Ảnh hưởng của WSC đến bệnh thán thư hại xoài, chuối, ớt ở điều kiện in vivo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch (Trang 116 - 135)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH NẤM THÁN THƯ GÂY HẠI XOÀI, CHUỐI, ỚT

3.3.2. Đánh giá khả năng kháng bệnh thán thư hại xoài, chuối, ớt của WSC ở điều kiện in vivo

3.3.2.1. Ảnh hưởng của WSC đến bệnh thán thư hại xoài, chuối, ớt ở điều kiện in vivo

* Xác định ngưỡng gây bệnh nhân tạo của C. gloeosporioides L2, C. musae D1 C. capsici B4

Colletotrichum spp. là loại nấm có phổ ký chủ rộng, gây bệnh thán thư điển hình trên xoài, chuối, ớt, đu đủ sau thu hoạch. Tuy nhiên không phải ở bất cứ điều kiện nào nó cũng có thể sinh trưởng và phát triển gây hư hỏng cho quả sau thu hoạch. Khi tập hợp đủ các yếu tố gây bệnh (ký sinh, ký chủ và điều kiện ngoại cảnh) thì quả sẽ bị bệnh. Trong điều kiện in vivo khi gây nhiễm bệnh nhân tạo, tức là điều kiện ngoại cảnh tương đối cố định, mức độ nhiễm bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ bào tử (ngưỡng gây bệnh). Nếu nồng độ bào tử cao, thời gian hình thành vết bệnh ngắn, tốc độ phát triển bệnh nhanh, khó kiểm soát được đường kính vết bệnh [48], [122]. Ngược lại, nếu nồng độ bào tử thấp, thời gian hình thành vết bệnh kéo dài, bệnh phát triển chậm. Do vậy, việc xác định ngưỡng gây bệnh thán thư phù hợp là cần thiết để lựa chọn điều kiện nghiên cứu tác động gây hư hỏng bệnh trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch.

Tiến hành gây nhiễm C. gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch với nồng độ bào tử khác nhau. Sau khi gây bệnh, tiến hành theo dõi, đo ĐKVB trên xoài, chuối, ớt. Kết quả xác định tỷ lệ bệnh và sự phát triển của ĐKVB được trình bày ở các bảng 3.11 - 3.16 và các hình 3.41 - 3.43.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử C. gloeosporioides L2 đến tỷ lệ nhiễm bệnh thán thư trên xoài sau thu hoạch

Nồng độ (bào tử/ml)

Tỷ lệ bệnh (%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày

0 (ĐC) 0 0 0

103 0 20,00 100

104 13,33 43,33 100

105 36,67 70,00 100

106 86,67 100 100

Hình 3.41. Hình ảnh vết bệnh thán thư trên quả xoài do nấm C. gloeosporioides L2 sau 4 ngày gây nhiễm nhân tạo với nồng độ bào tử khác nhau

0 bào tử/ml (ĐC) 103 bào tử/ml 104 bào tử/ml

105 bào tử/ml 106 bào tử/ml

+ Đối với nấm C. gloeosporioides L2: Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các mức lây bệnh với nồng độ bào tử khác nhau thì tỷ lệ bệnh xuất hiện trên xoài cũng khác nhau.

Trong khi tất cả CT thí nghiệm tỷ lệ bệnh đạt 100% (chỉ sau sau 3 ngày) thì vết bệnh vẫn không hình thành ở mẫu ĐC. Sau 1 ngày quan sát, ngoài CT nồng độ 103 bào tử/ml, các vết bệnh đã hình thành với tỷ lệ tăng dần theo chiều tăng của nồng độ bào tử lây bệnh, đạt 13,33%, 36,67%, 86,67% tương ứng với các CT nồng độ 104 bào tử/mL, 105 bào tử/mL và 106 bào tử/mL. Sau 2 ngày, vết bệnh mới xuất hiện ở CT nồng độ 103 bào tử/ml và tiếp tục hình thành thêm ở CT 104 bào tử/mL và 105 bào tử/mL, với tỷ lệ lần lượt là 43,33%, 70% và đạt 100% ở 106 bào tử/mL (Bảng 3.11).

