CHƯƠNG 1. THÔNG TIN DỰ ÁN
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
* Giai đoạn chuẩn bị
Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án xấp xỉ 40 ha. Hầu hết diện tích đất huy động cho Dự án đều được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng. Hoạt động giải phóng mặt bằng cho toàn vùng mỏ hoàn toàn nằm cách xa khu dân cư đồng thời hoạt động sản xuất và giao thông của mỏ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến nhà cửa của đồng bào địa phương nên không phải thực hiện công tác tái định cư đối với nhân dân trong vùng. Do công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng đường giao thông nối mỏ với đường Hồ Chí Minh, xây dựng nhà máy tuyển luyện, hệ thống đập chứa quặng đuôi thải bãi chứa đất đá thải, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, nhà bảo vệ… đã được thực hiện trong giai đoạn trước (từ năm 2006 đến năm 2017) nên trong giai đoạn này công ty chỉ phát triển thêm 1,58 ha đất rừng nghèo để xây dựng các công trình phụ trợ cho hệ thống đập chứa quặng đuôi thải như đường ứng cứu sự cố ở đập thải, đường đặt các ống dẫn thải từ nhà máy đến đập thải, mở rộng bãi chứa đá thải.
Khối lượng công tác giải phóng mặt bằng của giai đoạn này không đáng kể vì phần lớn diện tích sử dụng đều là đất nương rẫy và rừng nghèo.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 81 1.5.1. Bồi thường và GPMB
Đền bù quỹ rừng: theo quy định tại quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, Công ty đã xây dựng Phương án trồng rừng thay thế trên toàn bộ 38,166 ha của cả hai giai đoạn phát triển Mỏ Vàng Đăk Sa và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê chuẩn tại Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 26/01/2011. Theo đó, việc trồng rừng thay thế (bao gồm trồng rừng, chăm sóc và quản lý bảo vệ) đã được tiến hành ngay từ năm 2011 và sẽ kết thúc vào năm 2020; công ty sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí trồng rừng thay thế với tổng kinh phí 2,24 tỷ đồng (tương đương 110 000US$).
Đền bù nương rẫy của dân địa phương: khoản chi phí đền bù đất sản xuất của dân trong giai đoạn này không lớn, khoảng dưới 300.000.000 đồng và được trả trực tiếp cho dân theo thỏa thuận và có sự giám sát của chính quyền địa phương.
* Giai đoạn XDCB
Giai đoạn này kéo gần 7 năm. Mỏ thực hiện XDCB đồng thời tiến hành các hoạt động mở vỉa, khai thác.
1.5.1.1. Mở vỉa khai trường a) Nguyên tắc chung
Vị trí và sơ đồ mở mỏ được lựa chọn theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo công suất mỏ tối đa, phát huy tối đa mạng kỹ thuật hiện có (hệ thống đường giao thông, đường điện....).
- Tài nguyên khai thác đảm bảo chắc chắn, giảm thiểu sự rủi ro.
- Thuận lợi cho công tác khai thác, vận tải, đổ thải và thoát nước mỏ.
- Đảm bảo tỷ lệ tổn thất, làm nghèo, quặng nhỏ.
- Giảm thiểu sự ảnh hưởng và ô nhiễm đến môi trường.
- Chi phí thi công khai thác, khấu, đào đá nhỏ nhất.
- Khai thác quặng an toàn và hiệu quả nhất.
b) Lựa chọn vị trí mặt bằng
Vị trí mặt bằng lựa chọn căn cứ vào tài liệu địa chất, địa hình của khu vực, căn cứ đủ điều kiện, thuận lợi để xây dựng các công trình trên mặt. Do đó, mặt bằng Bãi Đất được lựa chọn xung quanh cửa lò vận chuyển, rộng 50 m, dài hơn 100 m; chiều rộng giới hạn từ của lò tới hàng rào nhà máy. Mặt bằng Bãi Gõ được lựa chọn xung quanh của lò vận chuyển L2, rộng 50 m, dài hơn 200 m. Phía trong giáp cửa lò và taluy dương, phía ngoài tiếp giáp vực suối nhỏ.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 82 c) Mở vỉa khai trường
❖ Lựa chọn mức mở vỉa
Mức mở vỉa được lựa chọn căn cứ vào tài liệu địa chất, địa hình, thủy văn của khu vực, căn cứ đủ điều kiện, thuận lợi để xây dựng các công trình trên mặt. Mức mở vỉa vẫn chọn theo phương án cũ là cao độ mở vỉa Bãi Đất là +520 m, cao độ mở vỉa Bãi Gõ là +500m.
❖ Lựa chọn phương án mở vỉa
Phương án mở vỉa vẫn giữ theo giai đoạn trước đó là lò bằng kết hợp với lò nghiêng.
Lò khai thông giai đoạn phát triển ban đầu, đôi khi còn được gọi là các lò chính hoặc lò mở vỉa, là những đường lò được mở để tiếp cận thân quặng. Các cửa lò, các lò nhánh chính và các lò vận chuyển cũng được xếp vào lò mở mỏ giai đoạn đầu. Tất cả những đường lò này đều được đào vào đá trụ và có tiết diện không đổi 4m x 4m. Lò mở mỏ được mở trong trụ và gồm các cửa lò, đường lò mở vỉa và các hố thu nước. Lò thăm dò được đào nhằm mục đích thăm dò quặng, và nó thường được đào theo mạch quặng hoặc nhằm bắt gặp quặng như lò cúp, lò thông tầng và lò dọc vỉa. Dọc các đường lò nhánh và lò bằng cứ cách 100 m xây dựng một ga tránh. Các ga tránh được đào vuông góc với các đường lò, có chiều dài 10 m. Ga tránh ban đầu sẽ được sử dụng làm khoang chứa đá, quặng tạm thời trong quá trình đi lò để tạo điều kiện dọn nhanh gương lò cho đợt nổ mìn kế tiếp. Sau đó, ga tránh được dùng làm kho chứa vật liệu, nơi đặt máy biến thế, hố thu nước tạm thời và khoang lánh nạn.
