Nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 183 - 189)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

3.2.2 Nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông: Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận tải ra vào nhà máy để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và phương tiện cá nhân của công nhân làm việc trong công ty. Tuy nhiên, các phương tiện vận tải hoạt động trong thời điểm nhất định nên chỉ tác động trong thời gian ngắn. Mặt khác, không gian dự án rộng, đường giao thông được bê tông hóa toàn bộ nên mức độ tác động không đáng kể đến môi trường xung quanh.

- Tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng sản xuất, tuy nhiên các thiết bị sử dụng có lắp hệ thống giảm âm chống ồn và trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại nhà xưởng nên tiếng ồn phát sinh ảnh hưởng không đáng kể đến công nhân làm việc tại dự án và các khu vực lân cận.

Tiếng ồn phát sinh trong cơ sở chủ yếu là từ các máy móc thiết bị. Theo Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, tại khu vực máy móc thiết bị mức ồn có thể đạt tới 113dBA.

Với khoảng cách là 100 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

L = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(100/1)1 = 40 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 113 dBA - 40 dBA= 73 dBA

Với khoảng cách là 200 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

L = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(200/1)1 = 46 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 113 dBA - 46 dBA = 67 dBA

Qua kết quả tính toán trên đây, thấy tại hai khoảng cách 100m và 200m cường độ tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức ồn (mức 70 dBA) và QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (85dBA).

Bảng 3. 31: Mức ồn và độ rung của các thiết bị kỹ thuật trong khu vực dự án Stt Nguồn phát

sinh Công việc Mức độ ở khoảng cách 20m Tiếng ồn (dBA) Độ rung (dB) 1 Máy bơm Bơm cấp nước và hệ

thống xử lý nước thải 52 - 58 40 - 42

2 Trạm biến áp Cấp điện 53 - 58 38 - 40

3 Máy phát điện

dự phòng Cấp điện 60- 65 49 - 51

QCVN 26, 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia về tiếng ồn và độ rung 70 75

(Nguồn: Kết quả đo tại một số cơ sở sản xuất có sử dụng một số máy kỹ thuật tương tự như dự án)

Kết quả cho thấy tiếng ồn và độ rung tối đa phát sinh do hoạt động của các thiết bị kỹ thuật tại vị trí cách nguồn gây tác động 20m đều nằm trong giới hạn cho phép theo các QCVN tương ứng.

- Tiếng ồn từ hoạt động của các máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất.

Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy sử dụng các loại máy mọc hiện đại tiên tiến và tự động hóa hoàn toàn nên tiếng ồn từ hoạt động của các máy móc trong quá trình sản xuất không đáng kể.

b/ Nhiệt độ

- Các nguồn gây ô nhiễm nhiệt tại nhà máy chủ yếu tại khu vực in lưới, thiêu kết (Nhiệt độ tối đa trong lò thiêu kết là khoảng 890 ° C, và nhiệt độ của cổng xả liệu trong lò thiêu kết là khoảng 200℃), sấy (nhiệt độ 900C – 950)…. Ngoài ra cũng còn một lượng nhiệt do các máy móc thiết bị sản sinh nhiệt do ma sát.

- Tại khu vực sản xuất có khả năng bị ô nhiễm nhiệt độ cao từ các thiết bị gia nhiệt như lò khuếch tán photpho (Nhiệt độ lò khoảng 850-9000C), lò khuếch tán Boron (trong lò khuếch tán 9500C) có thể gây nên nhiệt độ cao tại khu vực sản xuất.

Tuy nhiên ảnh hưởng của nhiệt độ chỉ trong phạm vi cục bộ tại khu vực phát sinh.

Vì vậy, nhà máy vẫn sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguồn nhiệt nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của tác nhân nhiệt độ tới công nhân lao động trực tiếp tại các khu vực này.

- Thời gian phát thải: Trong quá trình hoạt động.

- Vị trí phát thải: Tại nhà xưởng sản xuất

d. Đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án 1/ Sự cố cháy nổ

- Sự cố cháy nổ trong quá trình bảo quản hóa chất: Natri silicat (Na2SiO3) tiếp xúc với Flo sẽ gây nên rủi ro về cháy nổ rất lớn hoặc khi tiếp xúc với Nhôm, kẽm, Thiếc,

hợp kim khác nhau sẽ tạo nên khói rất nguy hiểm; chất chống oxy hóa - Iso propyl Alcohol (CH3CHOHCH3) tự tràn ra ngoài có thể trở thành hợp chất dễ cháy nổ trong khoảng thời gian giới hạn; khí Hidro có thể phát nổ nếu bị va đập và tiếp xúc với nhiệt độ cao gây bỏng cho người tiếp xúc gần.

- Sự cố cháy nổ do hệ thống cấp điện không đảm bảo, thiếu an toàn dẫn đến cháy nổ, chập điện.