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử C. gloeosporioides L2 đến ĐKVB thán thư trên xoài sau thu hoạch

Nồng độ (bào tử/ml)

Đường kính vết bệnh (cm)

AUDPC 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày

0 (ĐC) 0,00e 0,00d 0,00d 0,00d 0,00e

103 0,13dD 0,22cC 0,33cB 0,75cA 23,88c

104 0,31cD 0,53bC 1,04bB 1,31bA 57,13b

105 0,44bD 0,76aC 1,26aB 1,67aA 73,77a

106 0,85a - - - -

Ghi chú: - (-) vết bệnh gây thối nhũn

- Các giá trị trung bình ĐKVB, AUDPC theo cột có cùng chữ cái in thường và các giá trị trung bình ĐKVB theo hàng có cùng chữ cái in hoa là không sai khác ở mức ý nghĩa p<0,05.

Kết quả phân tích ở bảng 3.12 cho thấy ở các thời điểm khác nhau (3 ngày, 4 ngày và 5 ngày), ĐKVB và mức độ phát triển bệnh được xác định theo đường cong tiến triển bệnh AUDPC tăng dần theo nồng độ bào tử lây bệnh và giữa các CT TN giá trị trung bình ĐKVB đều sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tại thời điểm 3 ngày, ĐKVB ở CT nồng độ 103 bào tử/mL đạt 0,13 cm, vết bệnh tăng lên rõ rệt ở các CT 104 bào tử/mL và 105 bào tử/mL tương ứng ĐKVB là 0,31 cm và 0,44 cm, đạt đến gần 4 lần (0,85 cm) ở nồng độ 106 bào tử/mL. Sau 5 ngày lây bệnh, CT với mức bào tử 105 bào tử/mL có khả năng gây bệnh trên xoài lớn nhất, ĐKVB đạt 1,26 cm trong khi ở mức nồng độ 104 bào tử/mL và 103 bào tử/mL ĐKVB chỉ đạt tương ứng là 1,04 cm và

0,33 cm. Tương tự với ĐKVB, mức độ tiến triển bệnh cũng tăng khi nồng độ bào tử lây bệnh sử dụng tăng. Bệnh phát triển nhanh chóng ở các CT có nồng độ bào tử cao, giá trị AUDPC đạt 28,96và 38,70 tương ứng với CT 104 bào tử/mL và 105 bào tử/mL.

Từ kết quả đánh giá trên cho thấy khi đưa bào tử nấm bệnh thán thư C.

gloeosporioides L2 trở lại môi trường tối thích (mô quả xoài đang chín) ở nhiệt độ thích hợp, bào tử nấm sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, bệnh thán thư trên xoài biểu hiện đặc trưng. Với mức lây bệnh 106 bào tử/mL, khả năng phát sinh, phát triển quá nhanh, biểu hiện bệnh khó so sánh với đối chứng: quả có dấu hiệu chín nhanh, nhũn cục bộ vùng lây nhiễm chỉ sau thời gian 4 ngày. Hiện tượng này có thể giải thích là do khi không bị hạn chế bởi các tác nhân ngăn cản xâm nhập (sự cản trở bởi lớp vỏ cutin, các chất ức chế hoạt tính enzyme của tế bào vật chủ như resorcinols, polyphenols.. giảm dần ở vỏ quả). Đồng thời quá trình chín của quả làm tăng nguồn dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển tế bào nấm và gia tăng các chất cảm ứng cho việc sinh tổng hợp hệ enzyme thuỷ phân pectin bởi tác nhân nấm bệnh (polygalacturonase, polymethylgalacturonase và pectinlyase), enzyme thuỷ phân cellulose (cellulase) làm mềm mô cơ, nấm bệnh thán thư dễ dàng sinh trưởng và phát triển, sản sinh colletotrichins (phytotoxins) gây độc cho tế bào vật chủ và gây tổn thương trên quả. Bên cạnh đó, khi lượng bào tử nấm nhiều sẽ kích thích việc sinh ra nhiều khí ethylen, thúc đẩy quá trình chín của quả làm cho phần thịt quả trở nên mềm nhũn [60], [125]. Trong khi đó, ở mức nồng độ 105 bào tử/mL vết bệnh phát triển với tốc độ bình thường, vết bệnh rõ sau 5 ngày theo dõi, với các mức nồng độ 104 bào tử/mLthì vết bệnh phát triển chậm hơn.

