nuôi cấy ở 25oC trong môi trường PDB bổ sung chitosan với nồng độ trong khoảng (0,1; 0,2; 0,4; 0,8; 1,6 và 3,2 mg/mL). Trong khi đó, hiệu lực ức chế nấm tối đa đến 76,36% khi nồng độ chitosan sử dụng là 8 mg/mL trong môi trường PDA [47].
Đối với nấm Sphaceloma ampelinum gây bệnh thán thư trên nho sau thu hoạch, khi bổ sung chitosan có MW khác nhau vào môi trường nuôi cấy lỏng (PDB), hiệu lực ức chế sự phát triển sinh khối nấm thông qua giá trị đo mật độ quang (OD) trung bình của dung dịch cho thấy giá trị OD giảm từ 1,06 (ở mẫu ĐC) xuống còn 1,02 và 0,03 tương ứng với mẫu có nồng độ chitosan bổ sung 0,1% và 1%. Rõ ràng hiệu lực ức chế của chitosan đến sự phát triển nấm trong môi trường PDB phụ thuộc vào nồng độ và chitosan có MW thấp có tác dụng ức chế tốt hơn so với chitosan có MW lớn. Đồng thời trong môi trường lỏng PDB, chitosan dễ phân tán và tiếp xúc hơn với nấm nên hiệu lực ức chế tăng lên là có thể lý giải [179].
Tóm lại, trong cùng một nồng độ WSC sử dụng như nhau (0,05 - 0,8% đối với nấm C. gloeosporioides L2 và C. capsici B4, và 0,1 - 1,6% đối với nấm C. musae D1),
hiệu lực ức chế phát triển nấm thán thư trong môi trường PDB lớn hơn đáng kể so với khi nuôi nấm thán thư trên môi trường PDA.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của WSC đến sự nảy mầm của các bào tử nấm C.
gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4
* Xác định thời gian nảy mầm của bào tử nấm C. gloeosporioides L2, C.
musae D1 và C. capsici B4
Quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm bệnh thán thư bắt đầu bằng sự nảy mầm của bào tử và sau đó là sự phát triển của hệ sợi nấm. Sự phát triển của hệ sợi nấm đi kèm với quá trình xâm nhập, gây tổn thương và hoại tử các mô thực vật có thể quan sát được gây nên sự hư hỏng trên quả. Do vậy, thời gian nảy mầm thường được xem là một trong những chỉ tiêu cần thiết để xác định tính mẫn cảm với các tác nhân ức chế khác nhau [47], [60]. Một bào tử được xem là đã nảy mầm khi chiều dài ống mầm xuất hiện bằng hoặc dài hơn chính nó. Thời điểm tại đó ghi nhận là thời gian nảy mầm khi quan sát một lam kính có trên 50% bào tử đã nảy mầm trên kính hiển vi [47], [80].
Kết quả quan sát liên tục sự phát triển nẩy mầm của bào tử nấm trên kính hiển vi kể từ lúc bắt đầu cho nấm vào lam kính cho thấy thời gian nảy mầm của nấm C.
gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 được xác định tương ứng là sau 5 giờ, 4 giờ và 6 giờ (Hình 3.32 - 3.34).
(A): Bào tử thu được ở khuẩn lạc nấm C. gloeosporioides L2 sau 10 ngày nuôi cấy (B): Mầm bào tử bắt đầu xuất hiện nảy mầm (sau 2 giờ)
(C): Bào tử nảy mầm (sau 4 giờ) (D): Bào tử đã nảy mầm (sau 5 giờ) (E): Bào tử nấm sau 7 giờ
Hình 3.32. Hình ảnh bào tử nấm C. gloeosporioides L2 dưới kính hiển vi vật kính 40X sau các khoảng thời gian nuôi cấy khác nhau
A B C D E
(A): Bào tử thu được ở khuẩn lạc nấm C. musae D1 sau 7 ngày nuôi cấy (B): Mầm bào tử bắt đầu xuất hiện nảy mầm (sau 2 giờ)
(C): Bào tử nảy mầm (sau 4 giờ) (D): Bào tử đã nảy mầm sau 5 giờ (E): Bào tử nấm sau 6 giờ
Hình 3.33. Hình ảnh bào tử nấm C. musae D1 dưới kính hiển vi vật kính 40X sau các khoảng thời gian nuôi cấy khác nhau
(A): Bào tử thu được ở khuẩn lạc nấm C. capsici B4 sau 8 ngày nuôi cấy (B): Mầm bào tử bắt đầu xuất hiện (sau 2 giờ)
(C): Bào tử đã nảy mầm (sau 6 giờ) (D): Bào tử nấm sau 7 giờ
(E): Bào tử nấm sau 8 giờ
Hình 3.34. Hình ảnh bào tử nấm C. capsici B4 dưới kính hiển vi vật kính 40X sau các khoảng thời gian nuôi cấy khác nhau
* Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến khả năng nảy mầm C. gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 của WSC
Từ thời gian nảy mầm của bào tử nấm C. gloeosporioides L2, C. musae D1 và C.
