3.3. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
3.3.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
3.3.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây tác động xấu có liên quan đến chất thải
a) Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu bụi, khí thải - Mùi hôi A1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong khoan nổ mìn
- Thực hiện chế độ khoan ướt với lượng nước phù hợp.
Đây là biện pháp dễ thực hiện có tác dụng giảm thiểu bụi tại nguồn phát sinh do vậy đem lại hiệu quả cao.
Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan nổ mìn xem hình sau:
Sơ đồ bố tr í bua nuớ c tr ong lỗ khoan
2 3 1
1: Đ ất sét; 2: Túi bua nuớ c; 3: Thuốc nổ.
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan nổ mìn
- Sử dụng thuốc nổ nhũ tương (hoặc các loại thuốc nổ được xem là an toàn với môi trường), không sử dụng các loại thuốc nổ có thành phần TNT.
Phương pháp này hiện đang được khuyến khích sử dụng trong các đơn vị khai thác mỏ do ít phát sinh các chất độc.
Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 170 Đây là phương pháp nổ mìn tiên tiến có tác dụng giảm lượng thuốc nổ sử dụng (do đã giảm chấn động, giảm được bán kính phát tán bụi, đảm bảo một lượng bụi đáng kể sa lắng quanh khu vực nổ mìn), nhưng vẫn cho hiệu quả phá đá, phá quặng cao.
Sau khi nổ mìn kết thúc, khoảng 30-60 phút sau khi nổ mìn mới cho công nhân tiếp xúc với khu vực nổ mìn để tiến hành khai thác.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn cho công nhân tham gia thi công trên công trường và máy móc, thiết bị để tránh tác động của đá bay, sóng xung kích và chấn động.
- Treo biển báo hiệu, biển cấm đối với khu vực xảy ra nổ mìn, bố trí lịch nổ mìn phù hợp và thông báo lịch cho chính quyền địa phương và người dân trong vùng thực hiện Dự án được biết.
- Giáo dục, tuyên truyền cho tất các các cán bộ công nhân viên về những kiến thức an toàn, bảo vệ bản thân đối với các tác động từ quá trình nổ mìn.
- Việc nổ mìn phải được bóc tầng phủ sạch trước khi nổ mìn nhằm hạn chế thấp nhất lượng bụi phát tán vào không khí.
- Khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV tham gia thi công trên công trường
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định của luật an toàn lao động và quy định về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
- Trong trường hợp công nhân bị ngộ độc do tiếp xúc với các khí nổ mìn, cần đưa công nhân đến trạm y tế của xã để sơ cứu kịp thời.
A2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong các đường lò khai thác
Để giảm thiểu ô nhiễm bụi trong các đường lò khai thác, chỉ có biện pháp duy nhất là thực hiện chế độ thông gió đúng quy phạm. Đây là biện pháp dễ thực hiện và bắt buộc phải thực hiện trong khai thác hầm lò. Biện pháp thông gió mỏ như sau:
Lò thượng thông hơi được đào theo rìa Đông Bắc của thân quặng và ban đầu được thông với đầu Bắc của lò thông tầng. Tương tự, lò thông gió được định vị ở rìa Tây Nam của thân quặng, và được thông với đầu Nam của lò thông tầng.
Lò thượng cấp gió (và lò tháo quặng) được đào tới tầng khai thác cao nhất. Lò thượng gió thải được thiết kế đối với lò vận chuyển nằm trên. Hệ thống thông gió của mỏ được thiết kế sao cho không khí được dẫn vào qua các cửa lò Bãi Đất và Bãi Gõ sau đó tới các khu vực khai thác qua các đường lò có sử dụng các quạt thông gió. Không khí bẩn từ mức khai thác thấp nhất được thải qua cửa thải ở độ cao + 520 m tại Bãi Đất và qua các thượng thông gió I và II tại Bãi Gõ. Thiết bị điều hòa gió và quạt cục bộ được đặt gần kề các lò dẫn đến các lò thượng thông gió.