Các nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ do sử dụng, lưu giữ nitơ lỏng, một số hóa chất dễ cháy bao gồm:

Bảng 3. 32: Nguyên nhân và hậu quả của sự cố cháy nổ có thể xảy ra TT Khu vực, bộ phận,

công đoạn Nguyên nhân chính gây ra sự cố Hậu quả, mức độ tác động

1

Quá trình sử dụng các thiết bị điện (hệ thống điện,…)

Cháy chập dòng điện do sử dụng không đúng quy trình, do tính toán hệ thống không đảm bảo công suất, để gần các chất dễ cháy đến hệ thống điện,…

- Cháy nổ làm hỏng hóc tài sản gây thiệt hại về kinh tế, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

- Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất.

2 Lưu giữ CTNH Lưu giữ chất thải dễ gây cháy, nổ

3 Lưu giữ hóa chất

Lưu giữ hóa chất dễ gây cháy, nổ; Để các hóa chất dễ phản ứng với nhau gần nhau dẫn đến các phản ứng hóa học gây cháy nổ;

Khu vực lưu chứa hóa chất dễ tiếp xúc với nguồn lửa đặc biệt là các loại hóa chất như TMA, SiH4, POCl3, Ethanol,…

Rò rỉ một số loại hóa chất có khả năng tự bốc cháy trong không khí như TMA, SiH4.

4 Hệ thống PCCC

Hệ thống cứu hỏa không hoạt động được khi có sự cố để xảy ra hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng

Ý thức PCCC không cao, kho chứa không đảm bảo theo quy định về vị trí, sắp xếp không đúng quy định, quy định không nghiêm khắc để hút thuốc trong kho, vứt tàn thuốc lá trong kho hoặc nơi dễ cháy nổ,…

TT Khu vực, bộ phận,

công đoạn Nguyên nhân chính gây ra sự cố Hậu quả, mức độ tác động

5

Nổ bình gas, bồn chứa N2, O2, SiH4, NH3

Bất cần trong nấu ăn, sử dụng bình gas không đảm bảo do hết hạn kiểm định,….

Thiết bị chứa dầu, nitơ không đảm bảo hoặc tác động của ngoại lực.

6

Quá trình sữa chữa, bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng,…

Cháy chập dòng điện, hàn xì không đảm bảo an toàn,…

7

Lưu giữ nguyên liệu dễ cháy như bao bì, nguyên vật liệu, sản phẩm…

Tiếp xúc với nguồn nhiệt như tàn thuốc, chập điện,…

- Nguyên nhân khác: Nguyên nhân chủ yếu do không tuân thủ đúng yêu cầu phòng cháy chữa cháy theo quy định, vứt tàn thuốc lá vào nguyên liệu dễ cháy nổ, sự cố chập điện, bắt lửa trong quá trình gia nhiệt, đốt nóng,...

- Đối tượng tác động: Cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy, môi trường không khí, môi trường nước của khu vực thực hiện dự án và khu vực xung quanh dự án.

Hầu hết các sự cố cháy nổ trên đều có khả năng tiềm tàng cao, khi xảy ra sự cố sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng con người và môi trường.

2/ Sự cố tai nạn lao động:

- Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra tại quy trình sản xuất tế bào quang điện có thể xảy ra ở các công đoạn sản xuất tạo nhám gai bề mặt, khắc mặt chính, khắc mặt sau có sử dụng hóa chất HF, HCl, NaOH, H2O2. Nguyên nhân dẫn đến sự cố như sau:

+ Khu vực lưu trữ hóa chất, thiết bị sản xuất có chứa hóa chất bị rò rỉ + Do lỗi định lượng thiết bị làm hóa chất bị tràn ra ngoài.

+ Do công nhân không tuân thủ quy trình vận hành

- Đối tượng tác động: Công nhân làm việc tại khu vực và môi trường không khí xung quanh.

- Sự cố tai nạn lao động trong quy trình sản xuất tấm quang năng có thể xảy ra trong công đoạn hàn. Làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.

3/ Sự cố ngộ độc thực phẩm, lây lan dịch bệnh, điều kiện thời tiết bất thường:

- Sự cố ngộ độc thực phẩm: Có thể xảy ra do chất lượng đồ ăn kém bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh, tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao dẫn đến ngộ độc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cán bộ nhân viên của công ty. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ mang bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh

mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

- Sự cố lây lan dịch bệnh:

+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động sẽ tập trung khoảng số lượng lớn nhân viên, khách du lịch. Do đó nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh có thể xảy ra do lây chéo giữa các đối tượng với nhau.

+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động sẽ tập trung khoảng số lượng lớn nhân viên.

Do đó nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh có thể xảy ra do lây chéo giữa các đối tượng với nhau.

