Các hạng mục công trình phụ trợ

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

- Nhà bảo vệ: 07 nhà bảo vệ có quy mô 01 tầng. Nhà bảo vệ 1, nhà bảo vệ 2: Diện tích đất xây dựng 93,8 m2/nhà; nhà bảo vệ 3: Diện tích xây dựng 91 m2; Nhà bảo vệ 4:

Diện tích xây dựng 232,9m2; Nhà bảo vệ 5,6: Diện tích xây dựng 93,8m2/nhà; Nhà bảo vệ 7: Diện tích xây dựng 16m2;

+ Kết cấu công trình: Móng: Móng cốc, xây áp đá hộc, giằng móng BTCT; Nền:

Có kết cấu từ trên xuống dưới như sau: Lớp gạch Ceramic nhám 300x300. Lớp BTXM M200 đá 2x4 dày 10cm. Lớp đá dăm 2x4 dày 40cm lu lèn chặt K≥ 0,98. Lớp đất tự nhiên đầm chặt K≥ 0,95; Tường: Tường xây gạch, vữa xi măng M75. Phía trong ốp gạch thẻ đến trần, phía ngoài nhà sơn phủ; Phần mái lợp tôn chống nóng.

2/ Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông, sân đường nội bộ của dự án có diện tích 141.566,67 m2, Quy mô: Xây dựng các tuyến đường nội bộ với quy mô từ 4.5m đến 10m, các phạm vi rẽ được mở rộng đường để đảm bảo lưu thông xe (đặc biệt là xe chữa cháy). Cao độ các tuyến đường giao thông đảm bảo đấu nối với tuyến đường giao thông hiện trạng của khu công nghiệp, quy mô các tuyến đường:

c/ Cây xanh cảnh quan

- Diện tích 164.367,88 m2, bố trí bao xung quanh nhà máy, khu phụ trợ, trên vỉa hè các tuyến đường.

- Loại cây trồng: Các loại cây bóng mát như xoài, sấu được trồng xen kẽ với các loại cỏ nhật để tạo không gian cho khu vực nhà máy.

4/ Hệ thống cấp điện

- Tổng công suất phụ tải điện của dự án là 18 GW. Nguồn điện chính: Nguồn cung cấp điện chính được lấy từ đường dây 22KV đi của Khu công nghiệp cấp điện cho Trạm biến áp (TBA) 22/0.4KV với công suất 2500 KVA tại trạm của Nhà máy. Trạm biến áp trang bị 5 máy biến áp công suất 2500 kVA cung cấp điện cho toàn bộ dự án.

Tại dự án trang bị 1 máy phát điện dự phòng công suất 1000kVA đặt tại khu vực trạm biến áp phía Đông Nam của dự án. Phụ tải ưu tiên của máy phát điện dự phòng bao gồm:

điện cấp cho khu vực khu văn phòng và phụ tải cho PCCC như quạt thông gió, bơm nước chữa cháy,...

- Hệ thống phân phối:

+ Từ Trạm biến áp có các lộ cấp đến tủ điện tổng đặt tại các khu nhà, trạm bơm cấp nước....

+ Điện từ trạm biến áp được cấp đến các nhà xưởng để cấp cho hoạt động chạy máy móc phục vụ quá trình sản xuất. Toàn bộ máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu là điện năng.

+ Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế với hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng và được điều khiển bật, tắt bằng tủ điều khiển tự động.

+ Chiếu sáng bên ngoài: Đèn chiều sáng sân đường cao 3,6m lắp bóng LED 150W.

6/ Hệ thống cấp nước

- Nguồn nước cấp được đấu nối từ đường ống cấp nước chung của khu công nghiệp nằm tại phía Bắc của dự án. Đường ống cấp nước sinh hoạt và nước cho sản xuất tại nhà máy sử dụng đường ống HDPE 125mm.

- Tổng nhu cầu cấp nước lần đầu cho dự án là 10.650 m3/ngày.đêm.

