CHƯƠNG 1. THÔNG TIN DỰ ÁN
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1. Hiện trạng các hạng mục công trình đang sử dụng
Công ty đã đi vào hoạt động, khai thác từ năm 2003, các hạng mục công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất hiện tại đã được đánh giá và xây dựng ở giai đoạn trước được đưa vào sử dụng. Các công trình đã được xây dựng đúng với mục đích sử dụng đã được phê duyệt và tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình quy phạm của ngành. Quy mô các hạng mục công trình hiện trạng được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 45 Bảng 1.1.2. Quy mô các hạng mục công trình hiện trạng của mỏ vàng Đăk Sa
STT Hạng mục Quy mô Ghi chú
I Hạng mục công trình chính
1 Khu vực mỏ khai thác
Mỏ Bãi Đất 3,67ha
Mỏ Bãi Gõ 4,28ha
2 Khu vực nhà máy chế biến
- Dây chuyền đập quặng 0,12 ha
- Cụm máy nghiền quặng 0,036 ha
- Dây chuyền tuyển trọng lực 0,02 ha
- Dây chuyền tuyển nổi 0,0312 ha
- Thiết bị ngâm chiết và hấp phụ vàng 0,0325 ha
- Máy điện phân Acacia 0,012 ha
- Tách rửa vàng từ than hoạt tính 0,005 ha - Giải hấp phụ than hoạt tính 0,024 ha
- Phòng nung luyện vàng 0,0028 ha
II Hạng mục công trình phụ trợ
- Nhà ăn, nhà nghỉ công nhân 0,2 ha
- Nhà kho, xưởng cơ điện, bãi đỗ xe, kho vật
liệu nổ… 0,5 ha
- Xưởng tách, tuyển cát 0,08 ha
- Đường nội bộ 2,75ha
III Hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường - Hệ thống thu gom, xử lý nước thải khai thác
Bể lắng 1 - khu mỏ Bãi Đất 400m2
Bể lắng 2 - khu mỏ Bãi Gõ 150m2
- Hệ thống xử lý nước thải tháo khô mỏ, hồ
tuần hoàn 0,2 ha
- Kho chứa chất thải nguy hại 78m2
- Kho chứa chất thải sinh hoạt 25m2 - Kho chứa chất thải công nghiệp 28m2
- Bãi thải đất đá 0,6 ha
- Bể sự cố 150m3
- Hồ thải quặng đuôi hồ 1 8,97 ha
- Hồ chứa quặng thải ngâm chiết 2B 1,09 ha - Hồ chứa nước thải ngâm chiết 2A 0,8 ha
- Hồ 1A 6,4 ha
Tổng 29,9066 ha
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 46 1.2.1.2. Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cấp cho hoạt động khai thác mỏ sẽ được lấy chủ yếu từ nguồn nước tháo khô mỏ sau khi được xử lý tại các bể lắng, nguồn nước này sẽ được bơm lên các bồn có dung tích khoảng 30 m3, đặt cao hơn so với các cửa lò cao nhất để tạo áp lực cung cấp cho các hoạt động khoan, xây dựng trong mỏ.
Nguồn nước cấp cho hoạt động sản xuất trong nhà máy sẽ được lấy chủ yếu từ nguồn nước tháo khô mỏ và được bơm tuần hoàn từ đập chứa thải tuyển nổi về nhà máy. Nước cấp sẽ được bơm vào hệ thống dãy 06 bể nước liền kề nhau, dung tích mỗi bể là 88 m3 được đặt cao hơn nhà máy để có đủ áp lực cho nước sản xuất, phòng và chữa cháy và các nhu cầu khác.
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt được lấy từ thượng nguồn suối Bãi Cũ sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước.
❖ Thải nước
✓ Các loại nước thải bẩn:
- Nước thải tháo khô mỏ.
- Nước thải bãi quặng (tại nơi tập kết quặng sau khi khai thác).
✓ 21.2.2. Phương pháp xử lý:
Nước tháo khô mỏ:
+ Bước 1: Trong hầm lò, nước tháo khô mỏ được thu gom bằng hệ thống đường ống HDPE D160 với tổng chiều dài 1.728 m.
+ Bước 2: Sau khi được xử lý tại bể tách dầu đặt tại cửa hầm, nước tháo khô mỏ được thu gom bằng hệ thống 2 đường ống HDPE D125 chạy song song, với chiều dài là 127 m. Sau đó, nước tháo khô mỏ được thu gom bể và được dẫn bằng 09 đường ống HDPE D90 dài 74 m ra xuống bể lắng.