Các lò thượng thông gió riêng biệt được đào từ các Lò vận chuyển ở tầng + 445 và + 395. Mạng lưới thông gió đầy đủ của mỏ sẽ được thực hiện khi lò thượng thông gió thẳng
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 171 đứng lắp đặt thang để đi lại (step-ladder) từ tầng thấp nhất +370 nối thông tới các đường lò ở tầng trên.
Hình 3.2. Mạng lưới thông gió khu hầm lò Bãi Đất A3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong vận tải
Sử dụng xe bồn phun nước tưới ẩm toàn bộ đường nội mỏ từ, nhằm giảm bụi cuốn theo xe phát tán vào không khí theo gió cuốn. Lưu lượng tưới trung bình 1,0-1,2 lit/m2 với tần suất 2-3 h một lần.
Thường xuyên kiểm tra, duy tu bảo dưỡng các đoạn đường vận tải nội mỏ, từ cổng mỏ tới khu tập kết vật liệu và thiết bị. Sửa chữa kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, xuống cấp để giảm thiểu phát sinh bụi và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị tham gia giao thông.
A4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong nghiền sàng quặng
Xem xét lắp đặt hệ thống phun sương cao áp tạo ẩm dập bụi tại khu vực mặt bằng nhà máy tuyển nếu hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Đây là biện pháp đã được áp dụng tại nhiều đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản tại Việt Nam, với chi phí nước nhỏ, hiệu quả giảm bụi cao (từ 7996%), nồng độ bụi trong không khí đạt dưới mức hoặc xấp xỉ mức quy chuẩn cho phép, chi phí đầu tư cho hệ thống không lớn, hiệu quả kỹ thuật tốt hơn so với các phương pháp phun tưới nước thông thường.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 172 Sơ đồ hệ thống chống bụi bằng phun sương xem hình sau:
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống chống bụi bằng phun sương tạo ẩm 1-bể nước, 2-ống hút, 3-bơm nước, 4-động cơ, 5-ống đẩy chính
6, 7-các ống nhánh, 8-các ống nhánh và vòi phun
Trồng thêm cây xanh xung quanh khu vực nhà máy tuyển để ngăn bụi phát tán ra xung quanh và làm mát không khí trong khu vực (việc trồng cây xanh được thực hiện như với khu vực hai bên đường vận tải).
Thường xuyên thu dọn vệ sinh không để lắng bụi.
Các biện pháp nêu trên đều đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả cao.
✓ Tại khu vực khai trường
- Nhằm ngăn bụi phát tán từ moong khai thác ra xung quanh theo hướng gió, Công ty sẽ trồng cây keo lá tràm quanh moong. Cây xanh có chức năng giữ độ ẩm cho môi trường, tăng khả năng sa lắng bụi tại khu vực gần nguồn phát sinh, đồng thời còn giảm khả năng lan truyền bụi cũng như các chất ô nhiễm ra ngoài khu vực khai thác.
+ Quy cách trồng: mật độ 2m/cây. Trồng 3 hàng cây dọc theo đê bao. Cây giống mua từ các cơ sở ươm cây trên địa bàn.
+ Tiến độ thực hiện: bắt đầu trồng cây từ năm thứ 3, tiến hành trồng bổ sung hàng năm khi có cây chết. Lượng cây xanh bổ sung dự kiến khoảng 5%/năm tương đương tổng số cây là 430 cây/năm. Trồng bổ sung vào đầu mỗi mùa mưa. Biện pháp trồng và chăm sóc theo Quy trình kỹ thuật trồng rừng keo lá tràm do ngành Lâm nghiệp ban hành.
+ Diện tích mở moong tối đa có chu vi 5.648 m. Số lượng cây: 8.472 cây. Tiến độ trồng theo ranh mỏ bắt đầu từ năm thứ 8.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 173 + Bộ phận đảm nhận: Công tác này do bộ phận Kỹ thuật, ATLĐ, Môi trường thực hiện, giao đội cây xanh thi công.