- Tổng nhu cầu cấp nước lần đầu cho dự án là 10.650 m3/ngày.đêm. Trong đó:

+ Nước cấp cho mục đích sinh hoạt (Căn cứ theo TCXDVN 33-2006: Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) là 170 m3/ngày.đêm.

- Như vậy: Tổng lượng nước cấp thường xuyên cho dự án là 10.650 m3/ngày.đêm

e. Nhu cầu cấp nước PCCC: Tổng nhu cầu nước cho PCCC là 477,3 m3, trong đó: Nhu cầu nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy bên ngoài: 108 m3; Nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy vách tường: 162 m3; Nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy tự động sprinkler: 207,3 m3.

- Các hạng mục công trình phục vụ cấp nước: Nước từ vị trí khởi thủy dẫn về 2 bể nước ngầm phía Đông Bắc (dung tích 10.000 m3) bằng đường ống HDPE 125mm được sử dụng chung vừa cấp nước sinh hoạt, sản xuất, vừa cấp nước PCCC, được xây dựng phía Đông Bắc dự án. Nước từ bể nước ngầm bơm lên 2 téc mái dung tích 20 m3/téc đặt tại mái nhà văn phòng bằng 2 máy bơm công suất 100 W để bơm nước sinh hoạt. Tại dự án xây dựng 1 bể chứa nước tinh khiết sau hệ thống lọc nước RO sử dụng cho quá trình sản xuất có dung tích 500 m3, vị trí tại xưởng sản xuất tế bào quang điện.

Nước tại bể chứa nước tinh khiết sử dụng cấp đến nhà xưởng sản xuất bằng đường ống HDPE 125mm cấp cho công đoạn tạo nhám gai bề mặt, khắc mặt sau, khắc mặt trước trong quá trình sản xuất tế bào quang điện.

7/ Hệ thống thông gió:

Hệ thống thông gió được thực hiện bởi các quạt đặt trên mái đảm bảo số lần trao đổi không khí lớn hơn 6 lần nhằm xử lý khí nóng trong quá trình sản xuất.

- Số lượng quạt: 10 bộ

Hình 1: Hình ảnh mô phỏng vị trí lắp đặt hệ thống điều hòa và hệ thống thông gió trong nhà xưởng

8/ Hệ thống tiếp địa chống sét

- Sử dụng kim thu sét bằng thép 16 mạ đồng dài 1,5m, dây thu và dẫn sét bằng thép 10.

- Hệ thống nối đất chống sét và hệ thống nối đất an toàn sử dụng cọc đồng chôn ngầm trong đất, dây nối đất dùng thép dẹt 60x6. Điện trở nối đất chống sét R < 4 Ω.

9/ Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc với chức năng liên lạc, truyền thông tin, thông báo, tìm kiếm dữ liệu,… khi cần thiết. Hệ thống thông tin liên lạc trong Nhà máy gồm các loại hình như sau:

- Hệ thống Internet - Hệ thống điện thoại - Camera

- Nguồn cung cấp: Hệ thống thông tin liên lạc sẽ được kết nối vào hệ thống cáp thông tin trên đường N6-7 để cấp nguồn cho dự án.

10/ Hệ thống phòng cháy chữa cháy

* Hệ thống báo cháy tự động

- Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế cho công trình bao gồm: Trung tâm báo cháy tự động được lắp đặt tại khu vực văn phòng. Các đầu báo cháy được trang bị ở trong các nhà xưởng, khu văn phòng, nhà bếp khu vực nhà kho và khu chứa hóa chất.

- Chuông báo cháy, đèn báo cháy và nút ấn báo cháy được trang bị tại khu vực sảnh hành lang của khu văn phòng và khu nhà xưởng sản xuất tế bào quang điện, xưởng lắp ráp tấm pin, nhà kho thành phẩm, kho hóa phẩm, trạm tách khí ....