+ Bước 3: Tại 2 bể lắng này sẽ được cho hóa chất PAC và Al2(SO4)3 nhằm liên kết các hạt cặn lơ lửng không lắng được. Sau khi nước tháo khô mỏ được xử lý, phần lớn nước được bơm về 06 bồn chứa nước của Nhà máy với dung tích 270 m3 phục vụ sản xuất bằng đường ống D160 dài 499 m. Phần nước còn lại tại bể lắng được dẫn về Hồ 1 bằng 06 đường ống HDPE D90 dài 614 m.
Nước thải bãi quặng
+ Bước 1: Nước thải bãi thải được thu gom tập trung bằng các rãnh nước bao quanh bãi quặng.
+ Bước 2: Sử dụng 2 đường HDPE d160 thu gom về bể lắng bằng phương pháp tự chảy và xử lý theo phương pháp của nước tháo khô mỏ.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 47 Nước thải từ công đoạn tuyển nổi: lưu lượng 1.047 m3/ngày.đêm được thu gom theo đường ống HDPE D160 với tổng chiều dài tuyến dẫn 705 m thu về hồ 1 và 1A và được lưu chứa trong thời gian khoảng 11 ngày (mùa mưa) và khoảng 17 ngày (mùa khô) trước khi xả ra suối Đắk Sa.
Nước thải từ công đoạn ngâm chiết: lưu lượng 137,52 m3/ngày.đêm được xử lý khử độc và dẫn ra đường ống HDPE D75 với tổng chiều dài tuyến dẫn 705m dẫn về hồ 2B, hồ 2A, hồ 1 và 1A, hồ tuần hoàn và cuối cùng xả ra suối Đăk Sa.
Nước thải sinh hoạt khu nhà nghỉ, và khu phụ trợ khác (văn phòng, khu nhà bếp):
Tổng lượng phát sinh 25 m3/ngày.đêm được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại truyền thống và bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc sau đó dẫn ra đường ống HDPE D110 với tổng chiều dài tuyến dẫn 763,89 m dẫn về hồ 1 và 1A trước khi thoát ra hồ tuần hoàn chảy về nguồn tiếp nhận (suối Đắk Sa).
b) Hệ thống cấp điện
Dự án đang sử dụng điện lưới thông qua hệ thống đường dây và trạm biến áp 22kV để cung cấp điện năng cho các hoạt động sản xuất của mỏ và nhà máy. Hệ thống 04 máy phát Diezel được dự phòng trong trường hợp đường dây 22kV bị mất điện.
c) Hệ thống đường giao thông - Vận tải ngoài mỏ:
Quặng ở Bãi Đất và Bãi Gõ sau khai thác được vận chuyển đến nhà máy chế biến theo một con đường, một phần rải nhựa, phần lớn là đường cấp phối, dài 1 km, rộng 5,5 m.
Xe sử dụng để vận chuyển quặng là xe tải trọng 10 tấn.
- Vận tải trong mỏ:
Các đường lò vận chuyển
Hướng về phía Bắc của đường hào nghiêng Bãi Đất là đường lò nhánh nghiêng Bãi Chuối, được đào ở độ dốc -14ẵ % xuống đến độ cao +445 m sau đú đào tiếp đường lũ cỏi vận chuyển ở tầng +445 m với góc dốc +3 %. Đường lò nghiêng có tổng chiều dài 442 m, còn đường lò cái vận chuyển có chiều dài 130 m. Cả hai đều sử dụng để tiếp cận 1/3 phần giữa của thân quặng.
Cuối đường lò vận chuyển ở tầng +445 m là phần đầu của đường lò nhánh Bãi Cũ với góc dốc -15 % đào xuống đến độ cao +395 m trong đó đường lò cái vận chuyển +395 m được đào nghiêng + 3 % với tổng chiều dài 96 m.
Giếng mù sẽ được sử dụng phục vụ vận tải cho phần sâu của mỏ, giếng mù được đào từ cao độ +415 tới +385 với góc dốc 26 độ với chiều dài là 150 m.
Từ các đường lò vận chuyển, sẽ phát triển các đường lò ngang giai đoạn hai bao gồm các lò xuyên vỉa (lò cúp) dẫn tới đường lò chính và các đường lò dẫn đến hố thu gom nước, các lò thượng thông gió và lò tháo quặng.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 48 Từ giếng nghiêng, sẽ phát triển các đường lò xuyên vỉa tới đường lò tầng chính, từ đường lò tầng chính sẽ đào các lò thượng thông gió và lò tháo quặng.
Các sân ga
Các sân ga có kích thước 10m x 3,5m x 3,5m được đưa vào thiết kế của giai đoạn đào lò ban đầu, chúng cách nhau 100m để tạo thuận lợi cho việc bốc xúc quặng và đá tại gương trong quá trình tiến gương. Các sân ga này được sử dụng như một sân cơ động cho các thiết bị di động, khoang lánh nạn, kho chứa vật tư, hố thu nước tạm thời, trạm biến áp phụ.