Đánh giá biện pháp sử dụng:
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện. Biện pháp này đã được sử dụng tại các mỏ đang hoạt động và đã cho kết quả khá tốt. Bên cạnh việc giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường xung quanh như tạo bóng mát, chắn gió,…
Mức độ khả thi: Đây cũng là biện pháp dễ áp dụng. Biện pháp cây xanh chỉ giảm được phần nào lượng bụi phát tán ra xa, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn. Tuy nhiên, thời gian để cây phát triển tối thiểu là 3 năm, bên cạnh đó, trong những năm đầu, moong khai thác có dạng đồi nên cây xanh chưa có tác dụng giảm bụi (nếu bụi thổi về hướng Tây Nam), chỉ cải tạo vi khí hậu, tạo bóng mát, do đó cần có các biện pháp kết hợp để giảm bụi tại nguồn phát sinh.
Mỏ sử dụng máy khoan có gắn túi hút bụi nên không phát sinh bụi.
Công ty ưu tiên sử dụng các loại thuốc nổ Nhũ tương, Anfo, Sofanit. Các loại thuốc nổ trên có mức cân bằng Ôxy bằng 0 do đó khi nổ mìn không thải vào môi trường các sản phẩm khí nổ có tính độc hại như CO và NO. Loại thuốc nổ AD1 trong thành phần có chứa 14% thuốc nổ TNT là loại thuốc nổ có sức công phá mạnh nhưng giải phóng ra khí thải NO có tính độc hại do vậy nên hạn chế sử dụng, hoặc sử dụng với khối lượng không quá 20%
tổng lượng thuốc nổ.
Lựa chọn: Công ty thực hiện tất cả các biện pháp trên. Trong quá trình khai thác, tiến hành trồng bổ sung cây xanh hàng năm với số lượng 5%/năm để đảm bảo đủ số lượng cây theo thiết kế.
✓ Trên tuyến đường vận chuyển nội mỏ Công ty áp dụng các biện pháp sau:
- Đường trong ranh khai trường có chiều dài trung bình 0,9 km, là loại đường cấp phối nên sẽ được tưới nước và lu lèn thường xuyên.
- Bố trí 1 xe bồn tưới với tần suất 2-4 lần trong ngày.
- Đánh giá: mặt đường được tu sửa, lu lèn sẽ giảm thiểu lớp bụi trên mặt, do đó sẽ giảm thiểu bụi bốc lên khi có xe chạy qua.
- Quy định tốc độ các phương tiện khi chạy trên các đoạn đường.
- Trồng cây hai bên đường từ đầu mùa mưa năm thứ 2. Trồng so le hai hàng cây keo để làm hàng rào chắn bụi. Mật độ trung bình 2m/cây, khoảng cách hàng với hàng 1m.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 174 - Bê tông hóa đoạn đường này đồng thời bố trí hệ thống phun nước tự động để giảm bụi, rửa đường.
A5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải công đoạn tái sinh than Sơ đồ công nghệ xử lý bụi, khí thải công đoạn tái sinh than:
❖ Thuyết minh công nghệ xử lý bụi, khí thải:
Nhà máy lắp đặt hệ thống để xử lý toàn bộ lượng bụi, khí thải phát sinh từ quá trình tái sinh than. Cụm thiết bị xử lý bao gồm hệ thống thu gom tại khu vực tái sinh than và quá trình hấp thụ hóa lý bởi dung dịch hấp thụ.
Bụi, khí thải phát sinh ra từ quá trình tái sinh than được thu gom bởi chụp hút được lắp đặt phía trên vị trí đầu vào của than hoạt tính sau đó được dẫn bằng đường ống dẫn khí làm bằng sắt mạ kẽm 3mm kích thước D300 có tổng chiều dài là 25m rồi đi vào tháp hấp thụ.
+ Tháp hấp thụ:
Tháp hấp thụ được cấu tạo gồm: lớp vật liệu đệm, dàn phun sương, lớp tách nước.