- Nguồn cấp điện cho hệ thống báo cháy tự động: Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220 VAC của công trình và cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VAC được cấp bởi tủ điện trung tâm.

Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện có cháy, dự án sử dụng nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi mất điện lưới.

* Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler

- Được lắp đặt tại khu văn phòng và khu nhà xưởng sản xuất tế bào quang điện, xưởng lắp ráp tấm quang năng.

- Nước cấp cho hệ thống chữa cháy tự động là bể nước ngầm thể tích 10.000 m3 xây dựng phía Đông Bắc dự án. Hệ thống chữa cháy tự động sử dụng máy bơm công suất 150W đặt tại gần khu vực bể chứa nước ngầm để cấp nước chữa cháy đến các vòi phun Sprinkler.

Nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy tự động sprinkler: 207,3 m3 (khu vực nhà kho, nhà xưởng sản xuất tại dự án thuộc nhóm 2 nguy cơ cháy trung bình (Theo TCVN 7336:2003 – Phòng cháy chữa cháy Sprinkler tự động – yêu cầu thiết kế) như vậy dung tích nước sử dụng cho hệ thống Sprinkler được tính như sau:

Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,24 l/m2.s

FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2

F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 m2. Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút

Dung tích nước cho hệ thống Sprinkler: MSP = 0,24x240 x3,6 = 207,3 m3)

* Hệ thống chữa cháy vách tường

- Bố trí 30 họng chữa cháy vách tường lắp đặt tại cửa ra vào các nhà xưởng, hành lang của khu vực văn phòng, khu nhà kho và khu vực nhà chứa hóa chất.

- Hệ thống chữa cháy vách tường tại dự án được lắp đặt tại cửa ra vào các nhà xưởng, hành lang của khu vực văn phòng, khu nhà kho và khu vực nhà chứa hóa chất. Hệ thống chữa cháy vách tường gồm có các cuộn vòi, lăng phun kết hợp với họng chữa cháy cố định. Bán kính mỗi họng đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong nhà cũng phải có 2 họng phun tới. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình cũng được vòi phun vươn tới tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su đường kính D65mm dài 30m (gồm 1 cuộn 20m+1 cuộn 10m) và một lăng phun đường kính D19mm. Căn cứ vào kiến trúc thực tế của công trình ta bố trí đảm bảo các đám cháy ở bất kỳ khu vực nào trong công trình đều được phun nước dập tắt, bán kính hoạt động đến 33 m.

- Tại mỗi nhà xưởng nhà kho bố trí 2 họng chữa cháy vách tường, nước cấp cho hệ thống chữa cháy vách tường được lấy từ bể chứa nước ngầm dung tích 10.000 m3 tại phía Đông Bắc dự án, bể chứa nước chữa cháy sử dụng chung với bể chứa nước sinh hoạt. Sử dụng 1 máy bơm công suất 150 W để bơm nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy vách tường, máy bơm được đặt tại khu vực bể chứa nước.

* Hệ thống chữa cháy ngoài nhà

- Tại dự án bố trí 4 trụ chữa cháy ngoài nhà được đặt tại trục đường giao thông ngoài công trình. Các trụ chữa cháy gồm có các trụ để lấy nước và hộp đựng phương tiện ngoài nhà.

- Nước cấp cho hệ thống này được lấy từ bể nước ngầm dung tích là 10.000 m3 xây dựng ngầm tại phía Đông Bắc dự án. Bể chứa nước phòng cháy chữa cháy sử dụng chung với bể chứa nước sinh hoạt và nước sản xuất của dự án. Nước cấp đến trụ chữa cháy bằng đường ống D75.

- Hệ thống bơm chữa cháy ngoài nhà sử dụng 2 máy bơm công suất 150 W để bơm cấp nước đến trụ nước chữa cháy ngoài nhà của dự án. Máy bơm nước chữa cháy

đặt trên mặt bể cấp nước chữa cháy của công trình. Nguồn cung cấp điện cho hệ thống chữa cháy được lấy từ nguồn điện ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng) đồng thời được cấp bằng nguồn điện máy phát điện của dự án thông qua bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS.

