3.2. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
a) Đánh giá, dự báo tác động tới môi trường không khí
Giai đoạn XDCB gây ra những tác động đến môi trường không khí thông qua các hoạt động như: đào hào mở vỉa, làm đường, san gạt mặt bằng bãi chứa, lắp đặt thiết bị và khai thác quặng…Các nguồn phát sinh và tải lượng như sau:
- Bụi từ quá trình đào, đắp đất, san nền mặt bằng;
- Bụi phát sinh khu vực khai trường;
- Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động của các loại máy móc thiết bị.
a1. Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp
Bụi phát sinh khi thi công tại các hạng mục làm đường cứu hộ, mở rộng bãi chứa đá thải, các công trình cơ bản trong lò. Bụi phát sinh trong cả hai công đoạn đào và đắp.
Khu vực moong: tổng khối lượng bóc phủ trong năm 1 là 1.019.455 tấn. Theo [6], hệ số phát thải trong quá trình bóc phủ là 0,075 kg/tấn. Tỷ trọng đất đá phong hóa trung bình là 1,83 tấn/m3.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 122 Như vậy, lượng bụi phát sinh trong quá trình bóc phủ là:
Năm 1: 1.019.455 tấn/năm x 0,075 kg/tấn = 76.459 kg/năm
Do các hoạt động XDCB: tổng khối lượng đào đắp là 69.900 m3. Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số phát thải bụi trong quá trình đào đắp là 0,01% khối lượng đất đá. Tỷ trọng đất đá trung bình là 1,83 tấn/m3 (WHO, 1993).
Như vậy, lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng là:
69.900 m3 /năm x 1,83 tấn/m3 x 0,01% = 12,79 tấn/năm = 12.790 kg/năm
Hoạt động đào đắp, san lấp trong giai đoạn thi công triển khai dự án làm phát sinh bụi ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Đối tượng chịu tác động chính là công nhân làm việc trong công trường..
a2. Đánh giá tác động do tổng các nguồn phát sinh bụi khu vực khai trường
Áp dụng mô hình khối hộp cố định để dự tính nồng độ bụi tổng cộng trong phạm vi mỏ trong giai đoạn XDCB. Nồng độ bụi phát tán được tính theo công thức:
(Công thức 3-1) Trong đó:
C: là nồng độ trung bình trong khu vực hoạt động (mg/m3).
C0: nồng độ nền của bụi trong khu vực khai trường lấy bằng nồng độ bụi quan trắc trung bình (Mục 2.1.4.3): Co = 0,26 mg/m3.
M: tải lượng phát sinh bụi (g/m2.s). Tải lượng phát sinh bụi 112,50 g/s trong phạm vi tác động giai đoạn XDCB là 556.100 m2.
l: chiều dài “hộp” tính bằng chiều dài lớn nhất khu vực là 1.450 m theo hướng gió chủ đạo.
H: độ cao hòa trộn của bụi (chiều cao khối hộp), chọn H = 10 m.
u: vận tốc gió, tính với các trường hợp sau:
+ Trung bình khu vực: mùa mưa u1 = 3,2 m/s, mùa khô u2 = 3,5 m/s (Mục 2.1.2).
+ Vận tốc gió trung bình trong khu vực đo đạc được: u3 = 0,74 m/s (Mục 2.1.4) Theo tính toán thì nồng độ bụi phát sinh tại khai trường như sau:
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 123 Bảng 3.1. Nồng độ bụi phát sinh từ các hoạt động trong XDCB
Các điều kiện gió tính toán C
(mg/m3) C0
(mg/m3) M(g/s.m2) E(g/s) S (m2) Chủ đạo mùa mưa, u1 (m/s) 8,64 0,26 0,0002 112,12 556.100 Chủ đạo mùa khô, u2 (m/s) 9,42 0,26 0,0002 112,12 556.100 Đo đạc hiện trạng, u3 (m/s) 39,89 0,26 0,0002 112,12 556.100
TCVS LĐ 8 8
QCVN 05:2023/BTNMT 0,3 0,3
Vậy, nồng độ dự tính trong phạm vi mỏ đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động nên Công ty cần có các biện pháp giảm thiểu bụi trong quá trình XDCB.
