3.1. Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP , CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG , XÂY DỰNG
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.1.1.1. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình chuẩn bị mặt bằng:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng dự án;
- Nước thải từ quá trình thi công xây dựng;
- Nước mưa chảy tràn.
Bảng 3. 1. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị
TT Nguồn gốc
ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị
1 Nước thải sinh hoạt Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, COD, hợp chất nitơ, phốt pho) và vi khuẩn.
2 Nước thải thi công Chất rắn lơ lửng do rửa trôi, dầu mỡ nhiên liệu từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị, …
3 Nước mưa chảy tràn Chất rắn lơ lửng do rửa trôi, dầu mỡ nhiên liệu từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị, …
Đối tượng chịu tác động:
- Chất lượng môi trường nước, đất lưu vực tiếp nhận;
- Hệ sinh vật khu vực dự án và nguồn tiếp nhận.
- Dự báo tải lượng và đánh giá tác động:
a) Tác động do chất thải phát sinh từ hoạt động của công nhân trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, bóc lớp đất phủ hữu cơ
- Số lượng công nhân tham gia vào giai đoạn GPMB của dự án khoảng 30 người.
Công nhân chủ yếu là lao động phổ thông được tuyển dụng từ nguồn lao động của địa phương.
- Chế độ làm việc: 8h/ngày trong toàn bộ thời gian chuẩn bị khoảng 30 ngày.
- Giai đoạn này không tổ chức lưu trú công nhân lao động trên công trường.
Do đó, trong giai đoạn này các tác động môi trường do sinh hoạt của công nhân (chất thải rắn, nước thải sinh hoạt) đối với môi trường và tác động không liên quan đến chất thải là không đáng kể. Nước thải từ quá trình bóc đất hữu cơ với lượng không nhiều.
Tuy nhiên, nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ, dự án sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động do tập trung công nhân lao động trên công trường được trình bày tại phần sau của báo cáo này.
b) Nước thải sinh hoạt công nhân thi công san nền, xây dựng dự án
Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng trên công trường. Trong giai đoạn xây dựng, chủ đầu tư sẽ thuê công nhân lao động tại địa phương nên không có quá trình sinh hoạt và ăn uống trên công trường.
Trong quá trình thi công san nền, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án, số lượng công nhân thi công trên công trường khoảng 200 người. Định mức sử dụng nước cho mỗi người khoảng 50 lít/người/ngày. Vậy, nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân khoảng 10m3/ngày.đêm.
Bảng 3. 2: Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công phát sinh
Theo điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước thải và xử lý nước thải và Căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải ,thì lượng nước thải được
Số công nhân Tiêu chuẩn cấp nước (lít/người.ngày) (1)
Định mức phát thải (2)
Lưu lượng (m3/ngày)
200 50 100% 10
tính bằng 100% lượng nước cấp nên lượng nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng dự án: khoảng 10 m3/ngày đêm.
Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chưa qua hệ thống xử lý được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3. 3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công
TT Chất ô nhiễm
Tải lượng (g/người/ngày)
Tải lượng (g/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT,
cột B
Min Max Min Max Min Max
1 BOD5 90 108 4500 5400 900 1080 50
2 COD 170 204 8500 10200 1700 2040 -
3 TSS 340 440 17000 22000 3400 4400 100
4 Dầu mỡ
ĐTV 0 60 0 3000 0 600 20
5 Tổng nitơ 12 24 600 1200 120 240 -
6 NH4+ 7,2 14,4 360 720 72 144 10
7 Tổng P 1,6 8 80 400 16 80 -
8 Coliform 106 – 109 (107) 5.000
(Nguồn: Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002) So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5) và các vi khuẩn E.Coli. Nếu như lượng nước thải này không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
c) Nước thải từ quá trình thi công xây dựng
+ Nước thải từ hoạt động vệ sinh thiết bị thi công:
Một số thiết bị cần vệ sinh hàng ngày như máy bơm vữa, máy trộn bê tông, máy trộn vữa với số lượng thiết bị cần vệ sinh hàng ngày dự án đầu tư là như nhau với số lượng khoảng 5 chiếc/ngày. Căn cứ TCXDVN 2005 (0,2 m3/ngày.tb). Vậy lượng nước cấp vệ sinh thiết bị khoảng 1,0 m3/ngày.
+ Nước thải rửa xe:
Trong quá trình thi công xây dựng công trình số lượng xe vận chuyển là: 222 chuyến/ngày cho giai đoạn san nền, đào, đắp chất hữu cơ; 106 chuyến cho giai đoạn xây dựng (thời gian vận chuyển 90 ngày).
