Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 142 - 147)

3.2. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng

3.2.2.1. Giảm thiểu tác động từ các nguồn liên quan đến chất thải a) Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do bụi, khí thải

* Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi phát sinh từ hoạt động đào, đắp, san gạt tạo mặt bằng và bốc xúc

- Thực hiện phun nước làm ẩm tại khu vực thi công xúc bốc, vận chuyển giảm lượng bụi phát sinh.

+ Sử dụng 1 xe chuyên dụng để phun nước dập bụi, nguồn nước sử dụng từ hồ lắng của khu vực nhà máy. Tần suất phun nước 2 lần/ngày.

+ Sử dụng vòi phun tiêu chuẩn để bề mặt tưới được làm ẩm đều và tránh tạo ra tình trạng lầy lội.

- Sử dụng các máy móc, thiết bị thi công thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa tại xưởng sửa chữa của Nhà máy đảm bảo máy móc hoạt động tốt, giảm lượng khí thải ra môi trường.

- Tiến hành thi công tập trung, dứt điểm từng hạng mục, tránh kéo dài thời gian.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho CBCNV thi công trên công trường như quần áo, mũ, khẩu trang, giầy, gang tay,...

b) Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do nước thải b1. Đối với nước thải sinh hoạt

Do dự án này kế thừa toàn bộ các công trình phụ trợ của dự án vàng Đăk Sa nên công nhân làm việc tại giai đoạn này sẽ sử dụng nhà vệ sinh có sẵn nên lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án này sẽ được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý.

b2. Đối với nước mưa chảy tràn

Do nước mưa chảy tràn chỉ phát sinh trong mùa mưa, thành phần các chất trong nguồn nước này đơn giản, đa phần là các chất rắn, đất đá bị cuốn theo nên Công ty thực hiện đào các tuyến hào, rãnh thu gom - thoát nước xung quanh mỗi khu vực thi công trước khi san ủi mặt bằng. Đồng thời sử dụng đất bóc phủ để đắp đê bao ngăn nước mặt chảy tràn từ bên ngoài vào khai trường.

Ngoài ra, Chủ dự án kết hợp thực hiện các biện pháp sau:

- Mặt bằng công trường xây dựng được thu dọn, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày; rác thải sinh hoạt được chứa trong các thùng có nắp đậy, cuối ngày vận chuyển về khu tập kết CTR của nhà máy.

- Nạo vét định kỳ hệ thống rãnh thu với tần suất 3 tháng/lần.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 132 c) Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực do chất thải rắn

c1. Khối lượng sinh khối phát sinh do GPMB

Diện tích mở rộng thêm của dự án chủ yếu là đất rẫy và rừng nghèo. Do đó, khi phát dọn mặt bằng sẽ phát sinh lượng chất thải là thân cây và lá. Đối với lượng chất thải này, Công ty sẽ thu gom và tận thu. Ngoài ra, để hạn chế lượng chất thải phát sinh nhiều trong cùng một thời điểm, Công ty sẽ giữ lại lớp phủ thực vật tại các vị trí chưa khai thác tới.

c2. Chất thải rắn sinh hoạt

Kế thừa và sử dụng các dụng cụ đựng rác tại các khu vực phát sinh: nhà văn phòng, nhà ăn, nhà nghỉ công nhân… từ dự án trước. Cụ thể, hiện nay các khu vực này đang sử dụng các thùng chứa rác thải có dung tích 120 lít, bố trí như sau:

+ 04 thùng tại khu nhà ăn, nghỉ 1, 2 + 02 thùng tại khu văn phòng

+ 02 thùng tại khu vực khai thác Bãi Gõ, Bãi Đất.

+ 01 thùng tại khu xưởng sửa chữa cơ khí.

+ 02 thùng khu vực nhà máy tuyển, luyện + 01 thùng tại khu nhà bảo vệ.

Ngoài ra, tại các phòng làm việc khu nhà văn phòng bố trí thùng chứa rác dung tích 10 lít, có nắp đậy. Tổng số thùng chứa rác 20 lít là 4 thùng. Cuối ngày, rác trong thùng này được thu gom vào 2 thùng 60 lít đặt tại khu nhà điều hành.Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được vận chuyển đến kho chứa rác được bố trí tại khu nhà ăn số 1. Thành lập tổ vệ sinh môi trường gồm 02 người, phụ trách thu gom, vận chuyển toàn bộ lượng rác thải phát sinh vào cuối ngày làm việc từ khu vực nhà điều hành, nhà ăn ca, nhà ở công nhân và khu vực vườn hoa, cây cảnh về kho chứa CTR, tiến hành phân loại. CTR có khả năng tái chế được lưu giữ lại kho để bán cho đơn vị thu mua phế liệu ở địa phương, lượng CTR còn lại không có khả năng tái chế được, sẽ định kỳ thuê đơn vị vận chuyển và xử lý là Ban quản lý Đô thị huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

c3. Chất thải rắn xây dựng

Các loại gạch, ngói, đất cát thải sẽ được thu gom và lưu chứa tạm tại khu vực thi công, cuối mỗi đợt thi công lại tập kết về bãi thải hoặc tận dụng để san lấp, đắp đường nội mỏ. Các loại rác xây dựng khác như bao bì, nhựa, phế liệu được thu gom một phần được bán tái chế, còn lại tập trung về kho chứa rác sinh hoạt.