a3. Bụi, chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh do hoạt động của các loại máy móc thiết bị Khí thải phát sinh do từ các động cơ của các thiết bị thi công XDCB và mở vỉa trong giai đoạn này. Nguồn thải di động, có diện phân bố rộng. Các phương tiện đều đã qua đăng kiểm. Năm 1 đạt 60% công suất và hoạt động XDCB sử dụng thêm khoảng 10% lượng nhiên liệu so với giai đoạn đạt công suất nên lượng nhiên liệu tiêu thụ và tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải như sau:
Bảng 3.2. Dự tính lượng khí thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng Loại thiết bị Nhiên liệu tiêu
thụ (lít/ca)
Thông số ô nhiễm (kg/tấn)
Bụi SO2 CO THC NOx Andehyt
Hệ số phát thải ô nhiễm (kg/tấn) [1]
Động cơ ô tô 2 1,55 20,81 34 20 1,4
Thiết bị khác 16 6 9 20 33 6,1
Năm 1 Tải lượng ô nhiễm (kg/giờ)
Động cơ ô tô 1.753 0,191 0,072 0,107 0,238 0,393 0,073 Thiết bị khác 794 0,110 0,051 0,297 0,513 0,417 0,050 Tổng cộng 2.546 0,301 0,122 0,404 0,752 0,810 0,122
Ghi chú: Dầu lấy tỷ trọng 0,8. Hệ số phát thải ô nhiễm theo [8]
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 124 Đánh giá tác động:
Bụi khí thải phát sinh do hoạt động của các máy móc thiết bị cơ giới, phương tiện vận chuyển phát thải bụi và các khí ô nhiễm là NOx, SO2, CO, VOC. Mức độ gây ô nhiễm không khí khu vực xung quanh các điểm thi công và dọc theo các tuyến đường vận chuyển sẽ tăng lên. Tuy nhiên do hoạt động thi công phân tán tại nhiều địa điểm, số lượng phương tiện, máy móc sử dụng không lớn và không hoạt động thường xuyên, nên giá trị các thông số ô nhiễm được ước tính thường thấp hơn so với Quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2023/BTNMT).
Các thiết bị thi công trong quá trình hoạt động là các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng. Trong điều kiện có gió thì nồng độ bụi tại vị trí thi công giảm nhưng bụi phát tán và lan xa theo hướng gió. Đối tượng cuối hướng gió bị tác động chính.
Trong giai đoạn này, theo tính toán nguồn phát sinh bụi lớn nhất là từ hoạt động bốc phủ mở vỉa và san gạt mặt bằng.
b) Đánh giá, dự báo các tác động do nước thải
*Nguồn gây tác động
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải trong thi công xây dựng và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.
Bảng 3.3. Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình xây dựng STT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị
1 Nước mưa chảy tràn
Chất rắn lơ lửng, kim loại nặng do rửa trôi, dầu mỡ nhiên liệu từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị, xác thực vật…
2 Nước thải sinh hoạt Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, hợp chất nitơ, phốt pho) và vi khuẩn.
3 Nước thải xây dựng Chất rắn lơ lửng, đá, cát, xi măng, dầu nhớt,…
*Dự báo tác động
b.1. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân
Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân tại khu vực nhà tạm công nhân. Theo TCXDVN lượng nước dự kiến dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của công
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 125 nhân xây dựng tại công trường khoảng 100 lít/người/ngày, với lượng công nhân (trong quá trình XDCB chưa tính đến bộ phận hành chính, gián tiếp, chưa tính đến bộ phận công nhân khai thác mỏ) làm việc tại khu xây dựng dự kiến là 30 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = 30 x 45 = 1,35 m3/ngày. Theo văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước sử dụng nên lượng nước thải phát sinh tại dự án là 1,35 m3/ngày.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1993 thì tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người thải ra môi trường hàng ngày (nếu không được xử lý) như sau:
Bảng 3.4. Định mức tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Từ định mức tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, có thể tính toán và dự báo được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công (chưa qua xử lý) Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu gồm các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), BOD5, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
Công thức tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công (chưa qua xử lý) được tính như sau:
Tải lượng trung bình (g/ngày) = hệ số tải lượng (g/người/ngày) x số công nhân của dự án (người)
Nồng độ = tải lượng(g/ngày)/lưu lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)
STT Chất ô nhiễm Định mức
(g.người-1.ngày-1)
1 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 - 145
2 Amoni (N-NH4+) 3,6 - 7,2
3 Tổng Nitơ (N) 6 - 12
4 Tổng photpho 0,6 - 4,5
5 BOD5 45 - 54
6 Dầu mỡ 10 - 30
7 Coliform (MNP/100ml) 106 – 109
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 126 Bảng 3.5. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi
công xây dựng STT Chất ô nhiễm Tải lượng
(g/ngày)
Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
cột B (mg/l) 1 TSS 2.100 – 4.350 1,56 x 106 – 3,22 x
106 100
2 Amoni (N-NH4+) 108 - 216 8 x 104 - 16 x 104 10 3 Tổng Nitơ (N) 180 - 360 1,33 x 105 – 2,67 x
105 -
4 Tổng photpho 18 - 135 13x103 – 100x103 -
5 BOD5 1.350 - 1.620 106 – 1,2x106 50
6 Dầu mỡ 300 - 900 2,22x105 – 6,67x105 20
7 Coliform (MNP/100ml)
30x106 -
30x 109 2,2x1010 – 2,2x1013 5.000 Qua bảng tính toán nhận thấy, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi chưa qua xử lý khá lớn. Như vậy nước thải nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ở khu vực Dự án. Tuy nhiên, do các cán bộ công nhân được bố trí ăn ở tại nhà máy và phần lớn làm việc theo ca sau đó về nhà, nên tại mỏ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chủ yếu là nước thải vệ sinh, rửa tay.
b.2. Ô nhiễm do nước thải xây dựng
- Nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ: Lưu lượng nước thải ước tính khoảng 10,0m3/ngày. Chủ yếu là chứa đất, cát, xi măng...
