Giai đoạn thi công, xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hàn mở rộng” (Trang 40 - 43)

5. N ỘI DUNG TÓM TẮT CỦA BÁO CÁO

5.3. D Ự BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH , CHẤT THẢI PHÁT SINH THEO CÁC

5.3.1. Giai đoạn thi công, xây dựng

➢ Nguồn phát sinh:

+ Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công.

+ Nước thải thi công, vệ sinh máy móc thiết bị,....

+ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án.

➢ Quy mô:

- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công khoảng 10 m3/ngày. Với các thông số ô nhiễm chính chứa nhiều chất hữu cơ, TSS, COD, BOD5, Coliform, N, P, ….

- Đối với nước thải thi công xây dựng:

+ Chủ yếu là nước thải rửa vệ sinh, thiết bị thi công khoảng 1 m3/ngày. Thành phần ô nhiễm chính như TSS, BOD5, dầu mỡ, coliform, bùn bẩn, ....

+ Nước rửa xe cho vận chuyển VLXD: 16,74 m3/ngày đêm. Thành phần ô nhiễm chính như TSS, dầu mỡ, coliform, bùn bẩn, ....

+ Nước thải rửa nguyên vật liệu, dưỡng hộ bê tông: khoảng 1,0 m3/ngày. Thành phần ô nhiễm chính là cát, đá, xi măng.

- Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công dự án có thể kéo theo các chất bụi, cặn lắng, đất cát xuống nguồn nước mặt khu vực tiếp nhận. Lưu lượng phát sinh khoảng 12,27 m3/s.

Những tác động nêu trên là rõ rệt nhưng chỉ mang tính tạm thời và cục bộ trong phạm vi công trường.

b) Khí thải:

Nguồn phát sinh bụi, khí thải

- Bụi từ hoạt động phát quang thảm thực vật;

- Bụi từ hoạt động di dời mộ phần trong khu vực dự án;

- Bụi từ quá trình san nền;

- Bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;

- Bụi từ quá trình bốc dỡ, lưu trữ vật liệu xây dựng;

- Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công;

- Khí thải từ quá trình hàn;

- Bụi, Khí thải từ công đoạn đổ bê tông, nhựa nóng nền đường;

- Bụi từ quá trình vệ sinh công trường sau thi công.

❖ Quy mô, tính chất, thông số ô nhiễm chính của bụi, khí thải

- Bụi và khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công trên công trường: Bụi 1,044×10-5 (mg/m3); SO2 1,5556×10-8 (mg/m3); NO2 0,00014 (mg/m3); CO 5,5556×10-

7 (mg/m3);

- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển VLXD:

+ Đối với hạng mục vận chuyển VLXD hạng mục cấp nước: Bụi: 3x10-6 – 5.10-5 (mg/s); SO2: 2.10-6 (mg/s); NO2: 5.10-5 – 8.10-4 (mg/s); CO: 1.10-5 (mg/s); VOC: 3.10-6 (Nồng độ bụi tính TB trong 1h).

+ Đối với hạng mục vận chuyển VLXD hạng mục cấp điện và chiếu sáng: Bụi:

1,6x10-5 – 2,5.10-4 (mg/s); SO2: 8.10-6 (mg/s); NO2: 2,49.10-4 – 3,99.10-3 (mg/s); CO:

5.10-5- 8.10-4 (mg/s); VOC: 1,4.10-5 – 2,22.10-4 (Nồng độ bụi tính TB trong 1h).

+ Đối với hạng mục vận chuyển VLXD hạng mục thoát nước mưa: Bụi: 4,67x10-4 – 7,49.10-3 (mg/s); SO2: 1,4.10-5 – 2,29.10-4 (mg/s); NO2: 7,47.10-3 – 0,12 (mg/s); CO:

1,5.10-3- 0,024 (mg/s); VOC: 4,15.10-4 – 6,66.10-3 (Nồng độ bụi tính TB trong 1h).

+ Đối với hạng mục vận chuyển VLXD hạng mục thoát nước thải: Bụi: 9x10-6 – 1,5.10-4 (mg/s); SO2: 1.10-7 – 5.10-6 (mg/s); NO2: 1,5.10-4 – 2,4.10-3 (mg/s); CO: 3.10-5- 4,83.10-4 (mg/s); VOC: 8.10-6 – 1,33.10-4 (Nồng độ bụi tính TB trong 1h).

