Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 30 - 33)

5.3.1. Các tác động môi trường chính của Dự án

- Bụi và khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình triển khai của Dự án.

- Bụi và khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án.

5.3.2. Nước thải, khí thải

5.3.2.1. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nước thải a) Giai đoạn triển khai xây dựng

* Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của công nhân trên công trường. Tổng lượng nước thải phát sinh 1,35 m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải: nước thải này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), BOD5, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.

* Nước thải xây dựng:

- Nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ: Lưu lượng nước thải ước tính khoảng 10,0m3/ngày. Chủ yếu là chứa đất, cát, xi măng...

- Nước thải từ quá trình bảo dưỡng, vệ sinh máy móc thiết bị: Loại nước thải chứa một lượng đáng kể chất hữu cơ, dầu và chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị thi công sẽ được bảo dưỡng tại các cơ sở liên quan trên địa bàn nên tác động của nước thải từ hoạt động vệ sinh, bảo dưỡng máy móc tới môi trường là không xảy ra.

- Nước từ quá trình xịt rửa bánh xe: Lưu lượng nước thải ước tính khoảng 3,0m3/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng….

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 20

* Nước mưa chảy tràn:

Lưu lượng nước mưa của dự án là 4.735,59 m3/ngày. Thành phần, tính chất trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên bề mặt như đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ....

b) Giai đoạn vận hành

- Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng khoảng 25,5m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải:

nước thải này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), BOD5, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.

- Nước tháo khô mỏ: Lượng nước này dự kiến phát sinh khoảng 1.095.000 m3/năm.

- Nước thải từ quá trình tuyển, luyện vàng: Lượng nước này dự kiến phát sinh khoảng 2,4 m3/ngày.Thành phần nước thải là bùn quặng (TSS) và có hàm lượng sunphua, xianua, bùn quặng và các kim loại hòa tan có liên quan đến thành phần của quặng nguyên liệu (Ni;

Cu; Pb; Zn; Fe….).

- Nước mưa chảy tràn: lượng nước mưa chảy tràn 6.079,89 (m3/ngày) Thành phần ô nhiễm chính: chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ thải.

Nếu lượng nước mưa không được tiêu thoát tốt có thể gây ngập úng cục bộ các công trình xung quanh làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm ra môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực.

5.3.2.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất khí thải a) Giai đoạn triển khai xây dựng

- Bụi từ quá trình đào đắp các hạng mục làm đường cứu hộ, mở rộng bãi chứa đá thải, các công trình cơ bản trong lò: Bụi phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trên công trường của dự án.

- Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông vận tải: Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, khí thải CO, SO2, NOx, VOC. Đối tượng chịu tác động do hoạt động vận tải trên tuyến đường này bao gồm: công nhân trên công trường, chất lượng bề mặt tuyến đường và người tham gia giao thông trên các tuyến đường mà xe vận chuyển qua và hệ sinh thái xung quanh Dự án.

- Bụi, khí thải từ hoạt động của các loại máy móc thi công các hạng mục của dự án:

Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, khí thải CO, SO2, NOx, ...

b) Giai đoạn vận hành

Trong giai đoạn vận hành, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, các khí thải từ hoạt động khoan lỗ mìn; Bụi và khí thải từ hoạt động nổ mìn; Bụi và khí thải từ hoạt động xúc bốc; Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển; Bụi và khí thải do sử dụng nhiên liệu trong quá trình hoạt động cả các loại máy móc thiết bị; Bụi phát sinh trong quá trình nghiền, sàng quặng; Khí từ lò tái hoạt tính than; Hơi từ bể điện phân; Khí thải từ máy phát điện. Thành phần khí thải từ các phương tiện giao thông bao gồm bụi, CO, NOx, SOx, TSP…

5.3.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 21 a) Giai đoạn triển khai xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân trên công trường. Dự báo khối lượng phát sinh trong 01 ngày khoảng 9 kg/ngày. Thành phần, tính chất: Bao gồm các loại rau quả, thức ăn thừa, các loại bao bì, giấy, túi nylon, thủy tinh, vỏ lon nước, hộp xốp….

- Chất thải rắn xây dựng: Dự kiến khoảng 44.105 m3, thành phần: Chất thải rắn xây dựng bao gồm đất đá thải từ hoạt động san gạt, bốc xúc, đào chuẩn bị mặt bằng, xi măng, sắt thép và gỗ, giấy, vụn bê tông, đập đầu cọc, xi măng thải …

- Chất thải nguy hại: Phát sinh với khối lượng khoảng 5 kg trong toàn bộ quá trình Thành phần chủ yếu gồm: giẻ lau có dính dầu mỡ, thùng chứa dầu nhớt, bình ắc quy, bóng đèn hư, lốp xe thay thế …

b) Giai đoạn vận hành

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của 900 CBCNV tham gia thi công với khối lượng khoảng 270 kg/ngày. Thành phần gồm: Thức ăn thừa, bao bì, túi nilon, các chất hữu cơ dễ phân hủy...

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ Chất thải từ hoạt động của quá trình đào mỏ, quá trình tuyển nổi dự kiến phát sinh khoảng 16.000 tấn/năm.

+ Chất thải từ quá trình sản xuất của nhà máy phát sinh khoảng 10.530 kg/năm. Bao gồm bao bì lỗi hỏng, bao bì nguyên liệu.

- Chất thải nguy hại: phát sinh ước tính khoảng 17.290 kg/năm. Các thành phần chính bao gồm từ Dầu phanh thải, Bộ lọc dầu đã qua sử dụng, Giẻ lau dính dầu mỡ, chất hấp phụ, vật liệu lọc, Ắc quy chì thải, các loại bao bì thải, Bùn thải từ thiết bị chiết tách dầu/ nước, Nước lẫn dầu nhớt thải từ thiết bị tách dầu/ nước, Các thiết bị, bộ phận linh kiện điện tử thải, hộp mực in, Bóng đèn huỳnh quang, compact thải…

5.3.4. Tiếng ồn, độ rung

a) Giai đoạn triển khai xây dựng

Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của các các loại máy móc thiết bị xây dựng (máy ủi, máy xúc, xe tải...), thi công các hạng mục công trình và các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng của Dự án.

b) Giai đoạn vận hành

- Tiếng ồn nổ mìn với những luồng không khí xung quanh gây nên sự nhiễu loạn khí quyển. Tiếng ồn từ rung động, đá văng, sóng không khí.

- Tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị tuyển quặng, từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu ra vào nhà máy và hoạt động di chuyển của cán bộ, công nhân viên.

5.3.5. Các tác động khác

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 22 - Các sự cố, rủi ro trong giai đoạn xây dựng:

+ Sự cố cháy nổ.

+ Sự cố điện giật.

+ Sự cố tai nạn lao động.

+ Sự cố tai nạn giao thông.

+ Sự cố dịch bệnh.

Các sự cố, rủi ro trong giai đoạn hoạt động:

+ Sự cố rò rỉ hóa chất.

+ Sự cố cháy nổ, an toàn cho kho vật liệu nổ và an toàn cho quá trình vận chuyển vật liệu nổ.

+ Sự cố các hồ chứa.

+ Sự cố bục nước ngầm, sập lò, sập đổ đất đá trong hầm lò.

+ Sự cố sạt lở bãi thải đất đá.

+ Sự cố thiên tại, bão lụt, lũ quét.

+ Sự cố chống sét

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)