+ Đối với nấm C. musae D1: Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phát triển nấm bệnh C. musae D1 trên vết lây nhân tạo ở chuối chậm hơn so với C.

gloeosporioides L2 trên xoài. Sau 1 ngày, vết bệnh chỉ mới hình thành ở CT nồng độ 105 bào tử/mL và 106 bào tử/mL và chưa xuất hiện ở các nồng độ thấp hơn. Tuy vậy tỷ lệ bệnh đạt 100% sau 3 ngày ở nồng độ 106 bào tử/mL và sau 4 ngày ở các nồng độ bào tử thấp hơn và ĐKVB được ghi nhận sau thời gian này (Bảng 3.13).

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử nấm C. musae D1 đến tỷ lệ nhiễm thán thư trên chuối sau thu hoạch

Nồng độ (bào tử/ml)

Tỷ lệ bệnh (%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày

0 (ĐC) 0 0 0 0

103 0 6,67 26,67 100

104 0 20,00 73,33 100

105 13,33 33,33 80,00 100

106 26,67 66,67 100 100

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử nấm C. musae D1 đến ĐKVB thán thư trên chuối sau thu hoạch

Nồng độ (bào tử/ml)

Đường kính vết bệnh (cm)

AUDPC 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày

0 (ĐC) 0,00d 0,00e 0,00d 0,00e 0,00e

103 0,05dD 0,29dC 0,44cB 0,53dA 24,58d

104 0,25cD 0,49cC 0,69bB 0,81cA 40,95c

105 0,37bD 0,61bC 0,74bB 1,27bA 52,02b

106 0,51aD 0,72aC 1,05aB 1,47aA 66,13a

Ghi chú: Các giá trị trung bình ĐKVB, AUDPC theo cột có cùng chữ cái in thường và các giá trị trung bình ĐKVB theo hàng có cùng chữ cái in hoa là không sai khác ở mức ý nghĩa p<0,05.

Kết quả phân tích ở bảng 3.14 cho thấy khác với sự phát triển của C. gloeosporioides L2 trên xoài, mặc dù ĐKVB và mức độ phát triển bệnh được xác định theo AUDPC tăng dần theo nồng độ bào tử C. musae D1 lây bệnh (ngoại trừ giá trị trung bình ĐKVB ở 2 CT nồng độ 104 bào tử/mL và 105 bào tử/mL ở thời điểm 5 ngày là không sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng chưa thấy hiện tượng thối nhũn cục bộ vùng lây nhiễm xuất hiện ngay cả ở nồng độ bào tử 106 bào tử/mL sau 4 - 6 ngày theo dõi. Sau 6 ngày lây bệnh, CT với mức bào tử 106 bào tử/mL có ĐKVB đạt 1,47 cm trong khi ở các mức nồng độ 103,104 và 105 bào tử/mL ĐKVB chỉ đạt tương ứng là 0,53 cm, 0,81 cm và 1,27 cm. Như vậy, mặc dù vết bệnh có tốc độ phát triển nhanh ở nồng độ bào tử cao (105 -106 bào tử/mL),

tuy nhiên ĐKVB vẫn có thể theo dõi được (Hình 3.42).

Hình 3.42. Hình ảnh vết bệnh thán thư trên quả chuối do nấm C. musae D1 sau 5 ngày gây nhiễm nhân tạo với nồng độ bào tử khác nhau

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử C. capsici B4 đến tỷ lệ nhiễm bệnh ở ớt sau thu hoạch

Nồng độ (bào tử/ml)

Tỷ lệ bệnh (%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày Sau 5 ngày

0 (ĐC) 0 0 0 0 0

103 0 0 33,33 86,67 100

104 0 40,00 73,33 100 100

105 6,67 86,67 100 100 100

106 20,00 100 - - -

Ghi chú: - (-) vết bệnh gây thối nhũn

+ Đối với nấm C. capsici B4: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quá trình phát triển nấm bệnh C. capsici B4 trên vết lây nhân tạo trên ớt khác biệt so với C. gloeosporioides L2 và C. musae D1 tương ứng trên xoài và chuối. Mặc dù bệnh xuất hiện khá chậm ở các nồng độ bào tử thấp (103 và104 bào tử/mL), nhưng sự phát triển vết bệnh nhanh ở các nồng độ bào tử cao (105 và106 bào tử/mL), đặc biệt gây hiện tượng thối nhũn ở quả sau 4 ngày ở nồng độ 106 bào tử/mL. Sau 2 ngày, mặc dù chưa xuất hiện vết bệnh

0 bào tử/ml (ĐC) 103 bào tử/ml 104 bào tử/ml

105 bào tử/ml 106 bào tử/ml

trên quả ở công thức nồng độ 103 bào tử/mL nhưng tỷ lệ bệnh đạt 100% ở nồng độ 106 bào tử/mL, do vậy đường kính vết bệnh được theo dõi sau thời gian này (Bảng 3.15).