Trạng thái của máy bơm luôn được cập nhật và thể hiện tại trung tâm báo cháy là máy bơm hoạt động hay không.

Lưu lượng nước tính toán cho hệ thống PCCC tại dự án:

Q = Qvt + Qnn (lưu lượng tính toán trong 3 giờ) (Lưu lượng nước tính toán cho 1 đám cháy - Theo TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế).

+ Lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy vách tường (trong nhà) (Theo bảng 14 TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế): Qvt = 30 họng x 0,5 l/s x 3h x 60 phút x 60s = 162.000 lít = 162 m3.

+ Lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy ngoài nhà (Theo bảng 13 TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế).

Qnn = 10 lít/s x 3h x 60 phút x 60s = 108.000 lít = 108m3.

+ Lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy Sprinkler: MSP = 0,24x240 x3,6 = 207,3 m3.

=> Tổng lượng nước chữa cháy dự kiến cần thiết của hệ thống chữa sử dụng tại dự án là:

Q = 162 + 108 + 207,3 = 477,3 m3

Như vậy: Dung tích bể chứa nước phòng cháy dùng chung với bể chứa nước sinh hoạt của công trình, đảm bảo cấp đủ lượng nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy tại dự án.

* Hệ thống bình chữa cháy tại chỗ

- Ngoài hai hệ thống chữa cháy trên công trình còn được trang bị các bình chữa cháy di động, xách tay phục vụ dập tắt đám cháy mới phát sinh chưa đủ thông số để hệ thống chữa cháy tự động làm việc.

- Theo đặc điểm và tính chất của mục tiêu bảo vệ công trình, để chữa cháy thích hợp với loại đám cháy cho từng khu vực, chúng tôi chọn chất chữa cháy ban đầu là bột hoá học tổng hợp ABC loại 8kg. Các bình được bố trí cho các tầng được thể hiện trên bản vẽ. Bình chữa cháy được đặt trong cạnh họng nước chữa cháy và chung cùng hộp họng nước chữa cháy, tại dự án trang bị 30 bình chữa cháy.

11/ Hệ thống lọc nước RO

- Dự án lắp đặt 01 trạm RO công suất 600m3/h để cung cấp nước cho dây chuyền sản xuất tế bào quang điện.

* Thuyết minh quy trình công nghệ:

- Quá trình lọc bảo vệ:

+ Mục đích: Loại bỏ chất rắn lơ lửng trước khi nước thô đi vào quá trình thẩm thấu ngược. Nếu nồng độ chất rắn lơ lửng quá cao dẫn đến làm tắc màng thẩm thấu ngược;

+ Nguyên lý hoạt động: Sử dụng lõi lọc có độ chính xác lọc 5 μm, có thể lọc được các chất ô nhiễm có kích thước hạt lớn hơn 5 μm, đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống màng thẩm thấu ngược. Các hạt lơ lửng siêu nhỏ, chất keo, vi sinh vật, v.v. còn lại trong nước bị giữ lại hoặc hấp phụ trên bề mặt và lỗ rỗng của lõi lọc, nhờ đó bảo vệ màng thẩm thấu ngược khỏi bị hư hại bởi các hạt lơ lửng lớn và giảm khả năng xảy ra hiện tượng màng thẩm thấu ngược. bị chặn nên bộ lọc còn được gọi là bộ lọc bảo mật.

