Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 33 - 39)

a) Giai đoạn triển khai xây dựng - Đối với nước thải sinh hoạt:

Do dự án này kế thừa toàn bộ các công trình phụ trợ của dự án vàng Đăk Sa nên công nhân làm việc tại giai đoạn này sẽ sử dụng nhà vệ sinh có sẵn nên lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án này sẽ được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý.

- Đối với nước mưa chảy tràn:

Do nước mưa chảy tràn chỉ phát sinh trong mùa mưa, thành phần các chất trong nguồn nước này đơn giản, đa phần là các chất rắn, đất đá bị cuốn theo nên Công ty thực hiện đào các tuyến hào, rãnh thu gom - thoát nước xung quanh mỗi khu vực thi công trước khi san ủi mặt bằng. Đồng thời sử dụng đất bóc phủ để đắp đê bao ngăn nước mặt chảy tràn từ bên ngoài vào khai trường.

b) Giai đoạn vận hành

* Nước thải sinh hoạt:

- Nước thải phát sinh từ khu nhà bếp sẽ được thu gom theo đường ống nhựa PVC D110 có qua song chắn lọc rác, chiều dài 30m ra bể tách dầu mỡ 2 ngăn, sau đó dẫn về bể tự hoại cải tiến.

- Nước thải sinh hoạt tại khu nhà ở công nhân số 1, số 2, khu nhà văn phòng được thu gom theo đường ống PVC D90 xuống bể tự ngoại xây ngầm tương ứng dưới các công trình. Nước thải sau bể tự hoại sẽ được thu gom theo đường ống HDPE Φ90, tổng chiều dài 500 m dẫn tiếp ra bể tự hoại cải tiến.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 23 Nước thải sau xử lý bể cải tiến đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B, hệ số K = 1,2 dẫn theo đường ống HDPE D90 dài 200m đến Hồ 1 và 1A.

* Nước tháo khô mỏ:

Trong hầm lò, nước tháo khô mỏ được thu gom bằng hệ thống đường ống HDPE D160 với tổng chiều dài 1.728m. Toàn bộ nước tháo trong mỏ được thu gom dẫn về bể tách dầu mỡ được xây dựng tại cửa mỏ. Nước sau bể tách dầu mỡ được thu gom theo đường ống HDPE D125, tổng chiều dài 220m (đường ống đặt bên mép phải đường vào mỏ) dẫn qua bể lắng 1, bể lắng 2. Tại 02 bể lắng này được châm hóa chất PAC và Al2(SO4)3 nhằm liên kết các hạt cặn lơ lửng tạo kết tủa. Sau khi nước thải tháo khô mỏ sau khi được xử lý, sẽ được dẫn theo đường ống D160, tổng chiều dài 499m về bồn chứa nước của nhà máy để tận dụng cấp nước cho quá trình ngâm chiết và tuyển nổi của nhà máy. Phần nước còn lại từ bể lắng 2 sẽ được dẫn theo đường ống HDPE D90 dài 614 m về hồ 1 và 1A.

* Nước thải sản xuất

- Hệ thống thu gom nước thải tuyển nổi

+ Toàn bộ quặng đuôi của nhà máy sẽ được làm loãng trong thùng phản ứng. Sau đó nước trong phía trên sẽ được thu gom theo đường ống nhựa HDPE Φ160, dài 705 m từ thùng phản ứng dẫn về hồ 1 và 1A.

+ Ống dẫn nước sau quá trình tuyển nổi được đặt trong 01 mương bê tông có chiều rộng 2m, dài khoảng 705 m từ nhà máy xuống tới hồ 1. Chủ cơ sở xây dựng mương bê tông nhằm đề phòng sự cố nếu đường ống dẫn thải bị rò rỉ hoặc vỡ, toàn bộ chất thải này sẽ được chảy theo mương bê tông xuống hồ chứa mà không phát tán ra môi trường xung quanh.

