PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 218 - 222)

ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 4.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường

4.1.1. Cơ sở lựa chọn

Phương án cải tạo, PHMT được đưa ra trên các căn cứ như sau:

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

- Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe công cộng, dân cư xung quanh.

- Bản đồ hiện trạng bố trí các công trình khi kết thúc khai thác mỏ năm thứ 7.

- Điều kiện hiện trạng môi trường thực tế của khu vực thực hiện Dự án.

Sau khi kết thúc 6 năm 6 tháng khai thác mỏ quặng.

- Phụ lục số 3 - Hướng dẫn các giải pháp cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

- Phụ lục số 2 – Hướng dẫn nội dung cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, ban hành theo thông tư 25/2019/BTNMT ngày 31 tháng 12/2019;

- Căn cứ điều kiện thực tế phương pháp khai thác hầm lò, địa hình khu vực hồ đập thải, và thành phần quặng đuôi thải;

- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác sẽ tuân thủ các nguyên tắc chung sau:

+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

+ Quá trình phục hồi môi trường được thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước,…).

+ Hạn chế tới mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình cải tạo, phục Hồi môi trường đến các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa mạo, sinh thái,…

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 208 + Ít gây ra các xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực xung quanh Dự án;

mọi xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

+ Lựa chọn cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và theo kế hoạch phát triển rừng trồng của địa phương. Hiện nay, trong và xung quanh khu vực dự án chủ yếu là trồng cây Keo lai, cây phát triển tốt, vì vậy Dự án sẽ chọn cây Keo lai để phủ xanh các khu vực dự án.

4.1.2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Tuân theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định của Chính phủ về Bảo vệ môi trường, việc đánh giá tác động môi trường cho Dự án Khai thác mỏ vàng Đăk Sa đã được chuẩn bị từ đầu năm 2003 với sự tư vấn của Kingett Mitchell, Auckland, New Zealand, và dựa trên các nghiên cứu môi trường vùng của Dự án Đăk Sa do New Vietnam Mining Co. và Knight Piesold thực hiện trong khoảng thời gian 2002-2003.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê chuẩn báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Dự án khai thác chế biến Vàng Phước Sơn tại Quyết định số 1698/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2004, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Vàng Phước Sơn – Hạng mục Nhà máy tuyển luyện Vàng Đăk Sa tại Quyết định số 910/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm 2010 và Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 743/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 4 năm 2021. Công tác bảo vệ môi trường và phục hồi môi sinh của Dự án đang được thực hiện theo nội dung của các Báo cáo ĐTM đã được phê chuẩn nói trên và sẽ tiếp tục kế thừa theo phương án cải tạo phục hồi môi trường trong đó.

Hiện nay, Công ty đã và đang tuân thủ các quy định liên quan đến môi trường do nhà nước Việt Nam ban hành và còn hiệu lực.

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Việc đóng cửa mỏ và sự phục hồi môi trường là vấn đề quan trọng đối với việc phát triển khai thác mỏ trên toàn thế giới và nó hiệu quả nhất khi được tính toán chi phí và lập kế hoạch trong quá trình phát triển mỏ. Các kế hoạch đóng cửa mỏ luôn rất linh hoạt vì trong suốt thời gian mỏ khai thác, công tác thăm dò mở rộng, kéo dài tuổi thọ mỏ… diễn ra liên tục và kết quả cũng như thông tin có được từ các hoạt động này dẫn đến việc thay đổi phương án đóng cửa mỏ đã được đề xuất.

Chính vì vậy, mà các phương án luôn phải phụ thuộc kế hoạch sản xuất của mỏ, sự tham vấn của cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội có liên quan ở địa phương và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Tôn trọng tập quán văn hóa, xã hội và những truyền thống của người dân địa phương.

- Giảm thiểu tác động do các hoạt động khai thác và chất thải đối với môi trường tự nhiên và con người.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 209 - Hạn chế tối đa những xáo trộn trong vùng.

4.2.1. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Công tác chuẩn bị trước khi đóng cửa mỏ bao gồm:

- Thỏa thuận với chính quyền địa phương về cơ sở hạ tầng đã được sử dụng.

- Lập kế hoạch giải phóng toàn bộ Nhà máy tuyển luyện, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng không cần thiết khác hoặc không sử dụng nữa cho người dân địa phương.

- Chuẩn bị phương án hoàn thổ và phục hồi lại môi trường tại khu vực nhà máy, đập chứa thải và đề phòng tai nạn cho người và súc vật đi lại trong khu vực phục hồi.

