Đánh giá, dự báo tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 147 - 180)

3.3. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.3.1. Đánh giá, dự báo tác động

3.3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn liên quan đến chất thải a) Tác động đến môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm

- Bụi và khí thải từ hoạt động khoan lỗ mìn - Bụi và khí thải từ hoạt động nổ mìn - Bụi và khí thải từ hoạt động xúc bốc - Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển

- Bụi và khí thải do sử dụng nhiên liệu trong quá trình hoạt động cả các loại máy móc thiết bị

- Bụi phát sinh trong quá trình nghiền, sàng quặng - Khí từ lò tái hoạt tính than

- Hơi từ bể điện phân - Khí thải từ máy phát điện

Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm a1. Bụi phát sinh khi khoan lỗ mìn:

Mỏ sử dụng máy khoan Tamrock có thiết bị lọc bụi nên không phát thải bụi ra môi trường xung quanh.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 137 a2. Bụi và khí thải do hoạt động nổ mìn:

- Bụi do hoạt động nổ mìn:

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì tại mỏ khai thác quặng cho thấy hàm lượng bụi trong không khí của quá trình nổ mìn như sau:

C khoan, nổ mìn = k bụi nổ x W đá nguyên khai /(S x h) Trong đó:

k bụi nổ: Hàm lượng bụi phát ra trong quá trình nổ mìn: 0,4 kg/tấn W đá nguyên khai: Công suất khai thác quặng nguyên khai (tấn/năm)

S: Diện tích vùng phát tán = 10,99ha (khai trường khai thác quặng). Diện tích phát tán khu quặng là 1,1ha (10% diện tích khai trường); tổng diện tích S = 12,09ha. Diện tích khu vực tâm của mỗi đợt nổ mìn là 21 m x 5m = 105m2.

h: Chiều cao phát tán bụi tính trung bình: 25m

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến khối lượng quặng khai thác từ năm 2 đến năm 7 là 112.994 tấn/năm – 181.682 tấn/năm tương đương 376,65 – 605,61 tấn/ngày (Thời gian 1 năm là 300 ngày làm việc, 1 ngày làm 3 ca, mỗi ca 8h):

Bảng 3.8. Mức độ phát thải bụi từ hoạt động nổ mìn Thời

gian Khối lượng (tấn/ngày)

Hệ số bụi (kg bụi/tấn quặng)

Tải lượng bụi (kg/ngày)

Nồng độ bụi (mg/m3/h)

QCVN 05:2023/BTNMT

(TB 1 giờ (mg/m3) Năm 2 376,65

0,4 150,66 2,37

Năm 7 605,61 242,244 3,82 0,3

Ghi chú:

QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

Nồng độ bụi trung bình (mg/m3) = tải lượng (kg/ngày) x 106/21/V (m3) Trong đó:

- Thời gian 1 năm là 300 ngày làm việc, thời gian tác động ảnh hưởng 21h/ngày);

- V: Thể tích vùng chịu ảnh hưởng bởi tác động.

Theo tính toán nồng độ bụi phát sinh cao hơn rất nhiều lần so với QCVN 05:2023/BTNMT. Tuy nhiên bụi phát sinh khi nổ mìn xuất hiện tức thời trong khoảng không gian rộng, giờ nổ mìn được thông báo và ấn định, khi nổ mìn thì con người phải cách xa vị trí trí nổ mìn 300m, máy móc cách xa 150m (QCVN 02:2008/BCT:QCKT Quy chuẩn về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp). Như vậy khi nổ mìn không có người nên tác động của bụi tới con người đã được giảm nhiều.

- Khí thải do hoạt động nổ mìn:

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến khối lượng thuốc nổ trong giai đoạn hoạt động của dự án là 450.000 kg/năm tương đương 1.500 kg/ngày (Thời gian làm 1 năm là 300 ngày làm việc, 1 ngày làm 3 ca, mỗi ca 8h):

Do đó, tải lượng bụi và khí phát sinh trong giai đoạn triển khai dự án là:

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 138 Bảng 3.9. Tải lượng bụi, khí thải phát sinh do nổ mìn trong giai đoạn khai thác

Thông số Hệ số Lượng bụi và khí thải phát sinh (kg)

Bụi 0,4 180.000

CO2 0,075 33.750

CO 0,028 12.600

NO2 0,008 3.600

(Nguồn: WHO) Đánh giá tác động: sản phẩm khí độc, bụi tạo thành khi nổ hòa lẫn vào không khí, xâm nhập vào đất đá, chứa đầy các khe nứt và lỗ hổng trong đất đá gây ngộ độc cho cán bộ, công nhân viên làm việc trực tiếp tại dự án.

a4. Bụi do hoạt động xúc bốc sản phẩm và đất đá thải:

+ Thời gian phát sinh: trung bình là 3 ca/ngày, 300 ngày/năm.