- Hệ thống thu gom nước thải ngâm chiết

+ Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm chiết từ quá trình sản xuất của nhà máy được bơm vào bồn khử độc và được khử độc bằng Natri Metabisunphit (Na2S2O5), làm giảm nồng độ xianua trong khoảng 100 - 200mg/l xuống trung bình 5mg/l. Sau đó được bơm xuống hồ 2B bằng 01 đường ống nhựa HDPE Φ75 mm. Nước thải chứa hồ 2B từ 100- 150 ngày, sau đó được xả van chủ động nước trong trên mặt sang hồ 2A. Bùn đọng lại tại hồ 2B. Nước trong hồ 2A được lưu giữ tiếp 100-150 ngày nữa. Tại hồ 2A, chủ cơ sở đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chỉ tiêu CN-. Khi chỉ tiêu CN- nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (kq = 0,9; kf = 0,9) sẽ được xả van chủ động nước trong trên mặt sang hồ 1 và 1A.

+ Đường ống HDPE Φ75 mm dẫn nước thải ngâm chiết từ khu vực sản xuất xuống hồ 2B được đặt trong mương bê tông cùng đường ống dẫn nước thải tuyển nổi.

c) Yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước mưa và hệ sinh thái khu vực Dự án trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành các hạng mục công trình của Dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 24 - Vận hành mạng lưới thu gom, thoát nước mưa, nước thải đảm bảo các yêu cầu về tiêu thoát nước và các điều kiện vệ sinh môi trường trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành Dự án.

- Thực hiện các biện pháp quản lý và giải pháp công trình đối với nước mưa chảy tràn để giảm thiểu úng ngập do việc thực hiện Dự án; đảm bảo việc tiêu thoát nước cho khu vực xung quanh Dự án.

- Toàn bộ nước thải phát sinh (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) phải được thu gom, quản lý, xử lý và tuần hoàn toàn bộ cho quá trình sản xuất, không thải ra ngoài môi trường.

5.4.1.2. Đối với xử lý bụi, khí thải a) Giai đoạn triển khai xây dựng

- Thực hiện phun nước làm ẩm tại khu vực thi công xúc bốc, vận chuyển giảm lượng bụi phát sinh.

- Sử dụng các máy móc, thiết bị thi công thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa tại xưởng sửa chữa của Nhà máy đảm bảo máy móc hoạt động tốt, giảm lượng khí thải ra môi trường.

- Tiến hành thi công tập trung, dứt điểm từng hạng mục, tránh kéo dài thời gian.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho CBCNV thi công trên công trường như quần áo, mũ, khẩu trang, giầy, gang tay,...

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

b) Giai đoạn vận hành

- Thực hiện chế độ khoan ướt với lượng nước phù hợp

- Sử dụng thuốc nổ nhũ tương (hoặc các loại thuốc nổ được xem là an toàn với môi trường), không sử dụng các loại thuốc nổ có thành phần TNT.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định của luật an toàn lao động và quy định về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

- Cần thực hiện chế độ thông gió đúng quy phạm.

- Sử dụng xe bồn phun nước tưới ẩm toàn bộ đường nội mỏ từ, nhằm giảm bụi cuốn theo xe phát tán vào không khí theo gió cuốn.

- Lắp đặt hệ thống phun sương cao áp tạo ẩm dập bụi tại khu vực mặt bằng nhà máy tuyển nếu hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Nhà máy lắp đặt hệ thống để xử lý toàn bộ lượng bụi, khí thải phát sinh từ quá trình tái sinh than. Cụm thiết bị xử lý bao gồm hệ thống thu gom tại khu vực tái sinh than và quá trình hấp thụ hóa lý bởi dung dịch hấp thụ để xử lý khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT Cột B.

- Nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý toàn bộ lượng khí thải phát sinh từ quá trình tinh luyện vàng.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 25 - Bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên các máy thi công và phương tiện vận tải làm việc trong mỏ.

- Không khai thác những ngày có thời tiết xấu như gió lớn, áp thấp, bão.

- Khai thác đến đâu hoàn thổ đến đó, giảm thiểu lượng bụi phát sinh.

- Xe vận chuyển đất, cát có bạt che phủ kín thùng xe.

c) Yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động Dự án. Cụ thể: sử dụng phương tiện thi công dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; sử dụng xe chuyên dụng để tưới nước dập bụi trên tuyến đường vận chuyển khoáng sản từ khai trường về nhà máy chế biến với tần suất 2 lần/ngày (trừ những ngày mưa), tăng tần suất tưới vào mùa khô.

