CHƯƠNG II 122 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊNVÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
2.1. Đ IỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN , KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
a. Điều kiện về địa lý
Dự án thực hiện trên khu đất thuộc 02 xã Hồng Thái, xã Tăng Tiến và thị trấn Nếnh huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Khu đất Dự án là đất canh tác để trồng lúa, hoa màu, địa chất ổn định. Giao thông đi các hướng đều thuận tiện, nằm gần KCN Đình Trám, KCN Vân Trung và một số cụm công nghiệp khác. Vì thế, đây là khu vực có tiềm năng để phát triển Dự án.
+ Địa hình của khu vực Dự án tương đối bằng phẳng, không có cấu tạo đặc biệt về hình dạng, địa hình nên khi san lấp, xây dựng không gây ra biến đổi đặc thù về địa hình, địa mạo, không gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận.
Cách vị trí Dự án khoảng 2,5km về phía Nam có một số đồi, núi thấp; Từ Khu vực Dự án đến sông Cầu gần nhất là khoảng 4,5km về phía Đông Nam; Dự án cách sông Thương 7km về phía Đông.
b. Điều kiện về địa hình
Khu vực nằm trên mảng kiến tạo địa chất của khu vực Đông – Bắc Bắc Bộ, vị trí và ranh giới: tính từ đứt gãy sông Hồng về phía Đông Nam
+ Phía Bắc: là đường biên giới Việt Trung;
+ Phía Tây: dọc bờ phải thung lũng sông Hồng, sông Đáy;
+ Phía Đông và Đông Nam: là bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
- Có 4 đặc điểm độc đáo:
+ Có cấu tạo địa chất của một miền nền (rìa nền Hoa Nam).
+ Có cấu trúc địa hình với các dãy núi hình vòng cung, đại bộ phận là đồng bằng và đồi núi thấp, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.
+ Là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị nhất nước ta.
Miền có 8 cấu trúc nham tướng: đới sông Hồng, sông Lô, sông Hiến, Hạ Lang, An Châu, Duyên hải, Cô Tô, vùng trũng Hà Nội. Mỗi đới có đặc điểm riêng.
- Nguyên sinh đại:
+ Miền ở chế độ nền;
+ Cuối nguyên sinh, hoạt động phá vỡ nền tảng lục địa.
- Cổ sinh đại:
+ Cambri hạ: biển tiến tạo nên vùng trũng, vùng biển nông lắng đọng trầm tích đá vôi giả trứng cá;
+ Cambri trung: nâng lên nhiều nơi => gián đoạn trầm tích;
+ Cambri thượng: biển tiến mở rộng, trầm tích chủ yếu là cacbonat, lục nguyên;
+ D1 chế độ biển tiến tiếp tục, kéo dài đến D3;
+ Vận động Hexini cuối P toàn miền được nâng lên.
- Trung sinh: Có hiện tượng “hồi sinh kiến tạo”.
- Tân sinh đại:
+ Quá trình san bằng và BBN kéo dài đến Mioxen;
+ Làm toàn miền trẻ lại;
+ Có những đứt gãy lớn.
Đặc điểm địa hình: Do lịch sử địa chất và quá trình ngoại lực nên đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bộ có tính chất:
+ Miền đồi núi thấp độ cao trung bình 600-1.000m chiếm 90% diện tích, địa hình lớn hơn 1.000m chiếm 10%. Miền còn có các bề mặt san bằng cổ;
+ Hướng nghiêng địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam;
+ Hướng địa hình: Hướng vòng cung;
+ Mạng lưới thung lũng dày đặc, đào lòng mạnh ➔ nhiều hẻm vực.
Như vậy, toàn vùng nằm trên tảng lục địa cổ đại có địa chất ổn định. Theo quy hoạch thì tầng cao của các công trình trong KCN không lớn, phần lớn công trình ngầm của các công trình trong KCN đều không vượt quá 5m so với mặt đất từ đó theo phần khảo sát khoan địa chất ở trên ta có thể nhận thấy việc xây dựng Dự án không gây tác động đáng kể đến địa chất khu vực.
Tham khảo các tài liệu khảo sát địa chất, tại khu vực lập Dự án điều kiện địa chất của khu vực bao gồm các lớp sau:
‑ Thành phần của lớp này chủ yếu là lớp đất lấp là sét pha, bê tông, gạch vỡ và đôi chỗ có lẫn các rễ thực vật và lớp cát pha. Phần đất ruộng là lớp bùn sét pha mầu xám đen, xám nâu. Trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm. Khi thi công cần phải bóc bỏ lớp này;
‑ Lớp 1: Sét pha vừa mầu xám nâu, nâu đỏ, xám vàng, xám xanh loang lổ trắng lẫn laterit mầu xám đen. Trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng;
‑ Lớp 2: Sét pha mầu xám nâu, xám xanh. Đôi chỗ có mầu xám nâu lẫn hữu cơ.