4.2.2. Công tác hoàn thổ

Tùy thuộc vào tính hữu ích đối với địa phương mà một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng của khu nhà máy và nhà ở sẽ được giữ lại hoặc tháo dỡ và di chuyển. Các công tác phục hồi địa hình, cảnh quan phải tạo ra một trạng thái ổn định và phù hợp với mục đích sử dụng đất tiếp theo. Khu vực nhà máy sẽ được hoàn thổ phủ lớp đất dày khoảng 1 m và trồng cây (cây keo hoặc xà cừ) tạo cho khu vực này có môi trường tự nhiên ổn định.

4.2.3. Công tác đóng cửa khu chứa quặng thải

Khu chứa thải là khu vực quan trọng nhất cần được khôi phục và cải tạo. Các yêu cầu về đóng cửa khu chứa thải đã được tính đến ngay từ khi thiết kế hệ thống quản lý thải. Một số biện pháp xử lý đã được xem xét gồm: Xử lý và xả; Xây dựng lớp phủ có độ thấm và bốc hơi thấp; Xây dựng một đầm lầy xử lý - xả thụ động. Phương pháp xử lý và xả đòi hỏi phải có nhà máy hoạt động trong thời gian dài và phải có nhân viên kỹ thuật giám sát (chẳng hạn: xây dựng khu xử lý bùn quặng thải bằng vữa vôi đặc).

Phương pháp xây dựng lớp phủ có độ thấm và bốc hơi thấp có thể không ngăn cản được quặng thải giàu sulfua bị ô xy hóa.

4.2.4. Công tác đóng cửa bãi đá thải

Các chất khoáng vật chứa lưu huỳnh trong đá thải thường là nguồn gốc của sự tiếp tục tháo rửa axit (ARD) tiếp diễn sau khi đóng cửa mỏ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong kế hoạch khai thác mỏ chỉ có đá thải không có khả năng sản sinh axit mới được lưu trữ vĩnh viễn trong các bãi đá thải. Một lớp đất phủ có tính thấm thấp lên trên bãi đá thải được xem là giải pháp phù hợp nhất.

Việc lấp phủ bãi đá thải bao gồm các bước sau:

- Tạo một lớp phủ có tính thấm thấp lên đỉnh và xung quanh bãi thải. Bùn và đất sét trong khu vực sẽ trộn lẫn tạo thành một loại đất hạt mịn có tính chịu đầm nén cao và tính thấm thấp.

- Trải một lớp đất hữu cơ phủ lên trên bề mặt của lớp phủ. Trồng cây để cải tạo nên một thảm thực vật bằng các loại cây cỏ trong vùng nhằm ngăn chặn sự bay thoát hơi nước.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 210 - Xây dựng hệ thống hào dọc theo triền dốc nhằm ngăn dòng nước mưa chảy tràn không chảy vào trong bãi đá thải.

- Đào kênh nhỏ dưới chân bãi đá thải phía hạ lưu để gom toàn bộ nước chảy ra từ bãi đá thải.

Có hai lựa chọn cho việc thu gom, xử lý và xả nước thu được dưới chân bãi đá thải vào môi trường tiếp nhận phụ thuộc vào tính chất hóa học của nó vào lúc đóng cửa mỏ và tính chất hóa học dự kiến của nó về sau này, cụ thể như sau:

- Dẫn lượng nước này chảy vào một vùng đất ngập nước nhỏ được tạo ra ngay dưới chân bãi đá thải có trồng các loại cây, cỏ bản địa trước khi cho chảy vào nguồn nước tự nhiên.

- Khi yêu cầu thời gian lưu trữ lâu hơn trong vùng đất ngập nước thì tiếp tục đặt ống dẫn lưu lượng nước này vào vùng đất ngập nước của đập chứa quặng thải sau đó cho chảy tự nhiên vào suối Đắk Sa.

Các lựa chọn đóng cửa mỏ đối với các công trình ngầm dưới đất

Khoáng vật sunphua phát lộ trong các vách lò đã khai thác và chèn lấp có khả năng là những nguồn phát sinh axit mỏ và ô nhiễm kim loại nặng. Những phương thức được xác định cho việc đóng cửa các công trình ngầm dưới đất có đề cập đến nguồn ô nhiễm được nêu dưới đây:

- Sự chuyển dòng và công tác xử lý nước ngấm lại.

- Chèn lấp, bịt kín các cửa lò đã được khai thác.

4.3. Kế hoạch thực hiện

4.4. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 218 - 222)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)