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử C. capsici B4 đến ĐKVB thán thư trên ớt sau thu hoạch

Nồng độ (bào tử/ml)

Đường kính vết bệnh (cm)

AUDPC 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày

0 (ĐC) 0d 0d 0d 0c 0d 0 d

103 0dD 0,05dD 0,19cC 0,31bB 0,47cA 18,96c

104 0,08cD 0,17cD 0,27bC 0,36bB 0,56bA 26,58b 105 0,31bE 0,52bD 0,70aC 0,99aB 1,25aA 71,81a

106 0,55aB 0,73aA - - - -

Ghi chú: - (-) vết bệnh gây thối nhũn

- Các giá trị trung bình ĐKVB, AUDPC theo cột có cùng chữ cái in thường và các giá trị trung bình ĐKVB theo hàng có cùng chữ cái in hoa là không sai khác ở mức ý nghĩa p<0,05.

ĐKVB thán thư trên ớt và mức độ phát triển bệnh xác định theo AUDPC khi lây bệnh bởi C. capsici B4 ở nồng độ bào tử thấp (103 và 104 bào tử/mL) tăng chậm hơn nhiều so với bệnh thán thư gây ra do C. gloeosporioides L2 và C. musae D1 tương ứng trên xoài và chuối. Không có sai khác có ý nghĩa thống kê ĐKVB (p < 0,05) ở các CT nồng độ 103 bào tử/mL và 104 bào tử/mL giữa các thời điểm 2 và 3 ngày, giữa 2 nồng độ 103 và 104 bào tử/mL ở thời điểm 5 ngày quan sát. Sau 6 ngày theo dõi, ĐKVB đạt 1,25 cm ở CT nồng độ 105 bào tử/mL, trong khi ở các mức nồng độ 103 và104 bào tử/mL ĐKVB chỉ đạt tương ứng là 0,47 cm và 0,56 cm. ĐKVB trên quả ở CT nồng độ 106 bào tử/mL tăng đến 0,73 cm (3 ngày) trước khi hiện tượng thối nhũn xuất hiện sau 4 ngày lây bệnh trên quả (Bảng 3.16). Kết quả trên cho thấy quá trình xâm nhập trực tiếp từ vết tổn thương của bào tử C. capsici B4 vào quả ớt đã gây ra những biến đổi sinh hóa đáng kể ở mô nhiễm bệnh so với vùng không bị lây nhiễm khi nồng độ bào tử nấm bệnh đủ cao. Hiện tượng thối nhũn khá nhanh trên ớt ở nồng độ 106 bào tử/mL có thể liên quan đến cấu trúc lớp vỏ quả ớt cũng như tác động quá nhanh của sản phẩm các biến đổi sinh hóa do sự phát triển bệnh thán thư trên mô quả gây ra. Mặc

dù vết bệnh có tốc độ phát triển nhanh ở nồng độ bào tử cao (105 -106 bào tử/mL), ĐKVB vẫn có thể theo dõi được ở nồng độ 105 bào tử/mL (Hình 3.43).

Hình 3.43. Hình ảnh vết bệnh thán thư trên quả ớt do nấm C. capsici B4 sau 5 ngày gây nhiễm nhân tạo với nồng độ bào tử khác nhau

Việc sử dụng các nồng độ bào tử khác nhau cho bước đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm có tính kháng nấm hay xử lý ức chế sự phát triển bệnh bằng phương pháp hóa lý trên quả ở điều kiện in vivo (sử dụng kỹ thuật lây bệnh nhân tạo) cũng đã được một số tác giả thực hiện. Nồng độ 103 bào tử/mL đã được một số nhà khoa học sử dụng với nấm C. gloeosporioidesC. musae gây bệnh thán thư tương ứng trên quả đu đủ và chuối [116], [127]. Trên quả lê, nồng độ 104 bào tử/mL với các chủng