Khí thải sau khi được đưa vào tháp hấp thụ theo chiều từ dưới tháp lên trên sẽ tiếp xúc với lớp vật liệu đệm PP được làm bằng vật liệu polypropylene chất lượng cao có khả năng chịu được hóa chất, độ bền cao, khả năng chống mài mòn tốt, có chiều dày 0,5m, định kỳ 6 tháng chủ dự án sẽ thay lớp vật liệu đệm này 1 lần. Dung dịch hấp thụ ở đây là NaOH 5% sẽ được bơm vào tháp hấp thụ để phân phối dung dịch theo chiều từ trên xuống dưới, ngược chiều với hướng của dòng khí cấp vào để tưới trên lớp đệm. Khí từ dưới đi lên tiếp xúc chất hấp thụ và bị chất hấp thụ giữ lại các thành phần cần xử lý có trong khí thải. Khí sạch đi lên đỉnh tháp, mang theo một phần nước ở dạng sương sẽ đi qua màng tách nước,
Bụi, khí thải từ khu vực đầu vào than hoạt tính
Chụp hút Quạt hút
Tháp hấp thụ Bơm
Bể chứa dung dịch hấp thụ Khí sạch thoát ra ngoài môi trường
Đạt QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B)
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 175 nước trong khí được giữ và đọng lại thành giọt và rơi xuống. Còn khí sạch thì bay lên đỉnh tháp và đưa qua ống khói để thoát ra ngoài môi trường.
Phần nước sau lắng và dung dịch NaOH còn lại sau phản ứng tiếp tục chảy vào bể chứa dung dịch hấp thụ và được sử dụng tuần hoàn để cấp cho lượng dung dịch NaOH thất thoát do bốc hơi khi tiếp xúc với dòng khí có nhiệt độ cao và phản ứng với các chất ô nhiễm. Một phần định kỳ sẽ được chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom xử lý như chất thải rắn công nghiệp thông thường theo pháp luật.
Khí thải đã xử lý đi lên đỉnh tháp, thoát ra ngoài qua ống khói bởi 01 quạt hút công suất 5.000m3/h. Khí sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT Cột B (Kp = 1; Kv = 1,2).
Bảng 3.29. Thông số kỹ thuật của HTXL bụi, khí thải khu vực tái sinh than STT Tên thiết bị Đơn vị Số
lượng Thông số kỹ thuật
1 Tháp hấp thụ Cái 1
- Kích thước: D600 x H2500 - Giàn phun sương phân phối dung dịch
- Lớp vật liệu đệm pp.
- Vật liệu: PVC 10mm + FRP
2 Quạt hút Cái 1
- Công suất: P = 2,2Kw - Qmax = 5.000 m3/h - Điện áp: 3P/380v/50hz 3 Bơm hóa chất Cái 1 - Lưu lượng: 25 – 30 m3/h
- Xuất xứ: EU/G7 4 Lan can và sàn
thao tác lấy mẫu Cụm 1 5 Ống dẫn khí
D300 Cụm 1 - Vật liệu: sắt mạ kẽm, 3mm
- Chiều dài 25m
6 Ống thoát khí Cụm 1 - Vật liệu: PVC 10mm + FRP, D300, chiều cao 13,5m
* Chế độ vận hành hệ thống: Vận hành tự động, liên tục
Hệ thống được cài đặt chế độ tự động hoạt động mặc định. Các thiết bị được thiết kế để hoạt động hoàn toàn tự động, liên tục với nhau và phù hợp với chu trình xử lý của tháp.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 176 A6. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải công đoạn tinh luyện vàng
Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải công đoạn tinh luyện vàng:
❖ Thuyết minh công nghệ xử lý khí thải:
Nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý toàn bộ lượng khí thải phát sinh từ quá trình tinh luyện vàng.
Khí thải phát sinh ra từ quá trình tinh luyện vàng được thu gom bởi chụp hút sau đó được dẫn bằng đường ống dẫn khí làm bằng sắt mạ kẽm 3mm kích thước D300 có chiều dài là 1m rồi đi vào tháp hấp thụ.
+ Tháp hấp thụ:
Tháp hấp thụ được cấu tạo gồm: lớp vật liệu đệm, dàn phun sương, lớp tách nước.