+ Hệ số phát thải bụi TSP trong quá trình xúc bốc theo đánh giá nhanh 0,025 kg/tấn (NERĐC, 1988) ; hệ số phát thải bụi PM10 là 0.012 kg/tấn (SPCC, 1983).

+ Khối lượng vật liệu xúc bốc quặng giai đoạn vận hành thay đổi theo tiến độ khai thác.

Từ năm 2-4: Tổng khối lượng quặng khai thác được 433.890 tấn tương đương khối lượng quặng khai thác trung bình 1 năm là 144.630 tấn/năm.

Từ năm 5-7: Tổng khối lượng đá khai thác lớn nhất được 620.807 tấn/năm tương đương khối lượng quặng khai thác trung bình 1 năm là 206.935,67 tấn/năm.

+ Tải lượng bụi phát sinh dự tính như đối với năm có công suất khai thác lớn nhất như sau:

Bảng 3.10. Dự tính tải lượng bụi phát sinh do xúc bốc đá vôi, đá kẹp

Thông số tính toán Năm 2-4 Năm 5-7

Bụi TSP Bụi PM10 Bụi TSP Bụi PM10 Hệ số phát thải (kg/tấn) 0,025 0,012 0,025 0,012 Khối lượng vật liệu khối

(tấn/năm)

144.630 144.630 206.935,67 206.935,67

Thời gian làm việc (ngày) 300 300 300 300

Tải lượng bụi phát sinh

(kg/năm) 3.616 1.736 5.173 2.483

Tải lượng bụi phát sinh

(kg/ngày) 12,05 5,79 17,24 8,277

Tải lượng bụi phát sinh (kg/giờ) 0,57 0,28 0,82 0,39

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 139 a5. Bụi và khí thải do hoạt động vận chuyển

Quá trình vận chuyển trong giai đoạn hoạt động của Dự án bao gồm:

Vận chuyển quặng từ mỏ Bãi Gõ về nhà máy tuyển, cung độ vận tải khoảng cách 1km. Khối lượng vận chuyển 160.000 tấn/năm

Đất đá thải hiện nay, chủ yếu được lưu giữ tại các buồng lò đã kết thúc khai thác, do đó đất đá thải hầu như không đưa ra ngoài.

Cung độ vận chuyển quặng và đất đá thải là 1 km và khối lượng vận chuyển là 160.000 tấn/năm.

Bảng 3.11. Thải lượng bụi và khí trong quá trình vận chuyển Thông số tính toán thải lượng

- Khối lượng nguyên vật liệu cần vận

chuyển: 160.000 tấn/năm

- Tải trọng xe tải sử dụng để vận chuyển: 10 tấn - Số chuyến xe vận chuyển cần thiết: 16.000 chuyến/năm - Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày/năm - Số lượt xe chạy trong ngày: 54 chuyến/ngày

- Cung độ vận tải trung bình: 1 km

- Tổng chiều dài quãng đường xe chạy: 2 km

Thải lượng bụi và các khí ô nhiễm tạo ra do hoạt động vận tải đường bộ (Hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu được sử dụng là 0,5%)

TT Chất ô nhiễm

Hệ số phát thải (g/km.xe)

Quãng đường (km)

Lượt xe chạy (chuyến/ngày)

Thải lượng g/ngày g/s

1 Bụi 0,09 2 54 6,00 0,00010

2 SO2 0,02 2 54 1,38 0,00002

3 NO2 14,40 2 54 960,00 0,01667

4 CO 2,90 2 54 193,33 0,00336

5 VOC 0,80 2 54 53,33 0,00093

(Nguồn: Asessment of Sources of Air, Water and Land Pollution- Part one: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution by Alexander P. Economopoulos, WHO, Geneva, 1993. Trang 3-53)

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 140 Tải lượng bụi phát sinh cho một xe được tính như sau:

Q = E x d x n (Công thức 3-6) Với: Q - tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) E - hệ số ô nhiễm (như Bảng 3.14) (kg/km) d – chiều dài tuyến đường vận chuyển (km).

n – số lượt xe vận chuyển trung bình mỗi ngày (lượt/ngày).

+ Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển: [10]

(Công thức 3-5) Trong đó:

E - hệ số ô nhiễm (kg/km).

k - cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,35.

s - lượng bụi phủ bề mặt mặt đường (%), đường nội mỏ (đường cấp phối)là 11%, đường ngoài mỏ là 5,0 % (đường bê tông).

S - vận tốc trung bình của phương tiện vận chuyển trong mỏ là 15km/h, ngoài mỏ là 30km/h.

W - trọng lượng trung bình của phương tiện giao thông, xe không tải là 10 - 15 tấn, xe có tải là 30-35 tấn đối với đất, cát, sét; xe có tải là 50-55 tấn đối với đá vôi, đá kẹp.

w – số bánh xe trung bình của các xe tải vận chuyển, 10 bánh.

p - số ngày mưa trung bình trong năm, theo số liệu lượng mưa năm tại khu vực, số ngày mưa của khu vực trong năm là 180 ngày/năm [18].

Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển trong khu vực dự án được tính như sau.

Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển

Quãng đường

vận tải Đơn vị

Hệ số phát thải (E, kg/km.xe)

Xe chở đá Xe chở cát, sét, laterit Có tải Không tải Có tải Không tải

Nội mỏ kg/km 1,028 0,552 0,672 0,416

Đường ngoài mỏ kg/km 0,779 0,376 0,509 0,283

- Tải lượng bụi phát sinh cho một xe được tính như sau:

Q = E x d x n (Công thức 3-6) Với: Q - tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 141 E - hệ số ô nhiễm (như Bảng 3.14) (kg/km)

d – chiều dài tuyến đường vận chuyển (km).

n – số lượt xe vận chuyển trung bình mỗi ngày (lượt/ngày).

Bảng 3.13. Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển Hoạt động d (km) E (kg/km) n (lượt/ngày) Tải lượng

kg/ngày kg/giờ

Có tải 0,9 0,939 34 323,7 40,5

Không tải 0,9 0,504 34 173,8 21,7

Bụi phát thải và lan truyền trên đường vận chuyển nội mỏ có dạng nguồn đường.

Mức độ khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí từ dòng xe thường sử dụng mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gauss áp dụng cho nguồn đường [3]:

−(𝑧+ℎ)2−(𝑧−ℎ)2

C = 0,8𝐸{exp[ 2𝜎2𝑧 ]+exp[ 2𝜎2𝑧 ]}; mg/m3 Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí ở khoảng cách x, mg/m3;

E: tải lượng nguồn thải, mg/m.s; đường nội mỏ và đường từ mỏ chạy về nhà máy, tải lượng nguồn thải trên tuyến đường này là 19,3-22,1 mg/m.s.

Z: Độ cao của điểm tính, m; lấy Z=1,5m trong quá trình tính toán.

𝜎𝑧: Hệ số khuếch tán theo phương Z, là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi: 𝜎𝑧=cxd + f. Trong trường hợp nguồn đường giao thông với độ ổn định khí quyển loại B, 𝜎𝑧 có thể xác định theo công thức đơn giản của Sade (1986): 𝜎𝑧=0,53x0,73, u: Tốc độ gió trung bình, m/s; tính với các trường hợp sau:

+ Trung bình khu vực: mùa khô u = 3,5 m/s, mùa mưa u = 3,2 m/s (Mục 2.1.2).

+ Vận tốc gió trung bình trong khu vực đo đạc được: u = 1,7 m/s (Mục 2.1.4).

H: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh, m. H=0,3m.

Kết quả tính toán nồng độ bụi lan truyền theo khoảng cách x(m) trong các trường hợp tốc độ gió khác nhau được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.14. Nồng độ bụi phát sinh dọc tuyến đường vận chuyển trong các điều kiện vận tốc gió

x (m) 1 2 3 4 5 10 20 35

u Mùa mưa 2.753,0 53,3 18,1 10,7 7,7 3,6 2,0 1,3 u Mùa khô 3.011,1 58,3 19,7 11,7 8,4 3,9 2,1 1,4 u Đo đạc 5.667,9 109,7 37,2 22,0 15,8 7,3 4,0 2,6 QCVN

05:2013/BTNMT 0,3

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 142 Đối tượng bị tác động: môi trường không khí trong và ngoài khu vực dự án (cuối hướng gió); người lao động làm việc tại mỏ.