Trạng thái dẻo mềm;
‑ Lớp 3: Sét pha, mầu xám vàng, xám nâu loang lổ trắng. Trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Đôi chỗ xen kẹp lớp sét pha trạng thái dẻo mềm;
‑ Lớp 4: Cát pha đến cát hạt mịn mầu xám vàng, xám nâu, đôi chỗ có mầu xám trắng lẫn sỏi sạn. Kết cấu chặt vừa;
‑ Lớp 5: Sét pha, mầu nâu hồng, nâu đỏ đôi chỗ có mầu xám trắng lẫn kết vón laterit mầu xám đen. Trạng thái nửa cứng;
‑ Lớp 6: Sét đến sét pha, mầu xám đen, xám xanh, xám nâu đôi chỗ có mầu xám vàng có lẫn hữu cơ. Trạng thái dẻo mềm.
2.1.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nên khí hậu ở đây mang tính chất của khu vực Đông Bắc Bộ. Đây là khu vực đồng bằng nên có khí hậu tương đối ẩm so với các khu vực khác, lượng mưa vừa phải, độ ẩm không khí tương đối cao và điều hòa hơn các khu vực khác trong tỉnh.
Diễn biến các yếu tố khí tượng như sau:
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh.Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,30C. Các tháng nóng nhất trong năm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình đạt 24,8-290C. Các tháng mùa lạnh rơi vào tháng 1 và 12, nhiệt độ trung bình từ dưới 150C.
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại khu vực được thể hiện ở biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm. Có thể thấy nền nhiệt độ thời điểm gần đây của năm có khoảng dao động không quá lớn.
c. Mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 cao nhất và chiếm 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa hè thường có mưa rào và dông, cường độ mưa nhiều, có khi rất lớn, sự phân bố mưa không đều theo thời gian và không gian, nên thường dễ gây ngập úng cục bộ cho khu vực. Tình hình mưa cũng
diễn biến khá biến động. Có tới 5 tháng lượng mưa rất ít. Số ngày mưa trong năm và chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8.
d. Độ ẩm
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của Dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Độ ẩm trung bình là 83%, một số tháng trong năm cso độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74-80%.
e. Hướng gió, hiện tượng thời tiết bất thường
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất.
Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cung thay đổi theo.
Hướng gió chủ đạo của khu vực là Tây Bắc và Đông Nam, tốc độ gió trung bình tại dự án khoảng 1,5 m/s.
Các hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra trong khu vực như mưa đá nhưng tần suất không thường xuyên và chỉ gây thiệt hại không đáng kể. Ngoài ra còn có các hiện tượng như vòi rồng, gió lốc xảy ra trong phạm vi nhỏ, mức độ tác hại thường khó xác định nhưng cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
f. Bức xạ mặt trời
Khu vực Dự án có lượng nắng tương đối dồi dào, tổng số giờ nắng hàng năm khoảng 1.200 – 1.500 giờ. Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trong vùng. Qua đó ảnh hưởng đến quá trình phân tán cũng như biến đổi các chất gây ô nhiễm không khí. Tổng bức xạ trung bình trong năm là 100 - 120 kCal/cm2, các tháng có bức xạ cao nhất là các tháng 6 và thấp nhất là các tháng 1. Tổng số giờ nắng trong năm xấp xỉ 1.460 giờ trong năm 2013. Đặc trưng về chế độ nắng của khu vực được thể hiện dưới đây:
2.1.1.3. Điều kiện về thủy văn Điều kiện thủy văn khu vực:
Kênh T6 là kênh tiêu chính của khu vực đoạn đi qua KCN được nắn chỉnh về phía ranh giới. Hệ thống kênh T6 có chiều rộng 10m, sâu trung bình khoảng 2m đảm nhiệm thoát nước cho toàn bộ khu vực Dự án và các lưu vực phía trên cũng như lân cận. Ngoài ra
trong khu vực Dự án còn có một số ao, kênh mương nhỏ nội đồng nối với kênh T6 để dẫn nước phục vụ cho việc tưới tiêu trong đồng ruộng.
Dự án cách sông Thương 7km về phía Đông. Tuy nằm khá xa sông Thương nhưng do điểm tiêu thoát nước chính của Dự án sau này sẽ theo hướng về Trạm bơm Cống Bún ra sông Thương do vậy chế độ thủy văn của sông Thương có ảnh hưởng nhất định đến KCN Việt Hàn. Sông Thương có chiều dài 166km, diện tích lưu vực là 6.652km2, bắt nguồn từ vùng núi có cao độ từ 500-700m của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy xuyên qua tỉnh Bắc Giang đến gần Phả Lại nhập với sông Cầu. Sông Thương chảy qua Bắc Giang có chiều dài 84km, có chế độ nước phụ thuộc đặc điểm khí hậu của khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh nói riêng. Lưu lượng nước hằng năm 2,5 tỷ m3. Sông Thương chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Mực nước sông phụ thuộc lượng mưa và lớn nhất vào các tháng 6, 7, 8 tùy từng năm, thấp nhất vào các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 tùy từng năm. Mực nước sông Thương ghi nhận được cao nhất từ năm 2005 đến nay là +5,12m vào các năm 2005 và 2012; Mực nước thấp nhất của sông Thương ghi nhận được từ năm 2005 đến nay là - 0,18m vào năm 2010.
Khả năng tiêu thoát nước, khả năng ngập úng của khu vực:
Khu vực thực hiện Dự án nằm chủ yếu trên diện tích đất canh tác của dân cư với điều kiện địa hình bằng phẳng thuận lợi cho khả năng tiêu thoát nước của Dự án vào hệ thống kênh mương trong khu vực. Hiện tại chưa xảy ra tình trạng ngập úng tại khu vực.