Lượng xe thi công tập trung lớn nhất một ngày khoảng 222 chuyến/ngày (trong giai đoạn vận chuyển đất đào đắp, san nền). Định mức lượng nước cho 1 lần xịt lốp xe là 300 lít/lần (theo TCVN 4513/1988, nước thải rửa xe thi công bằng 100% lượng nước cấp). Tuy nhiên dự án chỉ rửa vệ sinh bánh xe nên lượng nước chỉ khoảng 25% 75 lít/xe (nước thải rửa xe thi công bằng 100% lượng nước cấp). Do đó lưu lượng nước sinh ra từ quá trình rửa xe vận chuyển đất thải là:
QRX=(222 x 75)/1000= 16,65 m3/ngày đêm.
Tương tự tính được lượng nước rửa xe cho vận chuyển nguyên VLXD là: 0,09 m3/ngày đêm.
Thành phần ô nhiễm gồm cặn vật liệu xây dựng (cát, đất, đá vụn), dầu mỡ,…
mức độ ô nhiễm không đáng kể. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp giảm thiểu, qua thời gian tích tụ trong môi trường và nước, có thể sẽ trở thành nguồn ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận là môi trường đất và nước. Lượng dầu mỡ rơi vãi trên công trường và vận chuyển rò rỉ nếu thấm xuống đất cũng là một nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, tại khu vực dự án không thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng mà thực hiện sửa chữa đột xuất nên lượng dầu mỡ phát sinh rất ít.
Dầu mỡ có khả năng loang thành màng mỏng che phủ mặt thoáng của nước gây cản trở sự trao đổi oxy của nước, cản trở quá trình quan học của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí cabonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến làm chất các sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước,…
Một phần dầu mỡ tan rong nước hoặc tồn tại dưới dạng nhũ tương cặn dầu khi lắng xuống sẽ tích tụ trong bùn đáy ảnh hưởng đến các loài động vật đáy. Dầu mỡ không những là hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học mà còn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ mạch vòng độc hại khác gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thủy sinh.
Tuy nhiên nước thải thi công được tuần hoàn do đó ảnh hưởng này hầu như không có.
+ Nước thải rửa nguyên vật liệu, dưỡng hộ bê tông:
Theo kinh nghiệm của các nhà thầu dự án, khối lượng nước sử dụng cho hoạt động này khoảng 1,0 m3/ngày. Thành phần ô nhiễm chính là cát, đá, xi măng,… có thể gây ô nhiễm nguồn nước và có thể ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật thuỷ sinh sống trong nguồn nước tiếp nhận.
→ Vậy tổng lượng nước thải thi công: 16,65 + 0,09 + 1 + 1 = 19,74 m3/ngày đêm.
Bảng 3. 4: Cân bằng sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng
STT Mục đích sử dụng
Nước cấp
(m3/ngày) Nước thải
Lượng nước thải (m3/ngày) 1 Hoạt động rửa xe 16,74 Nước thải rửa xe:
16,74 m3/ngày đêm. 16,74 2 Hoạt động trộn vữa,
trộn bê tông xi măng 1 - -
3 Hoạt động vệ sinh thiết
bị 1
Nước thải vệ sinh thiết bị: 1m3/ngày đêm
1 4 Hoạt động rửa nguyên
liệu, dưỡng hộ bê tông 1 1 1
5 Hoạt động tưới làm ẩm
đường 6 - -
Tổng 25,74 19,74
Tuy nhiên, chủ dự án sẽ tiến hành thi công theo hình thức cuốn chiếu, san nền đến đâu sẽ tiến hành xây dựng đến đó nên thực tế lượng nước sử dụng để rửa xe ra vào công trường ít hơn rất nhiều do còn bám dính nền đường bánh xe. Mặt khác, nước thải từ quá trình rửa xe và thiết bị được sử dụng tuần hoàn, chỉ bổ sung thêm vào máng khi hao hụt do bám dính nên xe.
* Đánh giá tác động:
- Phạm vi tác động: Khu vực dự án, nguồn nước mặt của kênh tưới tiêu N3 trong vòng bán kính khoảng 10m.
- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian thi công xây dựng.
- Mức độ tác động: Mức độ tác động lớn.
Nước mưa chảy tràn:
Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực san nền và thi công xây dựng của Dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau:
Q = 0,278 × × F x h (m3/s)
(Nguồn: Trần Đức Hạ - Giáo trình Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản - NXB Xây dựng - Hà Nội - 2010)
Trong đó:
0,278 - hệ số quy đổi đơn vị.
h - Cường độ mưa lớn nhất tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h).
F- Diện tích dự án (km2)
: hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc ()
Bảng 3. 5. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
STT Loại mặt phủ
1 Mái nhà, đường bê tông 0,80 - 0,90
2 Đường nhựa 0,60 - 0,70
3 Đường lát đá hộc 0,45 - 0,50
4 Đường rải sỏi 0,30 - 0,35
5 Mặt đất san 0,20 - 0,30
6 Bãi cỏ 0,10 - 0,15
(Nguồn: TCXDVN 51:2006) Trong giai đoạn này mặt bằng dự án là mặt đất nên chọn = 0,3. Thay số vào công thức trên tính được tổng lưu lượng nước mưa chảy tràn trên nền diện tích thi công 147,31 ha là 12,27 m3/s.
Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức sau:
M = Mmax [1-exp(-Kz × t)] × F (kg) [5]
(Nguồn: Giáo trình Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản - NXB Xây dựng – Trần Đức Hạ)
Trong đó:
M: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vực thi công
Mmax: Lượng chất bẩn tích tụ lớn nhất sau thời gian không mưa T ngày. Trong giai đoạn thi công xây dựng lấy Mmax= 250 kg/ha.
Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz = 0,4/ngày.
t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 10 ngày.
F: Diện tích khu vực dự án. F = 147,31 ha
Thay các giá trị vào công thức trên tính được lượng chất bẩn tích tụ tại khu vực thi công dự án khoảng 36.152 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động lớn tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận là hệ thống thoát nước của khu vực.
- Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào đầu trận mưa (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Đặc trưng ô nhiễm nước mưa đợt đầu như sau: Hàm lượng BOD5 khoảng: 35 - 50 mg/l, TSS khoảng: 1500 - 1800 mg/l.
- Đánh giá tác động:
+ Nguy cơ ô nhiễm nước do nước mưa chảy tràn các chất ô nhiễm trên bề mặt công trường: Khi chảy tràn bề mặt công trường, nước mưa có khả năng cuốn trôi các
chất bẩn như nguyên vật liệu rơi vãi, đất đá, bao bì nilon,… xuống các vùng thấp hơn ngoài công trường, trong đó có nguồn nước. Với thành phần chất thải đa dạng trên bề mặt công trường, nguồn nước mặt tại khu vực gần công trường có nguy cơ bị ô nhiễm bởi dầu, chất hữu cơ, chất rắn, kim loại nặng và vật trôi nổi. Tác động xuất hiện vào thời kỳ mưa nhiều trong năm.
+ Ảnh hưởng đến sinh thái và dòng chảy tự nhiên của khu vực: Quá trình thi công xây dựng diễn ra trong thời gian (11 tháng) với diện tích đất chiếm dụng lớn. Do đó, tác động của mưa lũ đến hệ sinh thái trong và xung quanh khu vực khá lớn, làm phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên cũng như làm thay đổi quy luật dòng chảy dẫn đến làm tắc nghẽn dòng chảy gây sạt lở, ngập úng và sụt lún. Ngoài ra, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 10 ngày ở khu vực dự án tương đối lớn, lượng chất bẩn này sẽ theo nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án gây tác động không nhỏ đến đời sống thủy sinh và gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận trong khu vực. Nếu lượng nước mưa này không được thu gom, nạo vét thường xuyên có thể gây ra ngập úng và gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt và đời sống thủy sinh vật trong môi trường nước khu vực tiếp nhận.
- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian thi công xây dựng.
- Mức độ tác động: Mức độ tác động trung bình.
2. Tác động do bụi, khí thải
❖ Nguồn phát sinh:
- Bụi từ hoạt động phát quang thảm thực vật;
- Bụi từ hoạt động di dời mộ phần trong khu vực dự án;
- Bụi từ quá trình san nền;
- Bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Bụi từ quá trình bốc dỡ, lưu trữ vật liệu xây dựng;
- Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công;
- Khí thải từ quá trình hàn;
- Bụi, Khí thải từ công đoạn đổ bê tông, nhựa nóng nền đường;
- Bụi từ quá trình vệ sinh công trường sau thi công.
❖ Đối tượng chịu tác động:
- Chất lượng không khí khu vực dự án và xung quanh. Đặc biệt tại khu vực cuối hướng gió;
- Công nhân tham gia thi công trên công trường;
- Dân cư xung quanh khu vực dự án và dọc theo các tuyến đường các phương tiện vận chuyển của dự án đi qua.
- Hệ sinh vật khu vực dự án và dọc theo tuyến đường các phương tiện vận chuyển của dự án.
❖ Phạm vi tác động:
- Bụi phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu.... tác động này chỉ tồn tại trong giai đoạn thi công các hạng mục trên bờ và trong phạm vi trong và lân cận khu dự án.
Dự báo tải lượng và đánh giá tác động:
a) Tác động của bụi, khí thải từ từ hoạt động giải phóng mặt bằng trước khi thi công xây dựng dự án.
Dự án trước khi triển khai thì công ty phải tiến hành giải phóng mặt bằng diện tích hiện trạng của khu vực thực hiện. Khối lượng thống kê khu vực có khoảng 689 hộ bị ảnh hưởng việc thu hồi giải phóng mặt bằng diện tích đất trồng lúa và di dời khoảng 392 ngôi mộ cải táng.