capsici B4 đã xác định ở trên, tiến hành xác định khả năng ức chế WSC tới sự nảy mầm bào tử của các chủng nấm này. Tiến hành đánh giá ảnh hưởng của nồng độ WSC đến khả năng nảy mầm bào tử của nấm C. gloeosporioides L2, C. musae D1 và C.
capsici B4 thông qua hiệu lực ức chế nảy mầm bào tử (PISG) và biến đổi hình thái bào tử. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8 - 3.10 và hình 3.35 - 3.40.
A B C D E
A B C D E
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C.
gloeosporioides L2 Nồng độ WSC
(%)
Tỷ lệ nảy mầm của bào tử
(%) PISG (%)
5h 7h 5h 7h
0 (ĐC) 86,50a 90,50a 0,00 0,00
0,05 39,17b 71,17b 54,72 21,36
0,1 11,83c 55,67c 86,32 38,49
0,2 0,00d 23,95d 100,00 73,54
0,4 0,00d 14,36e 100,00 84,13
0,8 0,00d 0,00f 100,00 100,00
Ghi chú: Các giá trị trung bình tỷ lệ nảy mầm của bào tử có cùng chữ cái in thường theo cột là không sai khác ở mức ý nghĩa p < 0,05.
Từ kết quả trình bày ở các bảng 3.8 - 3.10 và các hình 3.35 - 3.40 cho thấy:
+ Đối với nấm C. gloeosporioides L2: Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy khi bổ sung WSC với nồng độ từ 0,05 - 0,8% vào môi trường nuôi sau các khoảng thời gian nuôi 5 giờ và 7 giờ trong môi trường PDB, tỷ lệ nảy mầm bào tử nấm giảm đáng kể và nồng độ WSC bổ sung càng tăng thì hiệu lực ức chế nảy mầm (PISG) càng cao với mức độ ảnh hưởng có xu hướng tăng mạnh ở các nồng độ WSC sử dụng là 0,2 - 0,8%. Khả năng ức chế nảy mầm bào tử nấm C. gloeosporioides L2 của WSC không có sự sai khác (p < 0,05) giữa các nồng độ WSC đã sử dụng 0%, 0,05% và 0,1% sau 5 giờ nuôi và các nồng độ WSC đã sử dụng 0%, 0,05% đến 0,8% sau 7 giờ nuôi.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sau 5 giờ (đây là thời điểm nảy mầm của bào tử), bào tử nấm vẫn chưa nảy mầm ở các lam kính có bổ sung WSC với các nồng độ 0,2-0,8%, trong khi ở mẫu ĐC tỷ lệ nảy mầm đã đạt 86,50%. Kết quả này cho thấy, bào tử nấm C. gloeosporioides L2 khá nhạy cảm với chế phẩm WSC. Sau 7 giờ nuôi, hiệu lực ức chế cao nhất đạt 100% tương ứng với nồng độ WSC sử dụng 0,8% và thấp nhất là 21,36% tương ứng với nồng độ WSC sử dụng 0,05%. Tại thời điểm 7 giờ, giá trị PISG50 và MIC90 tương ứng là 0,13% và 0,51%.