Thiết bị vận chuyển
Các loại xe cơ giới dùng cho việc vận tải trong lò gồm các máy bốc xúc Tamrock EM của Pháp CTX 5G (LHD) dung tích gầu 2,5 m³ và gầu 3,5 m³ để xúc đá hoặc quặng và các xe tải chuyên dụng 13 tấn Getman1248-13 (LPT) để chở đá thải hoặc quặng từ các gương lò ra khỏi hầm lò. Đối khu vực dưới sâu để giảm chi phí khu vực Bãi Đất sẽ chuyển đổi sang hình thức vận tải bằng xe goòng giếng nghiêng.
d) Thông gió mỏ:
Lò thượng thông hơi được đào theo rìa Đông Bắc của thân quặng và ban đầu được thông với đầu Bắc của lò thông tầng. Tương tự, lò thông gió được định vị ở phía Tây Nam của thân quặng, và được thông với đầu phía Nam của lò thông tầng.
Lò thượng cấp gió (và lò tháo quặng) được đào tới tầng khai thác cao nhất. Lò thượng gió thải được thiết kế đối với lò vận chuyển nằm trên. Hệ thống thông gió của mỏ được thiết kế sao cho không khí được dẫn vào qua các cửa lò Bãi Đất và Bãi Gõ sau đó tới các khu vực khai thác qua các đường lò có sử dụng các quạt thông gió. Không khí bẩn từ mức khai thác thấp nhất được thải qua cửa thải ở độ cao + 520 m tại Bãi Đất và qua các thượng thông gió I và II tại Bãi Gõ. Thiết bị điều hòa gió và quạt cục bộ được đặt gần kề các lò dẫn đến các lò thượng thông gió.
e) Thông tin liên lạc:
Hệ thống liên lạc được triển khai thông qua hệ thống điện thoại và phần mềm xã hội Zalo trên các điện thoại. Hiện tại chỉ có nhà cung cấp Viettel cung cấp dịch vụ tại khu vực dự án.
1.2.1.3. Các hạng mục công trình thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường a) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo chế độ tự chảy, tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
Hệ thống mương thoát nước là loại bê tông cốt thép có nhiều kích thước và chiều sâu khác nhau xen lẫn vào đó là các hố ga.
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt, sau đó được thu gom vào các hố ga, mương thoát nước. Hệ thống thoát nước mưa được chia thành các khu vực.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 49
• Khu vực nhà máy
Khu vực thoát nước mưa số 1- Thoát ra suối Bãi Cũ (phía Đông Nam nhà máy):
+ Tổng chiều dài: 226,5 m;
Khu vực thoát nước mưa số 2- Thoát ra suối Bãi Cũ (phía Đông Bắc nhà máy):
+ Tổng chiều dài: 339 m
Khu vực thoát nước mưa số 3- Thoát ra suối Thác Nước (phía Tây Nam nhà máy):
+ Tổng chiều dài: 536,6 m + Tổng số hố ga: 03
Khu vực thoát nước mưa số 4- Thoát ra suối Thác Nước (phía Tây Bắc nhà máy):
+ Tổng chiều dài: 342,5 m + Tổng số hố ga: 04
• Khu vực thoát nước mưa quanh hồ chứa thải:
+ Tổng chiều dài: 800 m
+ Xả ra suối Đăk Sa cùng với điểm xả nước thải chế biến.
• Khu vực thoát nước mưa bãi quặng:
+ Tổng chiều dài: 600 m, rộng 0,3 m, sâu 0,4-0,5 m
+ Thu gom về khu vực bể lắng 170 và 230 m3 và được xử lý cùng với nước tháo khô mỏ
b) Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt và công trình xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án được thu gom theo đường ống PVC D90 xuống bể tự ngoại xây ngầm tương ứng dưới các công trình và nguồn phát sinh. Tại đây, nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại truyền thống, sau đó được thu gom tập trung về bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí để xử lý (kích thước Dài 4,5 m x Rộng 1,5 m x Cao 3m). Nước thải sinh hoạt được khử trùng bằng nước javen đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B, hệ số K = 1,2 sau đó theo đường ống HDPE D90 dài 200m đến Hồ 1.
c) Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước tháo khô mỏ
Nước tháo khô trong hầm lò được thu gom và xử lý tách dầu tại bể tách dầu đặt tại cửa hầm. Bể tách dầu gồm 02 ngăn, ngăn nhỏ với dung tích 12 m3 (Dài x Rộng x Cao = 2m x 3m x 2m), ngăn to với dung tích 36 m3 (Dài x Rộng x Cao = 6m x 3m x 2m). Sau đó, nước tháo khô mỏ tiếp tục được xử lý tại khối bể lắng, gồm 02 bể thể tích 170m3 và 230m3. Tại 02 bể lắng này được châm hóa chất PAC và Al2(SO4)3 nhằm liên kết các hạt cặn lơ lửng tạo kết tủa. Sau khi nước thải tháo khô mỏ sau khi được xử lý, sẽ được dẫn theo đường ống D160, tổng chiều dài 499m về bồn chứa nước của nhà máy để tận dụng cấp nước cho quá trình ngâm chiết và tuyển nổi của nhà máy. Phần nước còn lại từ bể lắng 2 sẽ được dẫn theo đường ống HDPE D90 dài 614 m về hồ 1 và 1A.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 50 d) Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải sau xử lý của nhà máy chế biến vàng
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tuyển nổi:
Nước thải từ Nhà máy được dẫn bằng đường ống dẫn HDPE Φ125 mm đặt trong mương bê tông có chiều dài khoảng 705 m xuống Hồ 1. Nước thải từ dây chuyền tuyển nổi (1.074 m3/ngày) đã bao gồm nước rửa nền, máy móc của dây chuyền này được thu gom và bơm xuống Hồ 1, tại đây diễn ra quá trình lắng triệt để chất rắn lơ lửng.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải ngâm chiết
Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm chiết từ quá trình sản xuất của nhà máy được bơm vào bồn khử độc và được khử độc bằng Natri Metabisunphit (Na2S2O5), làm giảm nồng độ xianua trong khoảng 100 - 200mg/l xuống trung bình 5mg/l. Sau đó được bơm xuống hồ 2B bằng 01 đường ống nhựa HDPE Φ75 mm. Nước thải chứa hồ 2B từ 100-150 ngày, sau đó được xả van chủ động nước trong trên mặt sang hồ 2A. Bùn đọng lại tại hồ 2B. Nước trong hồ 2A được lưu giữ tiếp 100-150 ngày nữa. Tại hồ 2A, chủ cơ sở đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chỉ tiêu CN-. Khi chỉ tiêu CN- nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (kq = 0,9; kf = 0,9) sẽ được xả van chủ động nước trong trên mặt sang hồ 1 và 1A.
Đường ống HDPE Φ75 mm dẫn nước thải ngâm chiết từ khu vực sản xuất xuống hồ 2B được đặt trong mương bê tông cùng đường ống dẫn nước thải tuyển nổi.
Kết cấu Hồ 2A và Hồ 2B:
Quặng thải của quá trình ngâm chiết được xử lý tại 2 hồ 2A và 2B, có sức chứa là 100.000 m3, trong đó Hồ 2A: 60.000m3 và Hồ 2B: 40.000 m3.
- Hồ ứng phó sự cố
Trong quá trình sản xuất, nếu bể khử độc xyanua gặp sự số thì sẽ đưa nước thải ngâm chiết sang hồ này. Dung tích hồ ứng phó sự cố: 150m3
e) Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Bãi thải đất đá:: Bãi chứa đá thải năm cạnh cửa lò Bãi Gõ, diện tích: 0,6 ha - Quặng thải: Toàn bộ quặng đuôi thải của dây chuyền tuyển nổi khoảng 447,8 t/ngày (59.700 m3/năm với tỉ trọng quặng đuôi là 2,7 t/m3) sẽ được bơm trực tiếp xuống Hồ 1 (đập chứa thải tuyển nổi). Quặng đuôi thải của dây chuyền ngâm chiết sau khi khử độc sẽ được bơm xuống Hồ 2B (đập chứa thải ngâm chiết) khoảng 51,8 t/ngày. Bã quặng sẽ được lưu giữ vĩnh viễn trong hai Hồ chứa.
- Quản lý chất thải sinh hoạt: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (trung bình khoảng 200 kg/ngày) sẽ được thu gom tại khu vực dự án bởi Công ty, sau đó được vận chuyển và xử lý bởi Ban quản lý Đô thị huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 51 - Quản lý dầu thải, chất thải nguy hại và hóa chất:
+ Trong giai đoạn sản xuất dầu nhớt thải đã qua sử dụng của hoạt động sản xuất sẽ được thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy 200 lít tại khu vực/kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại (CTNH) của nhà máy cho đến khi chất thải này và các CTNH khác như pin, acquy, bao bì hóa chất... được bên tiếp nhận quản lý CTNH chuyển đi xử lý đúng quy định.
+ Công ty hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực để thu gom xử lý các loại CTNH phát sinh tại mỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Hóa chất được quản lý sử dụng theo đúng quy định của Luật Hóa chất.