➢ Bụi từ quá trình phát quang thảm thực vật:
Địa hình khu vực dự án tương đối bằng phẳng trên đất hiện có các hạng mục cần giải phóng mặt bằng chủ yếu là thảm thực vật lúa, hoa màu…
Thực vật trong khu đất dự án chủ yếu là thảm thực vật lúa nước, hoa màu, cây trồng.... Theo số liệu khảo sát diện tích đất cần phát đất nông nghiệp, thảm cỏ là 1.069.298,8 m2. Công thức tính toán khối lượng sinh khối thực vật được tính theo công thức:
M=S × k (*) Trong đó:
M: Khối lượng thực vật (kg)
S: Diện tích khu vực tính toán (m2) k: Hệ số sinh khối thực vật
Hệ số sinh khối thảm thực vật thảm khảo số liệu điều tra về sinh khối của 1ha loại thảm thực vật theo cách tính của Ogawa và Kato như sau:
Bảng 3. 6. Lượng sinh khối thảm thực vật theo Ogawa và Kato
Loại sinh khối
Lượng sinh khối (kg/m2)
Thân Cành Lá Rễ Cỏ dưới
tán rừng Tổng
Cây trồng - - 0,09 0,0225 - 0,1125
Dựa vào công thức (*). Tổng khối lượng sinh khối phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng dự án là:
M= 0,1125 × 1.069.298,8 = 120.296,115 kg ~ 120,3 tấn Tổng khối lượng sinh khối phát sinh là 120,3 tấn.
* Bụi phát sinh
Ước tính khối lượng bụi phát sinh theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khoảng: 120,3 × 1% = 1,203 tấn = 1.203 kg. Tuy nhiên, do đặc tính bụi có kích thước lớn nên lượng bụi trên sẽ nhanh chóng lắng rơi xuống đất và ít gây tác động cho người lao động.
Đối tượng chịu tác động: môi trường tự nhiên, công nhân lao động, một số hộ dân khu vực xung quanh Dự án.
Quy mô, mức độ tác động: mức nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường tự nhiên và công nhân lao động. Do các khối lượng thực vật thực tế phá dỡ không quá lớn, bụi thô kích thước lớn nên phát sinh sẽ nhanh chóng được rơi lắng xuống mặt đất.
Thời gian tác động: Trong thời gian thực hiện phát quang sinh khối.
➢ Bụi, khí thải của các phương tiện vận chuyển sinh khối
Các phương tiện vận chuyển sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là ô tô vận chuyển lượng sinh khối từ quá trình phát quang thực vật. Nếu sử dụng ô tô 10 tấn để vận chuyển thì cần tối đa khoảng 13 chuyến. Thực tế lượng lúa non sẽ đều được người dân tận dụng để làm thức ăn cho chăn nuôi nên số lượng xe cần vận chuyển thực tế ít hơn so với khối lượng tính toán. Phế thải từ giai đoạn dọn dẹp mặt bằng là 120,3 tấn.
Dự kiến thi công trong vòng 1 tuần. Sử dụng xe có tải trọng 10 tấn để vận chuyển lượng phế thải xây dựng về bãi tiếp nhận chất thải thì cần tối thiểu 02 chuyến xe/ngày tức là sẽ có khoảng 04 lượt xe tải ra vào khu vực mỗi ngày. Như vậy, lượng xe ra vào sử dụng cho hoạt động vận chuyển là rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh dự án.
* Đánh giá tác động
Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng được đánh giá là không lớn do diện tích giải phóng mặt bằng không lớn, tần suất sử dụng xe cộ thiết bị máy móc là không nhiều. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn sẽ lên kế hoạch hợp lý để giảm thiểu tối đa mức độ tác động đến môi trường xung quanh.
➢ Bụi từ quá trình di dời mộ trong khu vực dự án
Theo thống kê sơ bộ của chủ dự án trong khu đất quy hoạch hiện có khoảng 392 ngôi mộ nằm rải rác tại khu vực, toàn bộ ngôi mộ này đều là mộ xây (đã cải táng). Việc di dời mồ mả có thể gây nên tâm lý lo sợ, đời sống văn hóa tinh thần của những hộ dân có mồ mả phải di dời. Do vậy, ban giải phóng mặt bằng sẽ vận động từng hộ gia đình và hỗ trợ kinh phí để các hộ gia đình tự tiến hành di chuyển mồ mả đến tập kết tại khu nghĩa trang của từng xã. Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh từ công đoạn phá dỡ mồ mả khoảng 137,2 tấn. Toàn bộ chất thải phát sinh này sẽ được chủ dự án thuê đơn vị thu gom, vận chuyển đến bãi đổ thải.