Hình 3.35. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. gloeosporioides L2 sau 5 giờ nuôi ở 25 - 28oC
Hình 3.36. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. gloeosporioides L2 sau 7 giờ nuôi ở 25 - 28oC
Kết quả quan sát bào tử nấm C. gloeosporioides L2 dưới kính hiển vi độ phóng đại 100X cho thấy khi được xử lý WSC bào tử nấm C. gloeosporioides L2 đều có sự
ĐC (0%) 0,05% 0,1%
0,2% 0,4% 0,8%
ĐC (0%) 0,05% 0,1%
0,2% 0,4% 0,8%
thay đổi hình dạng, màu sắc bào tử ở tất cả các nồng độ WSC đã khảo sát. Nồng độ WSC sử dụng càng cao màng bào tử có xu hướng càng mỏng dần, ống mầm co ngắn, màng bào tử có dấu hiệu biến dạng, thay đổi màu sắc và trạng thái dịch bào, đặc biệt dấu hiệu ảnh hưởng rõ nét được quan sát thấy khi nồng độ WSC sử dụng trong khoảng 0,4 và 0,8% (Hình 3.35 và 3.36). Như vậy, chế phẩm WSC không chỉ có tác động ức chế quá trình sinh tổng hợp diễn ra trong bào tử, dẫn đến làm chậm quá trình nảy mầm của bào tử, ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm trong môi trường PDB, mà còn tác động trực tiếp lên màng tế bào, gây biến đổi hình thái nấm trong quá trình bào tử nảy mầm.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. musae D1
Nồng độ WSC (%)
Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%)
PISG (%)
5h 12h 5h 12h
0 (ĐC) 92,83a 100a 0,00 0,00
0,1 61,17b 89,17b 34,11 10,83
0,2 15,83c 44,83c 82,94 55,17
0,4 6,67d 13,33d 92,82 86,67
0,8 0,00e 0,00e 100,00 100,00
1,6 0,00e 0,00e 100,00 100,00
Ghi chú: Các giá trị trung bình tỷ lệ nảy mầm của bào tử có cùng chữ cái in thường theo cột là không sai khác ở mức ý nghĩa p < 0,05.
+ Đối với bào tử nấm C. musae D1: Kết quả nghiên cứu cho thấy WSC tác động khá mạnh đến quá trình nảy mầm của bào tử nấm C. musae D1 trên môi trường PDA lỏng. Kết quả phân tích ở bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nảy mầm bào tử nấm C. musae D1 giảm đáng kể so với ĐC khi tăng nồng độ WSC bổ sung trong khoảng 0,1 - 0,4%. Sau thời gian 12 giờ nuôi, ở các nồng độ WSC bổ sung trong khoảng 0,1 - 0,4% tỷ lệ nảy mầm của nấm có tăng lên so với thời điểm 5 giờ, tuy vậy sự nảy mầm vẫn chưa thấy xuất hiện ở nồng độ WSC sử dụng 0,8%.
Khi quan sát bào tử nấm C. musae D1 dưới kính hiển vi độ phóng đại 40X cũng cho thấy bào tử nấm C. musae D1 có sự thay đổi hình thái ở tất cả các mẫu sử dụng
WSC với các nồng độ khác nhau. Đặc biệt, ở các nồng độ WSC sử dụng 0,8 và 1,6%, màng bào tử có dấu hiệu biến dạng, ống mầm bào tử co ngắn và xuất hiện các tổn thương màng bào tử (Hình 3.37 và 3.38). Tại thời điểm 12 giờ, giá trị PISG50 và MIC90
tương ứng là 0,24% và 0,54%.
