1.5.1. Biện pháp tổ chức thi công trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án - Khảo sát, đo đạc địa hình, địa chất và lập Dự án đầu tư xây dựng;
- Thiết kế cơ sở và lập tổng dự toán đầu tư xây dựng;
- Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công;
- Lập hồ sơ mời thầu, chỉ định thầu, mời thầu và xét thầu;
- Ký hợp đồng với các đơn vị xây lắp nhận thầu; Ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn giám sát chất lượng thi công công trình;
- Tiếp nhận bàn giao mặt bằng sạch từ Ban GPMB;
- Thực hiện san nền Dự án.
a. Biện pháp thi công san nền
- Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.
- Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế.
- Hướng dốc san nền trong lô đất dốc về các trục đường bao quanh lô đất.
- Hướng dốc chính của Dự án: Dốc về phạm vi mương thoát nước xung quanh Dự án.
- Độ dốc san nền: 0,2%
- Phạm vi có chênh cốt cao độ với đất trống hiện trạng đắp ta luy trồng cỏ, cây xanh để tạo cảnh quan.
- Công tác định vị thi công được thực hiện trên thực địa bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre để đóng xuống hiện trạng để đánh dấu vị trí. Trước khi triển khai thi công, nhà thầu đo đạc bằng mặt hiện trạng theo ô lưới vuông với các bước lưới như trong thiết kế.
- Sử dụng máy đào đắp bờ tại vị trí các mương thoát nước chính sau đó bơm nước ra khỏi công trường trước khi đào bóc hữu cơ.
- Tiến hành bóc lớp hữu cơ và nghiệm thu các lớp bóc hữu cơ bằng máy ủi 110CV gom lại thành đống. Đất hữu cơ được đào bỏ hết phạm vi của nền đường. Trong quá trình thi công, nếu xuất hiện nước mặt thì sẽ sử dụng bơm hút để hút cạn nước ra khỏi mặt bằng thi công. Các đống đất hữu cơ được các máy đào xúc lên phương tiện vận chuyển và ô tô vận chuyển đến bãi thải.
- Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữu cơ về: cao độ, kích thước hình học.
- Trước khi đắp, vật liệu đắp được làm thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý và vận chuyển bằng ô tô tự đổ.
- San gạt lớp vật liệu đắp bằng máy ủi (trong quá trình san chú ý đến độ cao dốc ngang, dốc dọc của nền đường).
- Thi công đắp vật liệu đạt tiêu chuẩn k≥0,9 để tiến hành nghiệm thu. Triển khai các lớp tiếp theo đúng cao độ thiết kế.
- Tiến hành lu chặt bằng xe lu. Trong quá trình lu lèn mà cát khô thì sẽ tưới ẩm cát để đảm bảo độ chặt. Đất đắp tận dụng bao mái taluy và tiến hành nghiệm thu, quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến cao độ thiết kế.
- Để tránh nền đường bị hư hại nhà thầu trong quá trình thi công luôn giữ nền đường ở trong điều kiện sẵn sàng thoát nước.
b. Phương án tập kết nguyên vật liệu
Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình , đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các cơ sở nhà máy có sẵn tại Bắc Giang và các vùng lân cận.
- Bê tông thương phẩm do các nhà thầu cung cấp đến chân công trình
- Nguồn nước trong quá trình thi công xây dựng được cung cấp từ Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng nước DNP Bắc Giang.
- Cát xây dựng do các Nhà thầu cung cấp đến chân công trình - Gạch xây, gạch ốp lát do cơ sở sản xuất có thương hiệu cung cấp - Xi măng: sử dụng xi măng của các nhà máy xi măng trong khu vực
- Tấm lợp: Sử dụng tấm lợp kim loại màu của công ty liên doanh trong nước với các độ dài thích hợp, các tấm kính được nhập khẩu
- Thép xây dựng: bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép và thép hình gia công chế tạo kết cấu thép mua qua Tổng Công ty thép Việt Nam và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu: Các vật liệu chính như cát, sỏi, đá dăm, sắt thép được vận chuyển theo đường ô tô từ đường chính qua các tuyến đường như đường TL295, QL37, đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn tới chân công trình và tập kết vật tư.