Khí thải sau khi được đưa vào tháp hấp thụ theo chiều từ dưới tháp lên trên sẽ tiếp xúc với lớp vật liệu đệm PP được làm bằng vật liệu polypropylene chất lượng cao có khả năng chịu được hóa chất, độ bền cao, khả năng chống mài mòn tốt, có chiều dày 0,5m, định kỳ 6 tháng chủ dự án sẽ thay lớp vật liệu đệm này 1 lần. Dung dịch hấp thụ ở đây là NaOH 5% sẽ được bơm vào tháp hấp thụ để phân phối dung dịch theo chiều từ trên xuống dưới, ngược chiều với hướng của dòng khí cấp vào để tưới trên lớp đệm. Khí từ dưới đi lên tiếp xúc chất hấp thụ và bị chất hấp thụ giữ lại các thành phần cần xử lý có trong khí thải. Khí sạch đi lên đỉnh tháp, mang theo một phần nước ở dạng sương sẽ đi qua màng tách nước, nước trong khí được giữ và đọng lại thành giọt và rơi xuống. Còn khí sạch thì bay lên đỉnh tháp và đưa qua đường ống dẫn có kích thước D300 với tổng chiều dài khoảng 30m sau đó nối với ống khói để thoát ra ngoài môi trường.
Khí thải từ khu vực tinh luyện vàng
Chụp hút Quạt hút
Tháp hấp thụ Bơm
Bể chứa dung dịch hấp thụ Khí sạch thoát ra ngoài môi trường
Đạt QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B)
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 177 Phần nước sau lắng và dung dịch NaOH còn lại sau phản ứng tiếp tục chảy vào bể chứa dung dịch hấp thụ và được sử dụng tuần hoàn để cấp cho lượng dung dịch NaOH thất thoát do bốc hơi khi tiếp xúc với dòng khí có nhiệt độ cao và phản ứng với các chất ô nhiễm. Một phần định kỳ sẽ được chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom xử lý như chất thải rắn công nghiệp thông thường theo pháp luật.
Khí thải đã xử lý đi lên đỉnh tháp, thoát ra ngoài qua ống khói bởi 01 quạt hút công suất 2.800m3/h. Khí sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT Cột B (Kp = 1; Kv = 1,2).
Bảng 3.30. Thông số kỹ thuật của HTXL khí thải khu vực tinh luyện vàng STT Tên thiết bị Đơn vị Số
lượng Thông số kỹ thuật
1 Tháp hấp thụ Cái 1
- Kích thước: D600 x H2500 - Giàn phun sương phân phối dung dịch
- Lớp vật liệu đệm pp.
- Vật liệu: PVC 10mm + FRP
2 Quạt hút Cái 1
- Công suất: P = 1,5Kw - Qmax = 2.800 m3/h - Điện áp: 3P/380v/50hz 3 Bơm hóa chất Cái 1 - Lưu lượng: 25 – 30 m3/h
- Xuất xứ: EU/G7 4 Lan can và sàn
thao tác lấy mẫu Cụm 1 5 Ống dẫn khí
D300 Cụm 1 - Vật liệu: sắt mạ kẽm, 3mm
- Chiều dài 30m
6 Ống thoát khí Cụm 1 - Vật liệu: PVC 10mm + FRP, D300, chiều cao 13,5m
* Chế độ vận hành hệ thống: Vận hành tự động, liên tục
Hệ thống được cài đặt chế độ tự động hoạt động mặc định. Các thiết bị được thiết kế để hoạt động hoàn toàn tự động, liên tục với nhau và phù hợp với chu trình xử lý của tháp.
A7. Biện pháp giảm thiểu khí thải do các phương tiện cơ giới
Gia cố thường xuyên mặt đường vận chuyển nội mỏ để khắc phục các đoạn xấu, ổ gà, tạo điều kiện đi lại tốt nhất cho các thiết bị, phương tiện. Do vậy, gián tiếp giúp động cơ hoạt động ở điều kiện thuận lợi, ít tạo ra khói thải hơn.
Công ty chỉ sử dụng những xe đạt tiêu chuẩn đăng kiểm, tức cũng đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận an toàn kĩ thuật môi trường.