Ưu điểm chính của bộ lọc bảo mật là hiệu quả cao, điện trở nhỏ và thay thế dễ dàng + Cấu trúc: Phần tử bộ lọc được lắp đặt ở giữa vỏ bộ lọc chủ yếu là lõi bông lọc PP và phần tử lọc quấn dây hoặc phần tử lọc than hoạt tính. Do các vật liệu lọc khác nhau, kích thước lỗ lọc cũng khác nhau. Lọc chính xác là một loại lọc giữa lọc cát (lọc thô) và siêu lọc, và kích thước lỗ của bộ lọc thường nằm trong khoảng 0,5-120 μm. Phương tiện lọc có cùng dạng có thể được chia thành các thông số kỹ thuật khác nhau theo kích thước của chúng. Có hai loại phần tử lọc dây quấn (còn được gọi là phần tử lọc tổ ong): Một là sợi polypropylene --- phần tử lọc khung xương polypropylene, nhiệt độ hoạt động tối đa là 60°C; loại còn lại là sợi bông thấm --- không gỉ phần tử lọc khung thép, nhiệt độ hoạt động tối đa là 120°C. Phần tử lọc thổi tan chảy được làm bằng polypropylene làm vật liệu lọc được hình thành bởi quá trình thổi tan chảy và nhiệt độ làm việc tối đa là 60°C. Các vật liệu phần tử lọc chủ yếu bao gồm các ống lọc thiêu kết, phần tử lọc sợi thổi tan chảy và phần tử lọc tổ ong, v.v.

+ Ống thiêu kết được hình thành bằng vật liệu bột thiêu kết và vật liệu ống lọc của nó bao gồm gốm sứ, cát thủy tinh, nhựa, v.v. Các phần tử lọc sợi thổi nóng chảy thường sử dụng polypropylene làm nguyên liệu thô, được tạo ra bằng cách nung nóng và nấu chảy, phun, kéo và nhận khuôn.

- Quá trình lọc màng:

+ Mục đích lắp đặt: Có chức năng loại bỏ các muối hóa trị 2 hòa tan, chất keo, chất hữu cơ... trong nước.

+ Nguyên lý hoạt động: Sau khi được loại bỏ được các thành phần ô nhiễm kim loại nặng, nước sẽ được chảy qua bộ lọc xử lý tiếp theo để khử mùi, màu của nước.

Công nghệ lọc là phương pháp lọc màng hay còn gọi là lọc chéo dòng chảy. Nó có thể tách các hạt Các hạt trong phạm vi kích thước này thường đề cập đến chất tan trong chất lỏng. Nguyên tắc cơ bản là sử dụng cấu trúc vi xốp không đối xứng và môi trường màng bán thấm ở nhiệt độ phòng với áp suất và tốc độ dòng chảy nhất định, đồng thời dựa vào chênh lệch áp suất ở cả hai bên màng làm động lực để lọc theo phương thức dòng chảy chéo để dung môi và các chất phân tử nhỏ có thể đi qua. Các chất đại phân tử và vi hạt

như protein, polyme hòa tan trong nước, vi khuẩn, v.v. được màng lọc giữ lại, để đạt được mục đích tách, phân loại, tinh chế và cô đặc công nghệ tách màng mới.

+ Sau khi qua bộ lọc sẽ chảy sang hệ thống thẩm thấu ngược có tính chọn lọc cao có thể loại bỏ muối vô cơ trong nước đạt 99% và có thể loại bỏ tất cả các loại chất hữu cơ và hạt trong nước giúp cải thiện đáng kể tốc độ làm sạch sản phẩm đủ tiêu chuẩn và không gây ô nhiễm. Nước thô đủ tiêu chuẩn sau xử lý sơ bộ sẽ đi vào hệ thống màng được đặt trong bình chịu áp lực, các phân tử nước và một lượng rất nhỏ chất hữu cơ phân tử nhỏ đi qua lớp màng. Sau khi cô đặc trong ống thu gom sẽ dẫn đến ống sản xuất nước và sau đó bơm vào bể chứa nước tinh khiết. Hệ thống được trang bị một thiết bị thẩm thấu ngược sự dụng các thành phần màng chống bẩn áp suất thấp DOW/Haideneng nhập khẩu.

- Nguồn nước RO sau xử lý được chứa vào bồn nước RO để cấp đến cho các quy trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(333 trang)