0 bào tử/ml (ĐC) 103 bào tử/ml 104 bào tử/ml

105 bào tử/ml 106 bào tử/ml

nấm Alternaria kikuchiana Tanaka, Physalospora piricola Nose gây bệnh đốm đen và Monilinia fructicola gây bệnh thối nâu khi lây bệnh nhân tạo cũng đã được một số nhà khoa học lựa chọn [152], [214]. Tuy nhiên, nồng độ 105 bào tử/mL là khá phổ biến được lựa chọn bởi một số nhà khoa học trong nghiên cứu nấm Penicillium digitatum gây bệnh mốc xanh hại cam, C. musae gây bệnh thán thư trên chuối, Alternaria alternata gây bệnh thối nhũn trên táo, C. capsici gây bệnh thán thư trên ớt, C. musae C. gloeosporioides trên chuối, đu đủ và thanh long [91], [122], [148], [213], [215].

Ngoài ra nồng độ 106 bào tử/mL cũng đã được sử dụng lây bệnh thối nhũn do Botrytis cinerea trên ớt chuông, thán thư do C. gloeosporioides trên xoài và do C. musae trên chuối [41], [105], [207]. Tất cả các khác biệt trong lựa chọn nồng độ bào tử cho việc lây bệnh tùy thuộc vào trình tự, thao tác, kích thước vết thương nhân tạo, thể tích sinh khối bào tử cũng như đặc điểm phát triển thích hợp của các loại nấm bệnh khác nhau trên các ký chủ (nhiệt độ, độ ẩm môi trường, đặc hiệu ký chủ..).

Tóm lại, ngưỡng gây bệnh thán thư do C. gloeosporioides L2 trên xoài hoặc C.

capsici B4 trên ớt và do C. musae D1 trên chuối được xác định tương ứng với nồng độ 105 bào tử/mL và 106 bào tử/mL là phù hợp với điều kiện thực nghiệm để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

* Ảnh hưởng của WSC đến sự phát triển bệnh thán thư gây nhiễm nhân tạo trên quả xoài, chuối và ớt sau thu hoạch

Trong điều kiện in vivo, tiến hành gây nhiễm bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt bằng bào tử của các loại nấm tương ứng: C. gloeosporioides L2, C. musae D1 và C.

capsici B4 với nồng độ bào tử trên xoài hoặc ớt là 105 bào tử/ml; nồng độ bào tử trên chuối là 106 bào tử/ml và bảo quản ở 25 - 28oC. Các mẫu xoài hoặc ớt được xử lý bằng WSC với nồng độ như sau: 0% (ĐC), 0,5%, 1%, 1,5% và 2,0% và mẫu ớt được xử lý bằng WSC với nồng độ như sau: 0% (ĐC), 0,2%, 0,4%, 0,6%, 0,8% và 1,0%. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của WSC đến sự phát triển bệnh thán thư do nấm C.

gloeosporioides L2, C. musae D1 và C. capsici B4 tương ứng lên xoài, chuối, ớt được trình bày ở các bảng 3.17 - 3.22 và các hình 3.44 - 3.46.

Từ kết quả trình bày ở các bảng 3.17 - 3.22 và các hình 3.44 - 3.46 cho thấy:

+ Đối với bệnh thán thư trên xoài do nấm C. gloeosporioides L2: Kết quả từ

bảng 3.17 cho thấy xử lý WSC đã ức chế rõ rệt đến sự hình thành và phát triển nấm C.

gloeosporioides L2 trên xoài bằng lây bệnh nhân tạo. Nồng độ WSC xử lý càng cao, tỷ lệ bệnh càng thấp và thời gian hình thành vết bệnh càng chậm. Ở ĐC, sau 1 ngày, với mức nồng độ bào tử được lây bệnh (105 bào tử/mL) các vết bệnh đã bắt đầu hình thành với tỷ lệ bệnh 33%, tăng lên 62% sau 2 ngày và đạt 100% ở 3 ngày. Trong khi đó, sau 2 ngày và 3 ngày, tương ứng với các CT nồng độ WSC 0,5% và 1% vết bệnh mới bắt đầu xuất hiện. Ở CT xử lý 1,5% WSC vết bệnh xuất hiện muộn nhất, hình thành sau 4 ngày, với tỷ lệ bệnh 10% và sau 5 ngày mới chỉ đạt 24% trong khi nấm đã phát triển ở tất cả các CT khác. Khi nồng độ WSC xử lý đạt 2%, bệnh không thấy phát triển ở trên xoài sau 5 ngày theo dõi.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến tỷ lệ bệnh và thời gian hình thành vết bệnh thán thư do C. gloeosporioides L2 gây nhiễm nhân tạo trên xoài Nồng độ