- Nguyên liệu tập kết tại kho tập kết với diện tích khoảng 200m2 có lợp mái tôn, và được tập kết gọn gàng, ngăn nắp.
c. Phương án đổ đất đá thải
Đối với đất đào từ quá trình nạo vét hữu cơ sẽ được tận dụng để san lấp tôn tạo mặt bằng và phục vụ trồng cây trong khu vực Dự án.
Các loại đất đá thải không thể tận dụng được sẽ vận chuyển đến bãi thải theo quy định.
- Tần suất vận chuyển là 3 ngày 1 lần
- Phương tiện vận chuyển là xe trọng tải 16 tấn.
Lượng đất đá thải sẽ được vận chuyển đổ tại bãi tập kết chất thải rắn xây dựng trên địa bàn huyện Việt Yên.
d. Bố trí lán trại cho công nhân trên công trường Phương án bố trí chỗ ăn ở cho công nhân
+ Thời gian cao điểm sử dụng khoảng 200 công nhân làm việc 8 giờ/ngày.
+ Phương án bố trí ăn, ở: Công nhân sẽ được Chủ dự án hỗ trợ kinh phí thuê nhà ở cùng các hộ dân gần khu dự án. Trong khu vực dự án chỉ bố trí lán trại nghỉ trưa cho công nhân. Ưu tiên tuyển dụng công nhân tại địa phương.
Phương án bố trí nhà vệ sinh tại các lán trại:
+ Bố trí các nhà vệ sinh di động đầy đủ và được đặt ở những vị trí hợp lý tại khu lán trại của công nhân, định kỳ thuê hút bùn cặn.
+ Thu gọn, dọn dẹp thường xuyên đối với nhà vệ sinh.
+ Bố trí thùng chứa rác tại vị trí thích hợp cho công nhân.
- Phương án thu gom, vận chuyển CTR phát sinh trong quá trình thi công xây dựng:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng được hợp đồng đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển tới khu vực xử lý rác theo đúng quy định.
1.5.2. Biện pháp tổ chức thi công trong giai đoạn xây dựng a. Tổ chức công trường xây dựng
Chủ dự án sẽ có các biện pháp quản lý mặt bằng công trình sau khi tiếp nhận mặt bằng từ các cơ quan chức năng, việc phân chia tổ chức mặt bằng thi công sẽ tiến hành hợp lý, khoa học... tạo những điều kiện tích cực đến tiến độ thi công, tránh lãng phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị... góp phần hoàn thành công trình với chất lượng cao và tiến độ nhanh nhất. Do các hạng mục HTKT: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, thông tin liên lạc... có quan hệ mật thiết với nhau, do đó việc tổ chức thi công cần đồng bộ, tiến hành đồng thời tránh chồng chéo.
b. Dựng hàng rào, cổng tạm, cầu rửa xe
Chủ thầu xây dựng sẽ xây dựng hàng rào bằng tôn xung quanh cao 2m và bố trí 2 cổng, mỗi cổng sẽ bố trí 1 trạm gác để kiểm soát thông tin xe và người ra vào công trường.
Trạm rửa xe công trường: cầu rửa xe được bố trí tại mỗi cổng công trường để làm sạch xe trước khi ra vào công trường, tránh gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
c. Đường thi công nội bộ
Do công trường Dự án có diện tích rất lớn nên cần phải xây dựng hệ thống đường tạm trong công trường. Các đường tạm trong công trường thường dựa vào địa hình có sẵn, gia cường đầm nén chặt phía trước, phía sau, đào mương rãnh thoát nước đảm bảo lối đi lại luôn khô ráo sạch sẽ.
d. Điện nước thi công và vệ sinh môi trường
Điện thi công: Nguồn điện 22kV trước mắt được lấy từ trạm 110/22kV Vân Trung; Nhà thầu cần bố trí cán bộ chuyên ngành về điện để thiết kế thi công điện công trường đúng quy trình quy phạm về nối đất và an toàn điện hạ áp;
Đối với nước thi công: Sẽ được lấy từ đường ống nước D500 đang xây dựng của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP Bắc Giang. Việc sử dụng nước sạch phải được ký hợp đồng sử dụng nước sạch. Phải cam kết không được tự ý khai thác
nước tự nhiên (gồm cả nước ngầm, nước mặt) cho các mục đích trên công trường;
Nhà thầu thi công cần phải có kỹ sư chuyên ngành nước thiết kế thi công tuyến ống theo TCVN 33-2006 và TCVN 7957-2008 về thiết kế hệ thống cấp và thoát nước ngoài công trình;
Vệ sinh công cộng: Các nhà thầu sẽ trang bị 06 cụm nhà vệ sinh lưu động trên công trường (mỗi cụm gồm một nhà vệ sinh cho nam, một cho nữ).