- Nước thải từ quá trình bảo dưỡng, vệ sinh máy móc thiết bị: Loại nước thải chứa một lượng đáng kể chất hữu cơ, dầu và chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị thi công sẽ được bảo dưỡng tại các cơ sở liên quan trên địa bàn nên tác động của nước thải từ hoạt động vệ sinh, bảo dưỡng máy móc tới môi trường là không xảy ra.
- Nước từ quá trình xịt rửa bánh xe: Lưu lượng nước thải ước tính khoảng 3,0m3/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng….
b.3. Tác động do nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các mặt bằng tiếp nhận nước mưa chảy tràn và cuốn theo chất bẩn bề mặt trong giai đoạn này là 109.900m2.
Các hồ như hồ 1, hồ 1A, hồ 2B… được kế thừa và sử dụng trong suốt tuổi thọ mỏ nên khi tính toán chúng tôi sử dụng tổng lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất giai đoạn khai thác được tính toán như sau:
Q = 0,278 x k x l x F Trong đó:
K: Hệ số dòng chảy (trung bình lấy k = 0,6) L: Cường độ mưa ngày lớn nhất 155mm F: Diện tích khu vực hoạt động 109.900m2
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 127 Như vậy, lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất khu vực mỏ và nhà máy là: 0,278 x 0,155 x 109.900 = 4.735,59 m3/ngày.
Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu được tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó.
Trong nước mưa chảy tràn ngoài chất rắn lơ lửng cao có thể lên đến 200 – 400 mg/lít, còn có một số lượng nhỏ dầu mỡ thải và các chất hữu cơ khác.
Đặc trưng chính của nước mưa chảy đối với các đối tượng như sau:
- Nước mưa chảy tràn qua mỏ: cuốn theo bùn đất từ quá trình khai thác, dầu mỡ của phương tiện.
- Nước mưa chảy tràn qua bãi thải: cuốn theo đất, bụi đá, dầu mỡ và chất thải của công nhân sinh hoạt….
Mức độ: Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn và công tác bóc phủ chỉ diễn ra trong mùa nắng nên tránh gây tác động trực tiếp trong mùa mưa. Do vậy, tác động do nước mưa chảy tràn trong mùa mưa được hạn chế hơn nhờ bề mặt địa hình ít bị xáo trộn.
c) Tác động do chất thải rắn thông thường
c1. Số lượng sinh khối thảm thực vật thải bỏ do việc san gạt mặt bằng để xây dựng các công trình phụ trợ cho hệ thống đập chứa quặng đuôi thải và mở vỉa
Trong giai đoạn này công ty chỉ phát triển thêm 1,58 ha đất rừng nghèo và đất nương rẫy để xây dựng các công trình phụ trợ cho hệ thống đập chứa quặng đuôi thải như đường ứng cứu sự cố ở đập thải, đường đặt các ống dẫn thải từ nhà máy đến đập thải, mở rộng bãi chứa đá thải và mở vỉa thì khối lượng công tác giải phóng mặt bằng của giai đoạn này không đáng kể vì phần lớn diện tích sử dụng đều là rừng nghèo.
c2. Chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt phát sinh bởi 30 công nhân trên công trường chủ yếu có thành phần chứa nhiều chất hữu cơ và túi nilon. Theo ước tính, lượng chất thải rắn trung bình được thải ra trong sinh hoạt cho mỗi người khoảng 0,3 kg/người.ngày nên lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại mỏ giai đoạn này như sau: 30 người x 0,3 kg/người.ngày = 9 kg/ngày.
c3. Chất thải rắn xây dựng Nguồn phát sinh:
+ Đất đá thải từ hoạt động san gạt, bốc xúc, đào chuẩn bị mặt bằng.
+ Nguyên vật liệu rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển.
- Khối lượng phát sinh:
+ Khối lượng đất phát sinh từ khâu san gạt tạo bãi xúc, xây dựng hồ lắng, rãnh thu nước với khối lượng còn lại khoảng 44.105 m3. Khối lượng đất đá đào này được chuyển sang khu vực bãi thải để san lấp khi cải tạo phục hồi môi trường
+ Nguyên vật liệu rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển không đáng kể.
