3.1. Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP , CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG , XÂY DỰNG
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
3.1.2.1. Đối với nước thải
Các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là:
nước thải sinh hoạt; nước thải thi công và nước mưa chảy tràn. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước được đề xuất để áp dụng bao gồm:
a, Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công:
Nước thải sinh hoạt từ khu vực lán trại công nhân và trên công trường, để đảm bảo vệ sinh môi trường trong giai đoạn xây dựng, nhà thầu thi công sẽ trang bị 04 nhà vệ sinh di động (thuê hoặc mua container vệ sinh di động hợp khối có sẵn) đặt trên công trường để đáp ứng đủ nhu cầu vệ sinh của công nhân xây dựng.
Hình 3. 7. Hình ảnh minh họa container vệ sinh di động hợp khối Thông số kỹ thuật nhà vệ sinh di động dự kiến như sau:
- Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) = 6,058 x 2,990 x 2,850 (m).
- Phòng vệ sinh nữ: 2 xí ngồi; 2 lavabo và vòi nước.
- Phòng vệ sinh nam: 2 xí ngồi; 2 bệ đi tiểu; 1 chậu rửa.
- Dung tích bể thải: 7 - 10m3 thiết kế đồng bộ hợp khối (Bể xử lý 3 ngăn) đặt nổi, để thu gom nước thải sinh hoạt.
- Dung tích bể nước sạch: 2-4m3.
- Nội thất đầy đủ: Bồn cầu, gương soi, lavabo, vòi rửa.
Sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ và gọn nhẹ, sau khi cấp điện và nước có thể sử dụng ngay mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thiết bị nào khác, sản phẩm này có ưu điểm là có thể dễ dàng di chuyển sang công trường thi công khác.
Toàn bộ lượng nước thải sẽ được chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng đến hút chất thải tại bể chứa chất thải đem đi xử lý theo quy định (Tần suất khoảng 1 tháng/lần hoặc khi bể chứa đầy).
Xây dựng nội quy công trường: Nghiêm cấm công nhân xây dựng không phóng uế bừa bãi; gây ô nhiễm nguồn nước và mất vệ sinh chung.
Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt di động sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của khu vực.
Sau khi kết thúc giai đoạn thi công xây dựng, các nhà vệ sinh sẽ được tháo dỡ di chuyển đi các công trình khác.
b, Biện pháp thoát nước mưa chảy tràn
- Thời gian thi công xây dựng dự án diễn ra với công suất làm việc lớn, thời gian thi công dài ngày. Theo như phương án thi công để giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn, hệ thống rãnh thoát nước và hố ga thu gom được xây dựng dọc theo các tuyến đường thi công để tiêu thoát nước và xả xuống hệ thống kênh mương thoát nước.
- Các bãi chứa vật liệu, đất thải tạm thời được bố trí xa dòng chảy; đắp bờ đất cao tối thiểu 30 cm tại các vị trí bãi thải tạm, bãi tập kết vật liệu để ngăn chặn nước mưa chảy tràn cuốn trôi bùn, đất đá xuống các thủy vực.
- Tiến hành tạo các rãnh thu nước với các hố lắng xung quanh khu đất cần đổ đất san nền để đảm bảo nước thải được lắng đọng trước khi thoát ra các mương thoát nước trong khu vực. Rãnh có kích thước rộng 0,8m và sâu 1m. Trên hệ thống rãnh này 50m bố trí 01 hố lắng đất cát, kích thước 1,0m ×1,0m ×1,0m để lắng đọng đất cát. Hố lắng đất cát sẽ được nạo vét định kỳ 1 tuần/2 lần vào mùa mưa và 1 tuần/lần vào mùa khô.
- Tuyến thoát nước mưa: Nước mưa → Rãnh thoát nước → lắng cặn → thoát ra ngoài.
Hình 3.8. Rãnh thu nước tạm trong giai đoạn thi công
Ngoài ra, để hạn chế các tác nhân ô nhiễm đến nước mưa chảy tràn cần áp dụng các biện pháp sau:
Quá trình thi công xây dựng đến đâu gọn đến đấy, không dàn trải trên toàn bộ diện tích nhằm hạn chế lượng lượng mưa kéo theo chất bẩn, nhất là vào mùa mưa lũ.
Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu được đưa tới các gara chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Không thực hiện thay dầu, sửa chữa tại khu vực để hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường.
Tại các khu vực sau khi san gạt, sử dụng máy lu lèn chặt nền đất vừa đảm bảo độ nén chặt của các lớp đất theo yêu cầu xây dựng công trình, đồng thời giảm thiểu tới
mức thấp nhất lượng đất đá cuốn theo nước mưa chảy tràn. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu gom rác thải, không để rò rỉ xăng dầu nhằm giảm thiểu sự xâm nhập các tác nhân ô nhiễm đến nước mưa chảy tràn.
Thường xuyên kiểm tra rãnh thoát nước, cống thu gom, nạo vét bùn tại các hố ga với tần suất 02 lần/tuần và trước các trận mưa lớn để phòng ngừa tắc nghẽn đường cống thoát nước, tránh nguy cơ gây ngập úng.
c) Biện pháp thoát xử lý nước thải thi công
Nước thải phát sinh từ nước rửa xe tại cầu rửa xe tạm thời sẽ được tập hợp tại hố thu nước (đặt ngay gần khu cầu rửa xe) để lắng, tách dầu mỡ sau đó được tuần hoàn sử dụng lại phục vụ quá trình rửa xe hoặc làm nước tưới đường dập bụi.
Hình 3. 9. Sơ đồ hệ thống tách dầu 2 bậc xử lý nước thải thi công
Bố trí 01 hệ thống tách dầu 2 bậc. Nước thải nhiễm dầu từ khu vực rửa xe được đưa qua hệ thống tách dầu sau đó tái sử dụng không đổ vào hệ thống thoát nước của khu vực. Hệ thống tách dầu 2 bậc được xây dựng bằng gạch, nền láng xi măng chống thấm với tổng thể tích 6m3 chia làm 02 bể phân ly dầu đơn giản là bể phân ly dầu bậc I và bể phân ly dầu bậc II (kích thước mỗi bể phân ly dầu là 1,5m×2m×1m = 3m3 được chia tiếp thành 02 ngăn mỗi ngăn 1,5m3).
Thực hiện đầy đủ các biện pháp rửa xe và xử lý nước rửa xe máy trên công trường nhằm hạn chế các tác động trực tiếp do nước thải loại này gây ra, đồng thời hạn chế tối đa khả năng phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động vận chuyển ngoài phạm vi dự án. Các biện pháp được đề xuất phù hợp với dự án và có tính khả thi cao.
Khi có sự cố rò rỉ và tràn dầu xảy ra, dùng cát phủ lên vùng rơi vãi, sau đó thu gom và lưu giữ như chất thải nguy hại.
Bể phân ly bậc I
Bể phân ly bậc II
Nước thải sau tách dầu
tuần hoàn tái sử dụng Máng thu dầu nổi
Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh máy móc thiết bị, dưỡng hộ bê tông, nước rửa nguyên vật liệu: Được lắng cặn bằng các hố lắng và thùng chứa tạm thời có dung tích 1,5m3 đến 3m3, nước sau lắng cặn được tái sử dụng cho thi công như dập bụi, trộn vữa,...
Đánh giá biện pháp: Các biện pháp giảm thiểu này đều có tính khả thi cao, đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với khả năng của nhà thầu, có hiệu quả nếu được giám sát chặt chẽ và nghiêm túc.