Mức độ tác động: Mỗi nguồn phát sinh có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe cộng đồng và nhân viên làm việc tại mỏ. Bụi phát sinh tại mỏ có tải lượng lớn, bụi nặng nên sa lắng chủ yếu trong phạm vi mỏ nên việc lao động trực tiếp tiếp xúc thường xuyên với bụi mà không có biện pháp bảo vệ có thể dẫn đến phổi bị xơ, suy giảm chức năng hô hấp.

Theo tính toán thì với vận tốc gió đo đạc thực tế, nếu đối tượng ở cách đường >35 m thì nồng độ bụi đạt Quy chuẩn môi trường không khí xung quanh (<0,3 mg/m3). Do vậy, cần có biện pháp giảm thiểu bụi dọc đường vận chuyển ra đường chính.

Xác suất xảy ra tác động: khu vực phía Tây Nam cuối hướng gió chủ đạo mùa khô sẽ bị ảnh hưởng bởi gió Đông Bắc thổi đến mang theo bụi phát tán.

Khả năng phục hồi: khi mỏ ngừng làm việc thì ngừng phát thải, môi trường không khí trở lại như ban đầu.

- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian khai thác của Dự án.

a6) Bụi phát sinh trong quá trình nghiền, sàng quặng

Quặng được đập sơ cấp bằng máy đập hàm và đập thứ cấp bằng máy nghiền côn, sau đó đưa và nghiền mịn quặng bằng máy nghiền bi.

Thải lượng bụi được tính toán trong bảng sau:

Bảng 3.15. Thải lượng bụi từ quá trình nghiền, sàng quặng Công

đoạn Hệ số phát thải

(Kg/tấn sản phẩm khô) Khối lượng nghiền, sàng (tấn/năm)

Thải lượng phát thải (kg/năm)

TSP PM1 PM2,5 TSP PM10 PM2,5

Nghiền 0,0027 0,0012 0,0006 160.000 432 192 96 Sàng 0,0125 0,0043 0,00028 160.000 2000 688 44,8

Nguồn: EMEP/EEA air pollutant emission inventory guidebook, 2019.

Nhận xét: Theo kết quả tính toán thải lượng bụi do nghiền sàng có thể thấy thải lượng bụi tổng trong quá sàng lớn nhất là 2.000 kg/năm, tương đương với 5,48 kg/ngày.

Tuy nhiên, lượng bụi này phần lớn được thu lại để đưa vào quá trình tuyển. Do đó tác động của bụi trong quá trình này đến môi trường là không đáng kể.

- Đối tượng chịu tác động: Cán bộ, công nhân lao động tại khu vực sàng tuyển - Không gian tác động: Khu vực nhà xưởng nghiền sàng.

- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian hoạt động của Dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 143 a7) Khí từ lò tái hoạt tính than

Việc tái hoạt tính than được thực hiện trong một lò nung công suất 100 kg/h sử dụng khí gas, do hãng Como Engineers Pty. Ltd. của Úc sản xuất. Đây là một loại lò nung hoạt động hoàn toàn tự động và tiêu thụ khoảng 5-7 kg gas hóa lỏng mỗi giờ. Theo sơ đồ công nghệ, khối lượng than hoạt tính sau khi giải hấp phụ đi vào tái hoạt tính là 38 kg/h. Như vậy, cứ sau khoảng 156 phút (2,6 giờ) sau khi gom đủ mẻ 100 kg sẽ thực hiện quy trình tái hoạt tính than, thời gian mỗi lần tái hoạt tính là 20 phút (khoảng 8 lần/ngày).