e. Biện pháp thi công xây dựng đường giao thông
Đào nền đường bao gồm các công việc đào hình thành nền đường, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường, lề đường phù hợp yêu cầu kỹ thuật, chính xác tim tuyến đường, cao độ và trắc ngang trên các bản vẽ thiết kế chi tiết trong hồ sơ thiết kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn giám sát;
Vật liệu phù hợp bao gồm mọi vật liệu có thể chấp nhận phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật dùng trong công trình và đầm chặt theo phương pháp đã quy định trong các quy trình thi công và nghiệm thu, chỉ dẫn kỹ thuật để hình thành một nên đắp vững chắc như quy định trong bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Tất cả các loại vật liệu phù hợp gặp trong nền đường được tận dụng tối đa để sử dụng cho công trình;
Trước khi đào hoặc đắp nền đường, Dự án xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, trước hết là tiêu thoát nước bề mặt, ngăn không cho chảy vào hố móng công trình và nền đường;
Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu thoát nước đảm bảo thoát nhanh. Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu thoát nước không vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất;
Độ dốc theo chiều chảy của mương rãnh tiêu thoát nước không được nhỏ hơn 3%;
Khi xây dựng hệ thống tiêu nước thi công, sẽ tuân theo những quy định sau:
- Trường hợp rãnh thoát nước hoặc dẫn dòng nằm gần sát bờ mái dốc hố đào thì giữa bờ ngăn, mái bờ ngăn nghiêng về phía mương rãnh với độ dốc từ 2-4%;
- Nước từ hệ thống tiêu nước, từ bãi đất thoát ra đảm bảo thoát nhanh, nhưng tránh xã những công trình sẵn có hoặc đang xây dựng, không để gây ngập úng, xói lở vào công trình.
- Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mực nước ngầm bị bão hòa nước, chú ý tới lớp đất ướt trên mực nước ngầm do hiện tượng mao dẫn.
Biện pháp thi công nền đường:
Việc đắp nền đường, chuẩn bị phạm vi trên đó được đắp đất, việc rải và đầm nén
vật liệu thích hợp được chấp thuận trong phạm vi nền đường, các vị trí có vật liệu không phù hợp đã được đào bỏ, lấp và đầm đất ở các lỗ, hố và các chỗ lõm khác trong phạm vi nền đường, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và đúng hướng tuyến, cao độ, kích thước, chiều dày và trắc ngang.
Biện pháp thi công các công trình kỹ thuật:
Công tác bê tông: sử dụng bê tông thương phẩm được vận chuyển đến công trình và đổ bằng bơm bê tông tự vận hành. Dùng máy đầm bàn và đầm dùi để đảm bảo độ bền chặt của bê tông, thực hiện bảo dưỡng bê tông theo quy chuẩn xây dựng;
Công tác cốt thép: thép được gia công tại công trình, cốt thép được gia công bằng máy cắt, máy uốn, máy nắn thẳng và bố trí thép theo bản vẽ thiết kế.
Biện pháp thi công hệ thống cấp - thoát nước
- Sử dụng các loại máy kinh vĩ để xác định cao độ của tuyến, cần xách định chính xác cao độ, để từ đó có thể tính toán được độ sâu chôn ống, chiều cao cần đào. Dựa trên các tuyến đã vạch sẽ tiến hành đào hào thi công và lắp đặt tuyến ống.
- Sau khi lắp ống xong phải tiến hành lấp đất ngay để tận dụng sự làm việc của máy gầu xúc cũng như trả lại mặt bằng không gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác.
Lớp cát đệm ở dưới đáy ống phải đảm bảo dày 30cm, được đầm chặt. Sau đó đổ lần lượt cát xuống thành từng lớp có độ dày không quá 30cm đầm kỹ. Cuối cùng là lớp đá cuội và phủ mặt đường.