Lò mở mỏ tại Bãi Đất
Cách mở vỉa thích hợp là bằng các cửa lò và đường lò nghiêng. Các cửa lò ở Bãi Đất được mở ở khu vực bãi chứa quặng nguyên khai cấp cho khâu đập của nhà máy tuyển. Các đường lò chính và các lò vận tải ngang được coi là giai đoạn xây dựng cơ bản, các lò xuyên vỉa (lò cúp) và đường lò dọc vỉa nối với các lò thượng thông gió và các lò tháo quặng được coi là giai đoạn chia khối khai thác và chuẩn bị ruộng mỏ. Cả hai loại đường lò này thường có tiết diện gương là 4m x 4m hay là 3,5m x 3,5m hay 3m x 3m. Hình 41 thể hiện sơ đồ khai thông khu Bãi Đất bằng các cửa lò và các đường lò nghiêng.
Vì khu vực khai thác trong giai đoạn này chỉ là mở rộng khu khai thác của Giấy phép cũ (Giấy phép khai thác số 178/GP-BTNMT), nên việc đào đường lò chuẩn bị sẽ tiến hành từ vị trí đường lò nghiêng phát triển trước đây. Cụ thể: Đào lò bằng tiếp cận thân quặng ở mức +490 m của đường lò nghiêng cũ. Tiếp đó, tiến hành đào các thượng thông gió từ mức +490 m đến mức +540 m (lò bằng L1 cũ). Tiến hành mở lò xuyên vỉa ở mức +460m tiếp cận thân quặng cần khai thác. Ở các mức +445m, +430m, +415m, +400m tiến hành mở lò xuyên vỉa tiếp cận thân quặng.
Từ mức +475m đến mức +490m, từ +460m đến +475m, từ +445m đến +460m, từ +430m đến +445m, từ +415m đến +430m, từ +400m đến +415m khép các thượng thông gió hệ thống lên đường lò chính L1. Từ +385m đến +400m, từ +370m đến +385m đào các đường lò đứng thông gió và thoát nạn khẩn cấp.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 83 Hình 1.6. Sơ đồ các đường lò khai thông chính khu Bãi Đất
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 84 1.5.1.2. Chuẩn bị khai trường và trình tự khai thác
a) Chuẩn bị khai trường
Từ các đường lò vận chuyển, sẽ phát triển các đường lò ngang bao gồm các lò xuyên vỉa (lò cúp) dẫn tới đường lò chính và các đường lò dẫn đến hố thu gom nước, các lò thượng thông gió và lò tháo quặng. Các đường lò giai đoạn này được đào với kích thước 3,5 m x 3,5 m với góc nghiêng +3 %, ngoại trừ lò xuyên vỉa có góc nghiêng thay đổi từ -8 % đến +14 %, do thân quặng uốn lượn dọc theo đường phương so với độ cao của đường lò vận chuyển.
Các sân ga có kích thước 40m x 4,0m x 4,0m được đưa vào thiết kế của giai đoạn đào lò ban đầu, chúng cách nhau 60 - 70 m để tạo thuận lợi cho việc bốc xúc quặng, đá tại gương trong quá trình tiến gương lò. Các sân ga này được sử dụng như một sân cơ động cho các thiết bị di động, khoang lánh nạn, kho chứa vật tư, hố thu nước tạm thời, trạm biến áp phụ…
Giai đoạn phát triển thứ hai mang tính quyết định đối với các hoạt động khấu quặng.
giai đoạn này đôi khi được gọi là giai đoạn chuẩn bị phát triển. Các đường lò của giai đoạn này thường xuất phát từ các đường lò giai đoạn đầu nhưng không hạn chế, bao gồm: các đường lò thông tầng, lò cúp, lò dọc vỉa, lò tháo quặng và các đường lò thông gió. Tiết diện các đường lò giai đoạn hai là 3,5m x 3,5m hay 4,0m x 4,0m ngoại trừ lò thượng có tiết diện 2,0m x 2,0m.
b) Trình tự khai thác
Để tiếp tục mở các đường lò chuẩn bị sản xuất tại Bãi Đất và Bãi Gõ dự kiến bố trí 3 đội thợ lò. Các đội thợ lò này sẽ dùng máy khoan cơ giới để đào lò chuẩn bị, lò phụ trợ kích thước lớn và sử dụng búa khoan tay đào các đường lò khai thác ở khu Bãi Đất, khu Bãi Gõ.
Khu mỏ Bãi Đất: Sẽ có 1 đội thợ lò:
Đội chia thành 2 tổ: Các công việc cụ thể của các tổ sắp xếp hài hòa ở các mức để tiến hành đào lò và khai thác phù hợp.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 85 Hình 1.7. Bình đồ chiếu bằng diện tích dự kiến khai thác theo năm khu Bãi Đất
Khu mỏ Bãi Gõ: Sẽ có 2 đội thợ lò.
Các công việc cụ thể của các tổ sắp xếp hài hòa ở các mức để tiến hành đào lò và khai thác phù hợp.