WSC (%)

Tỷ lệ bệnh (%) Thời gian hình thành vết bệnh

(ngày) 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

0,0 (ĐC) 33 62 100 100 100 1

0,5 - 29 57 100 100 2

1,0 - - 38 86 100 3

1,5 - - - 10 24 4

2,0 - - - - -

Ghi chú: - (-) vết bệnh chưa hình thành

Kết quả ở bảng 3.18 còn cho thấy ĐKVB trên xoài ở tất cả các mẫu có xử lý WSC tại các thời điểm khác nhau đều giảm và tốc độ tăng ĐKVB theo thời gian chậm hơn nhiều so với mẫu ĐC. Giá trị ĐKVB trung bình ở các CT ĐC, WSC 0,5% và 1% đều sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ngoại trừ các cặp CT nồng độ WSC 0,5% và 1% ở thời điểm 3 ngày. Hiệu quả bảo vệ xoài khỏi sự tấn công của C. gloeosporioides L2 bởi WSC biểu hiện rõ nhất ở CT nồng độ 1,5% và 2%. Ở CT nồng độ 1,5%, sau 4 ngày vết bệnh mới hình thành và ĐKVB trung bình nhỏ hơn 8 lần so với mẫu ĐC, giảm từ 0,75 cm (ĐC) xuống còn 0,09 cm (WSC 1,5%). Đồng thời ĐKVB tăng rất

chậm, đạt kích thước 0,14 cm sau 6 ngày ủ ở 25oC thấp hơn 12 lần so với mẫu ĐC và không sai khác so với mẫu xử lý 2% (p < 0,05) (không hình thành vết bệnh trên mẫu TN) (Hình 3.44).

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của nồng độ WSC đến ĐKVB thán thư do nấm C.

gloeosporioides L2 nhiễm nhân tạo trên xoài Nồng độ

WSC (%)

ĐKVB (cm) PIRG

(%)

6 ngày AUDPC 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày

0,0 (ĐC) 0,23aE 0,45aD 0,75aC 1,24aB 1,68aA 85,60a 0,5 0,16bD 0,22bD 0,56bC 0,80bB 1,33 bA 21,04 56,22b 1,0 0cE 0,25bD 0,38cC 0,42cB 0,84cA 50,32 35,35c 1,5 0cC 0cC 0,09dB 0,11dB 0,14dA 91,67 6,67d

2,0 0cA 0cA 0dA 0dA 0dA 100 0d

Ghi chú: Các giá trị trung bình ĐKVB, AUDPC có cùng chữ cái in thường theo cột và các giá trị trung bình ĐKVB theo hàng có cùng chữ cái in hoa là không sai khác ở mức ý nghĩa p<0,05.

Mức độ tiến triển bệnh AUDPC ở tất cả các công thức TN đều sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ngoại trừ cặp nồng độ 1,5% và 2%, và tỷ lệ nghịch với nồng độ WSC xử lý. Giá trị AUDPC lớn nhất ở ĐC đạt 85,60 và giảm dần ở các CT WSC 0,5%

và 1%, giảm mạnh và đạt giá trị thấp nhất ở CT WSC 1,5% là 6,67. Ngược lại, hiệu lực ức chế sự phát triển ĐKVB của nấm C. gloeosporioides L2 tăng theo nồng độ WSC xử lý. Hiệu lực ức chế thấp nhất ở nồng độ WSC 0,5% và cao nhất ở nồng độ 2%, tương ứng với giá trị PIRG là 21,04% và 100%. Tương quan giữa nồng độ WSC (x) và PIRG (y) trong khoảng nồng độ khảo sát (0,5 - 2%) được xác định: y = 55,65.x - 3,80 (R2 = 0,9483). Nồng độ WSC ức chế tối đa 50% sự phát triển đường kính vết bệnh thán thư do nấm C. gloeosporioides L2 trên quả ở điều kiện in vivo (IC50, the half maximal inhibitory concentration) và giá trị ức chế tối thiểu 90% (MIC90, the minimum inhibitory concentration) tương ứng là 0,97% và 1,69%. So với điều kiện in vitro, hiệu quả ức chế phát triển nấm C. gloeosporioides L2 ở điều kiện in vivo bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo thấp hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch (Trang 116 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)