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 128 - Đánh giá tác động:
Loại chất thải này không chứa các chất thải nguy hại đến môi trường tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý phù hợp đất đá thải có thể theo nước mưa trôi lấp lòng cống, rãnh thoát nước trong khu vực, làm ô nhiễm nguồn nước.
d) Đánh giá tác động do chất thải nguy hại
+ Nguồn phát sinh: chủ yếu từ quá trình hoạt động và sửa chữa các phương tiện cơ giới, thay thế thiết bị.
+ Thành phần: giẻ lau có dính dầu mỡ, thùng chứa dầu nhớt, bình ắc quy, bóng đèn hư, lốp xe thay thế.
Bảng 3.6. Thành phần CTNH dự kiến phát sinh tại mỏ
STT Tên chất thải Tính chất nguy hại Mã CTNH (Mã EC) 1 Bóng đèn neon thải Có độc tính sinh thái 16 01 06 2 Bao bì nhiễm hóa chất Có độc tính sinh thái 15 01 10
3 Giẻ lau nhiễm dầu Dễ cháy 15 02 02
4 Dầu nhớt thải, dầu bôi trơn
hộp số Dễ cháy 13 01 01
13 02 06
+ Khối lượng: Tổng khối lượng CTNH dự kiến của dự án khoảng 5 kg trong toàn bộ quá trình.
+ Đối tượng bị tác động: môi trường đất, nước mặt, nước ngầm.
+ Mức độ, xác suất xảy ra tác động:
Môi trường đất dễ bị tác động nhất bởi các loại dầu nhớt khi rò rỉ sẽ chảy tràn trên mặt đất tại các vị trí lưu chứa, thi công, sửa chữa xe máy. Nếu CTNH rơi vãi trong mùa mưa mà không được thu gom kịp thời sẽ bị cuốn theo nước chảy tràn và xâm nhập vào nguồn nước, khả năng phát tán rộng hơn.
Trong giai đoạn XDCB diễn ra ngắn, các thiết bị đều mới được sử dụng nên ít hư hỏng và chưa đến kỳ duy tu bảo dưỡng nên loại chất thải này phát sinh chủ yếu trong giai đoạn vận hành.
3.2.1.2. Đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan chất thải a) Tiếng ồn, độ rung:
Tiếng ồn và độ rung trong giai đoạn này phát sinh từ hoạt động của phương tiện giai đoạn XDCB:
Chủ dự án: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 129 Tiếng ồn tác động đến môi trường không khí từ hoạt động của thiết bị tham gia thi công mặt bằng khai thác và đổ thải. Trong giai đoạn này khối lượng xây dựng tại mỏ ít do vậy mức độ tác động do tiếng ồn trong giai đoạn này không đáng kể và thấp hơn so với giai đoạn khai thác đạt công suất. Độ ồn của các thiết bị thi công (khoảng cách trung bình 15m) được nêu trong bảng sau:
Bảng 3.7. Mức ồn của các thiết bị phục vụ xây dựng
STT Thiết bị Mức ồn (dBA) Mức ồn trung bình tính toán [dBA]
1 Máy ủi 93 93
2 Máy khoan đá 87 87
3 Máy xúc gầu trước 72,0 - 84,0 84
4 Máy xúc gầu ngược 72,0 - 93,0 93
5 Xe tải 82,0 - 94,0 94
6 Máy nén khí 96 96
7 Búa chèn và máy khoan
đá 81,0 - 98,0 98
QCVN 24:2016/BYT ≤85 ≤85
Ghi chú: QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
b) Đánh giá tác động đến suối Đắk Sa
Khu vực bãi chứa và bãi thải bố trí phía Đông khai trường, nằm trong lưu vực Suối Đắk Sa nên nước chảy tràn có xu hướng chảy về suối Đắk Sa. Nguồn nước này sẽ bị nhiễm bẩn bởi các loại đất đá bị cuốn trôi. Tác động thường có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa khi có nước chảy tràn phát sinh. Theo tính toán thì lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất khu vực mỏ và nhà máy là 4.735,59 m3/ngày.
Theo thiết kế thì khu vực bãi chứa và bãi thải có đào rãnh gom nước xung quanh nên nước chảy tràn từ khu vực bãi thải sẽ được thu gom và xử lý trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận.
3.2.1.3. Các sự cố, rủi ro trong giai đoạn xây dựng
Trong giai đoạn thi công xây dựng, có thể xảy ra các sự cố sau:
- Sự cố cháy nổ: có thể xảy ra trong trường hợp thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời gây do các máy móc, thiết bị thi công có thể gây sự cố giật, chập, cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân trong quá trình thi công.