Hình 3.37. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. musae D1 sau 5 giờ nuôi ở 25 - 28oC
Hình 3.38. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. musae D1 sau 12 giờ nuôi ở 25 - 28oC
ĐC (0%) 0,1% 0,2%
0,4% 0,8% 1,6%
ĐC (0%) 0,1% 0,2%
1,6%
0,8%
0,4%
+ Đối với nấm C. capsici B4: Kết quả quan sát bào tử nấm C. capsici B4 cho thấy quá trình nảy mầm của bào tử chịu ảnh hưởng của nồng độ WSC sử dụng. Cụ thể, khi nồng độ WSC sử dụng trong khoảng 0,05 - 0,1%, tác động của WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm yếu nhưng trong khoảng nồng độ WSC 0,2 - 0,8% thì tác động của WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm mạnh mẽ hơn (Bảng 3.10). Cụ thể, sau 12 giờ quan sát, không thấy hiện tượng nảy mầm bào tử ở các nồng độ WSC sử dụng 0,4% và 0,8%. So với ĐC, khi quan sát trên kính hiển vi độ phóng đại 40X, bào tử nấm C. capsici B4 có những biến đổi đáng kể về hình thái đặc biệt là khi sử dụng WSC với các nồng độ 0,4 và 0,8% tại thời điểm sau 12 giờ nuôi cấy (Hình 3.38 và 3.39). Tại thời điểm sau 12 giờ nuôi cấy, giá trị PISG50 và MIC90 tương ứng là 0,08% và 0,27%.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. capsici B4
Nồng độ WSC (%)
Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%)
PISG (%)
5h 12h 5h 12h
0 (ĐC) 90,67a 100a 0,00 0,00
0,05 47,50b 69,67b 47,61 30,33
0,1 23,17c 26,33c 74,45 73,67
0,2 13,50d 18,83d 85,11 81,17
0,4 0,00e 0,00e 100,00 100,00
0,8 0,00e 0,00e 100,00 100,00
Ghi chú: Các giá trị trung bình tỷ lệ nảy mầm của bào tử có cùng chữ cái in thường theo cột là không sai khác ở mức ý nghĩa p < 0,05.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có sự tương đồng với các nghiên cứu đã công bố về ảnh hưởng của chitosan đến sự nảy mầm của các loại bào tử nấm có cấu trúc thành tế bào khác nhau trong môi trường PDA. Theo Allan và Hadwiger (1979), chitosan bắt đầu có hiệu quả ức chế sự phát triển bào tử của 32/46 chủng nấm đã khảo sát ở nồng độ 100 μg/mL. Nồng độ chitosan tối thiểu ức chế hoàn toàn sự nảy mầm bào tử của một số nấm có cấu tạo thành tế bào dạng Cellulose-B-glucan (8 chủng) ở 22oC trong khoảng nồng độ chitosan sử dụng 125 - 1000 μg/mL và ức chế sự nảy mầm
bào tử của một số nấm có cấu tạo thành tế bào dạng Mannan-B-glucan (2 chủng) trong khoảng nồng độ chitosan sử dụng là 250 - 1000 μg/mL. Trong khi đó, ở dạng cấu trúc Chitin-B-glucan (21 chủng) nồng độ chitosan ức chế tối thiểu có biên độ rộng hơn, từ 75 - 1000 μg/mL. Tuy vậy, sự nảy mầm bào tử của một số nấm như Neurosrospore sp., Eutypa flavovirens, Helminthosporium sativum không chịu ảnh hưởng bởi chitosan ở nồng độ 1000 μg/ml [50]. Năm 1989, Hirano và Nagao khi đánh giá ảnh hưởng của chitosan trên nấm Fusarium oxysporum F. sp. lycopersici gây bệnh héo rũ trên cây cà chua cho thấy với nồng độ trong khoảng 0,01; 0,1; 1 mg/mL, chitosan ức chế đến 73 - 92% sự nảy mầm bào tử của loại nấm này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chitosan MW thấp và oligochitosan có tác dụng ức chế loại nấm này mạnh hơn so với chitosan MW lớn hay chitinase và lysozyme [117].
Hình 3.39. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến sự nảy mầm của bào tử nấm C. capsici B4 sau 5 giờ nuôi ở 25 - 28oC
Tác dụng ức chế nảy mầm bào tử một số loại nấm bệnh sau thu hoạch của chitosan và sản phẩm thuỷ phân của nó cũng được một số nhà khoa học nghiên cứu và công bố.
Meng và cộng sự (2010) công bố cho thấy chitosan và oligochitosan ức chế sự nảy mầm và phát triển bảo tử của hai loại nấm A. kikuchiana, P. piricola trên đào và ở nồng độ 5g/L, chitosan và oligochitosan ức chế hoàn toàn sự nảy mầm của bào tử A. kikuchiana, P. piricola sau 6 giờ nuôi cấy. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng chỉ ra rằng
ĐC (0%) 0,05% 0,1%
0,2% 0,4% 0,8%