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành Dự án.

5.4.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

5.4.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường a) Giai đoạn triển khai xây dựng

Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại giai đoạn này được kế thừa và sử dụng các dụng cụ đựng rác tại các khu vực phát sinh, kho chứa chất thải rắn sinh hoạt để thu gom, phân loại và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định..

b) Giai đoạn vận hành

- Chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí các thùng chứa để thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực có phát sinh sau đó tập kết tại Kho rác thải sinh hoạt bố trí tại gần khu nhà ăn, diện tích 25m2, kích thước LxB=5,0x5,06m. Nền BTCT, tường bao xây gạch; có cửa ra vào và đèn chiếu sáng. Mái lợp tôn, có biển tên nhà kho chứa chất thải rắn. Có trang bị thiết bị PCCC để đề phòng trong trường hợp có sự cố cháy nổ xảy ra. Chủ dự án ký hợp đồng với Ban quản lý Đô thị huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ Đất đá thải được lưu giữ tại các buồng lò kết thúc khai thác, chỉ khi nào công ty có nhu cầu sử dụng đá thải để cải tạo đường nội, xây dựng công trình thì mới vận chuyển ra bãi thải để nghiền sàng

+ Đối với Chất thải phát sinh từ quá sản xuất (bao bì lỗi hỏng, bao bì nguyên liệu…):

Công ty bố trí các thùng chứa đặt tại khu vực văn phòng, khu vực nhà nghỉ công nhân và khu vực sản xuất để thu gom CTR phát sinh. Cuối ngày nhân viên vệ sinh đến từng vị trí thùng rác thu gom và lưu giữ tại kho chứa CTR. Chủ dự án ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường Thuận Thành thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thông thường.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 26 + Quặng đuôi thải: Quặng đuôi thải tuyển nổi sẽ được lưu giữ vĩnh viễn và ngập nước trong hồ thải 1 và 1A. Sau khi kết thúc đổ thải, hồ sẽ được gia cố đập đảm bảo an, trồng cây, dựng hàng rào, biển báo xung quanh hồ. Quặng đuôi thải từ quá trình ngâm chiết được lưu giữ trong hồ 2B và quản lý như chất thải nguy hại.

c) Yêu cầu về bảo vệ môi trường

Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải sinh hoạt trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành Dự án bảo đảm các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5.4.2.2. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại a) Giai đoạn triển khai xây dựng

Chất thải nguy hại phát sinh tại giai đoạn này được kế thừa và sử dụng các dụng cụ đựng rác tại các khu vực phát sinh, kho chứa chất thải nguy hại để thu gom, phân loại và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

b) Giai đoạn vận hành

Trong giai đoạn sản xuất dầu nhớt thải đã qua sử dụng của hoạt động sản xuất sẽ được thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng chứa có nắp đậy kín, được dán mác phân loại CTNH theo đúng quy định đặt trong kho chứa CTNH của Dự án. Kho CTNH được bố trí khu vực nhà máy tuyển luyện, kho có diện tích 78 m2, kết cấu nhà cấp 4, khung thép, tường xây gạch, mái lợp tôn, có biển báo tại cửa ra vào, nền được đổ bê tông, mái lợp tôn, trong kho dán nhãn cảnh báo phân chia từng khu vực để chất thải nguy hại theo quy định tại TCVN 6707:2009.

Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, mã QLCTNH: 41-2-3-4-5-6.025.VX (cấp lần 2) ngày 20/1/2020 và hợp đồng với Công ty cổ phần Cơ – Điện – môi trường Lilama (LILAMA EME) để thu gom xử lý CTNH.

c) Yêu cầu về bảo vệ môi trường

Thiết kế đúng quy cách khu lưu giữ chất thải nguy hại và thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý toàn bộ các loại chất thải nguy hại trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành Dự án bảo đảm các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5.4.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung a) Giai đoạn triển khai xây dựng

- Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực Dự án.

b) Giai đoạn vận hành

- Máy móc thiết bị được kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ để bảo đảm tình trạng hoạt động tốt nhất.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 27 - Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực Dự án.

- Trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

5.4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 5.4.4.1. Công trình thu gom và thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa đã được xây dựng theo chế độ tự chảy, tách riêng với hệ thống thu gom nước thải. Dựa vào đặc điểm địa hình khu vực, hệ thống thu gom được bố trí cho từng khu vực để đảm bảo nước mưa chảy tràn sẽ được tiêu thoát nhanh kể cả khi có mưa lớn kéo dài.

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa được xây dựng dạng mương hở bằng bê tông kích thước rộng x sâu = 0,3 x 0,4 (m), bố trí hố ga lắng cặn dọc tuyến, trung bình 70- 100m/hố ga, kích thước hố ga dài x rộng x sâu = 0,3x0,3x0,6 (m).

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa khu vực nhà máy: Khu vực nhà máy, đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa thành 4 lưu vực gồm: phía Đông Nam, phía Đông Bắc, phía Tây Bắc, phía Tây Nam của nhà máy và thoát nước vào suối Bãi Cũ và suối Thác Nước.

- Hệ thống thoát nước mưa khu vực quanh hồ thải: Nước mưa quanh hồ được thu gom bởi kênh dẫn tổng chiều dài: 800 m, kích thước rộng 0,3 m, sâu 0,4-0,5 m. Vị trí điểm xả nước mưa: Xả ra suối Đăk Sa.

- Hệ thống thoát nước mưa bãi quặng: Nước mưa chảy tràn bề mặt khu vực bãi quặng được thu gom theo đường mương dẫn chiều dài 600 m, kích thước rộng 0,3 m, sâu 0,4 - 0,5m. Thu gom về khu vực bể lắng số 1 và số 2, được xử lý cùng với nước tháo khô mỏ.

5.4.4.2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường a) Nội dung cải tạo phục hồi môi trường

- Khảo sát địa hình khu vực cải tạo, phục hồi môi trường.

- Cải tạo phục hồi môi trường mặt bằng khu vực nhà máy chế biến:

+ Tháo dỡ các công trình trên mặt bằng khu phụ trợ, mặt bằng khu chế biến không còn sử dụng.

+ San gạt, hoàn trả lại mặt bằng;

+ San lấp các hố lắng tại khu vực mặt bằng.

+ Nạo vét rãnh thoát nước xung quanh mặt bằng;

+ Trồng cao su tràm trên mặt bằng sau khi tháo dỡ.

- Cải tạo phục hồi môi trường khu vực khai thác:

- Cải tạo phục hồi môi trường tuyến đường nội mỏ và tuyến đường đến khu vực nhà máy: Cải tạo, duy tu tuyến đường vận tải.

- Cải tạo, duy tu các tuyến đường nội mỏ và tuyến đường từ các khai trường về khu vực nhà máy.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 28 b) Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

- Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường là: 94.971.375.000 đồng (Chín mươi bốn tỷ chín trăm bảy mươi mốt triệu ba trăm bảy mươi lăm nghìn đồng).

- Số lần ký quỹ: Theo dự án thì tuổi thọ mỏ là 16 năm, do đó Dự án phải ký quỹ nhiều lần, cụ thể như sau:

+ Số tiền ký quỹ lần đầu bằng 20% tổng số tiền phải ký quỹ: 94.971.375.000 x 20%

= 18.994.275.000 đồng.

+ Từ lần thứ hai trở đi đến năm thứ 16: (94.971.375.000 - 18.994.275.000)/15 = 5.065.140.000 đồng.

Số tiền nêu trên chưa tính đến yếu tố trượt giá năm tiếp theo sau năm 2022. Số tiền trượt giá hàng năm, được Công ty tự kê khai và nộp cùng với số tiền ký quỹ hàng năm của Dự án.

- Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam.

5.4.4.3. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

a) Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với khu lưu giữ chất thải nguy hại:

Khu lưu giữ chất thải được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ khác nhau với khoảng cách phù hợp để hạn chế khả năng tương tác giữa các loại chất thải dẫn đến xảy ra sự cố cháy nổ, các khu vực lưu giữ được trang bị các biển cảnh báo theo quy định.

b) Công trình, phương án phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố cháy, nổ:

Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm của Dự án, đảm bảo chất lượng và hoạt động theo các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng khu Bãi Gõ, Bãi Đất, mỏ vàng Đắk Sa, xã Phước Đức và xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)