c4. Đối với chất thải nguy hại

CTNH phát sinh tại dự án do được kế thừa toàn bộ mặt bằng của dự án vàng Đăk Sa nên các loại chất thải trên được phân loại tại nguồn và được thu gom đựng trong các thùng chứa đều có nắp đậy kín, được dán mác phân loại CTNH theo đúng quy định đặt trong kho chứa CTNH của Dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 133 Kho CTNH được bố trí khu vực nhà máy tuyển luyện, kho có diện tích 25 m2, kết cấu nhà cấp 4, khung thép, tường xây gạch, mái lợp tôn, có biển báo tại cửa ra vào, nền được đổ bê tông, mái lợp tôn, trong kho dán nhãn cảnh báo phân chia từng khu vực để chất thải nguy hại theo quy định tại TCVN 6707:2009.

Trong kho được thiết kế rãnh thu chất lỏng chảy tràn kích thước 20 x 20 x 15 cm, hố thu gom chất lỏng kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6 m, để phòng sự cố chảy tràn hóa chất lưu chứa trong kho.

Hiện nay, Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam và hợp đồng với công ty An Sinh và Công ty TNHH Phú Hà để thu gom xử lý CTNH.

3.2.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động không liên quan chất thải

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung - Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực Dự án.

* Các biện pháp khác

- Để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa lực lượng công nhân lao động với nhân dân địa phương, các biện pháp sau được chủ dự án áp dụng:

- Ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ.

- Tuyên truyền giáo dục cho công nhân xây dựng về mối quan hệ với người dân địa phương.

- Thực hiện tốt chế độ khai báo tạm trú theo quy định

- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với UBND xã, công an xã để thực hiện tốt vấn đề quản lý lao động, nhất là lao động từ địa phương khác đến.

3.2.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

a) Phòng ngừa sự cố cháy nổ

Lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, an toàn giao thông tại khu vực công trường.

Định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra an toàn của các thiết bị, máy móc thi công.

Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra công tác phòng chống cháy nổ tại các kho của các đơn vị thi công. Công tác này do công an PCCC địa phương thực hiện.

Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Mua bảo hiểm đầy đủ cho công nhân. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. Kiên quyết đình chỉ công việc của công nhân khi thiếu trang bị bảo hộ lao động.

Hạn chế các nguồn dễ phát sinh cháy, nổ như lửa, chập điện, hàn điện, đun nấu, hút thuốc tại công trường;

Tổ chức cảnh giới và treo biển báo khi sửa chữa điện. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, thanh tra định kỳ về an toàn điện.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 134 b) Phòng ngừa sự cố điện giật

Thực hiện nghiêm quy chế quản lý an toàn, các quy trình an toàn được quy định Trên công trường trang bị đầy đủ thuốc y tế, sơ cứu tối thiểu

Huấn luyện ứng cứu tình huống khẩn cấp cho công nhân trong công trường c) Phòng ngừa sự cố tai nạn lao động

Lập Ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường gồm trưởng ban chuyên trách và đại diện của mỗi tổ thi công xây dựng.

Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; nội quy về an toàn điện; nội quy an toàn giao thông; nội quy an toàn cháy nổ... Các bảng nội quy công trường lắp đặt nơi dễ thấy, dễ đọc, nơi ra vào.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy (an toàn điện, nội quy công trường) cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy treo tại công trường; tổ chức học nội quy; tổ chức tuyên truyền bằng loa phóng thanh; thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường...

Lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu. Cử cán bộ cảnh giới và chỉ huy thiết bị nâng cẩu.

Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự.

Tổ chức cứu chữa các ca tai nạn lao động nhẹ và sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng trước khi chuyển về bệnh viện.

d) Phòng ngừa sự cố an toàn giao thông

Nhằm ngăn ngừa và hạn chế gây gián đoạn giao thông trên đường hiện hữu, áp dụng các biện pháp sau:

- Không tập kết các phương tiện máy móc thi công của Dự án trên các tuyến đường.