+ Đối với hạng mục vận chuyển VLXD hạng mục thoát nước thải: Bụi: 1,65x10-4 – 2,65.10-3 (mg/s); SO2: 5.10-7 – 8,1.10-5 (mg/s); NO2: 2,6.10-3 – 0,04 (mg/s); CO:

5,32.10-4- 8,5.10-3 (mg/s); VOC: 1,47.10-4 – 2,35.10-3 (Nồng độ bụi tính TB trong 1h).

- Thành phần và tải lượng khí thải phát sinh do quá trình hàn: Khói hàn 476,5 mg/giờ; CO 16,87 mg/giờ; NOx 20,25 mg/giờ.

- Bụi, khí thải từ công đoạn bê tông nhựa nóng nền đường: Thành phần gây ô nhiễm trong quá trình thảm bê tông nhựa là hơi bốc lên từ hỗn hợp nhựa nóng chính là hơi hữu cơ VOCs.

- Bụi từ quá trình sơn hoàn thiện: Thành phần ô nhiễm trong quá trình là bụi, hơi sơn bám vào công trình.

c) Chất thải rắn

Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên công trường - Quy mô, tải lượng: 100 kg/ngày. Thành phần gồm vỏ hộp, cơm canh thừa, túi ni lon, vỏ chai nước,….

Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR thông thường

- Chất thải rắn từ quá trình GPMB, phát quang thảm thực vật:

+ Theo tính toán tại phần giải phóng mặt bằng khối lượng sinh khối do phát quang thảm thực vật: 120,3 tấn. Thành phần chủ yếu là dạ và các loại cây cỏ bụi tầm thấp khác.

+ Chất thải rắn từ quá trình di dời mồ mả: Khối lượng vỏ các ngôi mộ bị bỏ lại khoảng 137,2 tấn.

+ Chất thải từ quá trình phá dỡ cống mương thủy lợi với khối lượng lượng khoảng 0,7 tấn.

- Chất thải từ quá trình đào, đắp san nền trong khu vực dự án:

- Phế thải xây dựng phát sinh trong thi công xây dựng gồm các thành phần như bê tông, gạch, đá, gỗ, giấy vụn, vụn sắp thép, xà bần,… .Phế thải xây dựng phát sinh trong suốt quá trình thi công được xác định bằng 0,5% khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng tương đương 5.098,39 tấn. Đây là loại chất thải có thành phần là các chất trơ và không độc hại, một số có thể tái chế hoặc tái sử dụng cho mục đích khác. Tuy nhiên, nguồn thải này nếu không có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý thì gây hại đến sức khoẻ người dân xung quanh và công nhân thi công.

d) Chất thải nguy hại - Nguồn phát sinh:

+ Từ quá trình sửa chữa máy móc thiết bị thi công của dự án làm phát sinh dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, bao bì cứng bằng nhựa thải, …

+ Từ quá trình hàn các mối nối sắt thép: phát sinh đầu mẩu que hàn thải.

- Quy mô tải lượng: 151,5 kg/năm. Thành phần gồm giẻ lau dính dầu mỡ, dầu nhiên liệu diezel thải, bóng đèn huỳnh quang, bao bì cứng thải bằng nhựa. Với tính chất có tính độc hại cao, có tác hại tới sức khỏe của con người và môi trường.

f) Tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án từ các nguồn:

+ Phương tiện giao thông vận tải (xe tải, xe máy, ô tô...).

+ Máy móc, thiết bị thi công (máy đầm, máy ủi, máy đào, máy san…).

+ Máy cưa, máy cắt sắt thép, gạch trong quá trình thi công.

+ Hoạt động thi công xây dựng.

- Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các khu tập trung công nhân xây dựng.

g) Các tác động khác:

+ Tác động đến giao thông khu vực và trên tuyến đường vận chuyển.

+ Tác động do tiếng ồn, độ rung.

+ Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực.

+ Tác động của việc chiếm dụng đất.

+ Tác động do bom mìn tồn lưu trong đất.

+ Tác động đến hộ dân sống dọc tuyến đường vận chuyển.

+ Tác động đến vùng nông nghiệp lân cận dự án.

+ Tác động đến đường dây điện.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hàn mở rộng” (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(331 trang)