Biện pháp thi công các công trình phụ trợ
- Công tác thi công hố ga kỹ thuật: với mục đích sử dụng kiểm tra và sửa chữa khi sự cố, khi vận hành cũng như khi thi công. Ga kỹ thuật có cốt mặt ga bằng cốt cao độ thiết kế vỉa hè đường. Đáy ga có hệ thống thoát nước đọng với độ dốc 0,05%. Với các ga kỹ thuật yêu cầu đặt ra là cần phải khô tuyệt đối, trong mùa mưa lũ nếu hố ga kỹ thuật bị đọng nước thì phải bơm nước ra khỏi hệ thống bằng bơm tại các hố ga có cao độ thấp nhất;
- Công tác thi công hệ thống hào cáp kỹ thuật: hào cáp kỹ thuật có tác dụng ngầm hóa toàn bộ hệ thống đường dây điện, đường dây thông tin liên lạc. Hào cáp đảm bảo mỹ quan công nghiệp, an toàn khi khai thác và vận hành hệ thống.
Biện pháp thi công Trạm XLNTTT Hệ thống bể xử lý
- Hệ thống các bể được cấu tạo bằng bê tông cốt thép, bê tông M300 đá 1x2 đổ bằng bê tông thương phẩm có phụ gia chống thấm. Chiều dày đáy và các thành bể là 25- 40cm tùy theo chức năng và diện tích mỗi bể.
- Cốt thép chịu lực sử dụng nhóm AI (Ra=2.250kg/cm2) đối với thép có D<10mm, nhóm AIII (Ra=3650kg/cm2) đối với thép có D>10mm. Cốt thép tại vị trí có ống đi qua đường được cắt đo ngay tại chỗ.
Đường ống công nghệ
- Hệ thống đường ống công nghệ nội bộ Trạm xử lý toàn bộ sử dụng bằng vật liệu SUS 304 chịu ăn mòn có chiều dày từ 1,5mm đến 4mm, giá đỡ, bulong ốc vít được làm bằng inox, đường ống hóa chất được làm bằng vật liệu PVC. Hệ thống bồn, bể hóa chất được làm bằng composite. Tuyến ống dẫn nước thải từ bể gom vào hệ thống xử lý sử dụng vật liệu SUS 304 - D400.
Đường giao thông và thoát nước mưa
- Đường nội bộ thiết kế theo quy trình thiết kế áo đường cứng, chiều rộng mặt đường 3,5m. Bê tông mặt đường mác M250, đá 1x2, móng được tính toán đủ cường độ chịu lực. Hè đường lát gạch block.
- Thiết kế hệ thống thoát nước mặt bằng rãnh xây gạch rộng 30cm tự chảy, đáy rãnh bê tông mác M200, khoảng 30m bố trí một cửa thu và hố ga, tại những vị trí chuyển hướng thoát nước bố trí hố ga. Tấm đan rãnh rãnh và hố ga bằng bê tông mác M200.
Biện pháp thi công hồ điều hoà, hồ sự cố của Trạm XLNTTT
Hồ điều hoà, hồ sự cố được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 4,547ha, biện pháp thi công áp dụng là:
- Đối với vách hồ được cấu tạo bằng bê tông, bê tông M300 đá 1x2 đổ bằng bê tông thương phẩm có phụ gia chống thấm; riêng hồ điều hoà được thiết kế kè đá hộc.
- Đối với đáy hồ: đáy hồ dải HDPE chống thấm.
Biện pháp trồng cây xanh
- Các cây xanh vỉa hè khi mới trồng phải được buộc 3 thanh chống bằng tre nhằm chống xô lệch do gió. Cây được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Trước khi lát vỉa hè phải được kiểm tra độ dốc thoát nước cũng như cao độ của nền;
- Hố trồng cây vỉa hè có kích thước 720×720×1.000mm, hố trồng cây tại các khu trồng cây xanh tập trung là 1.200×1.200×1.000mm đều được đổ đất màu mỡ. Cây bóng mát trồng cao từ 3m trở lên. Đất màu đổ dày 300 để trồng hoa và cỏ, đối với cây bụi thấp dưới 1m đổ đất màu dày 500.
Biện pháp an toàn trong thi công xây dựng
An toàn lao động: trong quá trình thi công xây dựng, công tác an toàn lao động bắt buộc tuân thủ QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng. Các khu vực thi công nguy hiểm được rào chắn, có đầy đủ biển báo. Công nhân