- Đặt biển báo: Biển báo cảnh giới khu vực thi công sẽ được đặt ở 2 bên đường thi công dọc theo đường hiện hữu ở những vị trí lái xe dễ quan sát. Biển báo giao thông ổn định trong điều kiện giao thông bình thường cũng như khi có gió to và có tấm phản quang để lái xe dễ dàng nhận biết về ban đêm. Chỗ xước, vết rách, lỗ thủng trên tấm phản quang sẽ được khắc phục ngay để luôn phát huy tác dụng phản quang của nó. Sau khi kết thúc thi công, tất cả các biển báo cảnh giới sẽ được di dời.

- Đặt cọc tiêu và đèn báo: Cọc tiêu được đặt để giới hạn phạm vi thi công, cọc tiêu cao tối thiểu là 75cm có chân đế rộng đảm bảo không bị làm hỏng bởi các phương tiện giao thông qua lại. Tất cả các cọc tiêu được bố trí màu trắng và có tấm phản quang để đảm bảo nhìn rõ cả ban ngày và ban đêm. Cọc ổn định trong điều kiện giao thông bình thường cũng như khi có gió to. Đèn trên cọc tiêu là đèn nhấp nháy loại A (đèn nhấp nháy ít), loại B (đèn nhấp nháy nhiều) sẽ được kỹ sư giám sát phê duyệt trước khi sử dụng căn cứ theo điều kiện thực tế.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 135 - Các lái xe của Dự án và những công nhân thi công phải hiểu và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông và không được uống rượu và sử dụng ma túy.

- Hướng dẫn giao thông: Hướng dẫn giao thông để đảm bảo phân luồng giao thông hợp lý trong thời gian thi công. Sẽ bố trí những người cầm cờ, trách nhiệm chính của những người này là hướng dẫn giao thông đi lại trong và quanh khu vực thi công.

- Tổ chức điều tiết và phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện di chuyển.

Bên cạnh đó, tại khu vực bố trí công trường, Dự án sẽ bố trí thêm các hạng mục nhằm tăng cường tính lưu thông và đảm bảo an toàn của các hướng giao thông như bổ sung thêm vạch sơn kẻ đường, biển báo hiệu phân luồng,...

- Ngăn ngừa và kiểm soát được các nguy cơ gây mất an toàn giao thông do vật liệu rơi vãi gây trơn trượt trên tuyến đường trục xã và nguy cơ gây hư hại tuyến đường mà phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu lưu thông.

- Đối với hoạt động vận chuyển trên các tuyến đường:

+ Bố trí thời gian vận chuyển hợp lý: Tránh vận chuyển trong giờ cao điểm từ 6 - 8h và 16h - 18h;

+ Vệ sinh, làm sạch: Đất đá loại rơi vãi sẽ được thu gom ngay và làm sạch đường, bảo đảm không trơn trượt khi trời mưa.

- Khi sử dụng tuyến đường địa phương để vận chuyển:

+ Thỏa thuận với địa phương: Đạt được sự đồng ý bằng văn bản với địa phương về việc sử dụng tạm các đường liên thôn, liên xã đúng với các mục đích vận chuyển;

+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh và hoàn nguyên: Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng đường, bảo đảm người dân đi lại bình thường, an toàn và khôi phục như trạng thái ban đầu trước khi bàn giao cho địa phương.

+ Tổ chức vận chuyển hợp lý: Không chuyên chở vật liệu và đất đá loại trong các khoảng thời gian đông người dân sử dụng đường và những ngày lễ. Dự án có trách nhiệm tìm hiểu những khoảng thời gian này và cam kết tránh vận chuyển vào những thời gian này với từng địa phương.

e) Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh

Chủ dự án yêu cầu chủ thầu xây dựng thực hiện đúng theo các hướng dẫn phòng chống dịch của Nhà nước.

Công nhân viên được trang bị phương tiện đảm bảo vệ sinh như: găng tay, khẩu trang để đề phòng nhiễm bệnh dịch.

Thành lập đội ngũ chuyên môn về y tế nếu có trường hợp bệnh tật xảy ra ứng phó kịp thời.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 136 f) Biện pháp giảm thiểu sự cố sụt lún công trình

Các biện pháp sẽ được thực hiện để phòng ngừa và ứng phó sự cố sụt lún công trình gồm:

+ Trong quá trình thiết kế, đơn vị tư vấn đã khảo sát địa chất công trình của khu vực và tính toán đến tải trọng của nhà làm việc,... quá trình thi công đảm bảo theo đúng quy định nhằm hạn chế các tác động do sụt lún công trình.

+ Kiểm tra các hiện trạng sụt lún, các vết nứt có thể xảy ra trong phạm vi thi công xây dựng;

+ Theo dõi chế độ dòng chảy, tình hình xói lở diễn biến bờ kênh và sự ổn định, hư hỏng của công trình;

+ Chuẩn bị tốt các phương án và thiết bị ứng cứu khi có sự cố xảy ra, đảm bảo nhanh chóng khắc phục sự cố để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người, tài sản và môi trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)