Theo số liệu từ nhà cung cấp thiết bị, khí lò tái hoạt tính than hoạt động, lưu lượng khí thoát ra từ lò tái hoạt tính than là 780 m3/h với thành phần và nồng độ các khí thải bao gồm; bụi tổng – 155 mg/m3, CO – 600 mg/m3; CO2 – 1500 mg/m3; Benzen (C6H6) – 4 mg/m3; Toluen (C6H5CH3) – 10 mg/m3; NO2 – 430 mg/m3; SO2-385 mg/m3. So sánh nồng độ của các chỉ tiêu trên với QCVN 19: 2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ, nồng độ khí CO, Benzen, Toluen đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép.

a8) Hơi từ bể điện phân

Trong bể điện phân vàng sẽ mạ lên những catot được làm bằng những búi sợi kim loại. Theo nguồn số liệu của nhà cung cấp thiết bị, trong quá trình điện phân sẽ sản sinh chủ yếu hơi HCN, có nồng độ khoảng 0,3 mg/m3. So sánh với tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002, về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động thì bằng ngưỡng giới hạn cho phép trung bình là 8 giờ và nhỏ hơn ẵ lần đối với từng lần tối đa (0,6 mg/m3). Tuy nhiờn, nhà xưởng cao, rộng, thoáng hơi axít sẽ nhanh chóng phát tán ra ngoài môi trường và được pha loãng vào không khí xung quanh.

a9) Khí thải từ máy phát điện

Để đáp ứng toàn bộ tải của hệ thống là 7.818kW, dự án đã trang bị 04 máy phát với công suất mỗi máy là 2250kVA, tương ứng với tổng công suất lớn nhất của hệ thống máy phát là 7,8 kW. Theo đó, lượng dầu diesel tiêu thụ ước tính khoảng 208 kg/h (200 lít/h hay 1.790 tấn/năm).

Khí thải từ máy phát điện khoảng 2.356 m3/h. Đối với khí thải của máy phát điện lắp hệ thống ống thoát khí của máy phát điện và được nối dài ra khỏi trạm phát, đảm bảo cho sự khuếch tán nhanh vào môi trường không khí xung quanh.

Tuy nhiên, các máy phát điện này để dự phòng và chỉ sử dụng khi mất điện lưới.

a10) Khí thải do các phương tiện sử dụng dầu diezen

Nguồn phát sinh bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện, máy móc do hoạt động khai thác và vận chuyển quặng đến nhà máy sản xuất sử dụng dầu Diezen để hoạt

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 144 động nên sẽ tạo ra các khí độc hại như CO, SO2, NOx... Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường người, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và người lao động như viêm đường hô hấp, viêm mắt, mũi… Dựa vào số liệu tính toán tại chương I của báo cáo này, cho thấy tổng lượng nhiên liệu sử dụng trong giai đoạn hoạt động dự án là 1.000.000lít. Với tỷ trọng của xăng dầu là 0,87kg/lít thì lượng nhiên liệu sử dụng trong ngày là 2.383,56 kg/ngày tương ứng 113,5 kg/h. (Thời gian phát sinh: trung bình là 3 ca/ngày, 365 ngày/năm)

Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và BVMT thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu tập huấn BVMT năm 2008 của PGS Nguyễn Quỳnh Hương và GS Đặng Kim Chi, lượng khí thải khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu DO ở 200oC khoảng 22 - 25 m3. Như vậy, lưu lượng khí thải là 0,01 m3/s:

- Tải lượng ô nhiễm (kg/giờ) = Lượng nhiên liệu sử dụng (kg) × hệ số ô nhiễm - Nồng độ (mg/Nm3) = {Tải lượng (g/s) ×103} / Lưu lượng khí thải (Nm3/s).

Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.16. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu trong giai đoạn xây dựng công trình

TT Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn

nhiên liệu (*)

Tải lượng ô nhiễm

(g/s)

Nồng độ (mg/m3)

QCVN 05:2023/BTNMT

TB 1 giờ

1 SO2 3 0,0946 9458,58 350

2 NOx 33 1,0404 104.044,36 200

3 CO 9 0,2838 28.375,73 30.000

4 Bụi (muội

khói) 16 0,5045 50.445,75 -

5 CxHy 20 0,6306 63.057,19 -

6

Andehit và các hợp chất hữu cơ khác

6,1 0,1923 19.232,44

-

((*) Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB KH&KT, Hà Nội 2000) Nhận xét: Khối lượng khí thải sinh ra là không lơn, mặt khác các loại khí này sẽ nhanh chóng bị pha loãng do khuếch tán vào không khí. Vì vậy, tác động chủ yếu đến công nhân làm việc tại khai trường, bãi xúc bốc và khu tập kết đá.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 147 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)