+ Trong tường hợp dịch bệnh phát sinh ở mức độ nghiệm trọng, chủ dự án cần tới sự giúp đỡ của cơ quan y tế để có biện pháp ứng phó và xử lý kịp thời.

- Sự cố do rủi ro, thiên tai:

+ Nguyên nhân: Các rủi ro môi trường được nhận dạng trong giai đoạn vận hành dự án bao gồm: Bão lũ, thiên tai, sét đánh … sẽ làm phá hỏng công trình gây cháy nổ. làm hư hỏng thiết bị đặc biệt đối với thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống điều khiển.

4/ Sự cố hóa chất

Trong quá trình sản xuất, nhà máy có sử dụng các loại hóa chất như axit HF, HCl, NaOH,… dẫn đến khả năng rò rỉ hóa chất trong quá trình vận chuyển, lưu giữ và sử dụng của dự án là cao. Hóa chất bị rò rỉ có thể gây ra ảnh hưởng và thiệt hại lớn đến môi trường và sức khỏe của cán bộ công nhân viên Công ty như: gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí khi hóa chất rò rỉ ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ công nhân viên. Một số sự cố có thể xảy ra khi sử dụng hóa chất:

Bảng 3. 33. Nguyên nhân xảy ra sự cố khi sử dụng hóa chất TT Vị trí xảy ra sự cố Nguyên nhân, tình huống xảy ra sự cố

1

Quá trình nhập (vận chuyển) hóa chất từ nhà cung ứng vào kho lưu trữ

- Xe vận chuyển hỏng, gây đổ vỡ, hóa chất bị rò rỉ.

- Các thùng hóa chất bị va đập vào nhau hoặc bởi thùng xe vận chuyển hóa chất hay vật ngoại quan.

Trong quá trình vận chuyển, công nhân không tuân thủ quy trình vận hành, bất cẩn trong công việc, hóa chất bị rơi, vỡ, va đập, rò rỉ.

2 Tại khu vực kho lưu trữ hóa chất

- Hóa chất chứa trong kho bị rò rỉ, đổ vỡ.

- Cháy xảy ra gần khu vực lưu giữ hóa chất và nhiệt lan tỏa đến kho chứa hóa chất gây nhiệt lượng trong kho tăng, các hóa chất trong kho bén nhiệt và bắt cháy.

- Công nhân không tuân thủ quy trình vận hành bất cẩn trong công tác làm việc.

TT Vị trí xảy ra sự cố Nguyên nhân, tình huống xảy ra sự cố - Khi nhập hóa chất vào kho đường ống hay bồn chứa, thùng chứa bị hư hỏng.

- Nhiệt độ trong kho hóa chất cao quá hạn mức, hóa chất trong kho có thể bắt cháy gây hỏa hoạn.

3

Quá trình vận chuyển hóa chất từ kho vào xưởng sản xuất

- Xe vận chuyển hỏng, gây đổ vỡ.

- Bơm, đường ống dẫn hóa chất bị hỏng, rò rỉ.

- Các thùng hóa chất bị va đập vào nhau hoặc bởi thùng xe vận chuyển hóa chất hay vật ngoại quan.

- Công nhân không tuân thủ quy trình vận hành, bất cẩn trong công việc.

4 Khu vực sử dụng hóa chất

- Thùng chứa, hộp chứa bị hỏng gây rò rỉ.

- Bơm, đường ống dẫn hóa chất bị hỏng, rò rỉ.

- Cháy xảy ra gần khu vực bảo quản, sử dụng và nhiệt lan tỏa đến hóa chất.

- Công nhân vận hành thao tác không đúng quy trình, bất cẩn trong công việc.

Các sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình hoạt động sản xuất, do vậy chủ dự án cần có các biện pháp giảm thiểu và ứng phó sự cố kịp thời.

- Đối tượng bị tác động của sự cố hóa chất là dự án là khu dân cư huyện Hải Hà và công nhân làm việc trong nhà máy.

5/ Sự cố do xe nâng hàng

Các nguyên nhân gây sự cố mất an toàn trong quá trình sử dụng xe nâng gồm:

- Rơi, đổ hàng, xe bị lật đổ: Do mất trọng tâm, bề mặt sàn gồ ghề, có vật cản trên đường, xe chạy với tốc độ cao gây ra tai nạn cho tài xê và những người xung quanh, gây thiệt hại về tài sản.

- Sự cố cháy, nổ: Do tiếp xúc nguồn nhiệt, va chạm mạnh gây thiệt hại về tài sản, xưởng kín có thể gây ngộ độc khí CO, CO2,...

- Sự cố va chạm với người, hàng hóa: Do tài xế hoặc người khác đi sai làn đường quy định, tài xế không tập trung lái xe, xe di chuyển trong xưởng chật hẹp, đông người làm việc tầm nhìn bị hạn chế gây va quẹt, cán, đụng người và hàng hóa, tai nạn nghiêm trọng có thể gây thiệt hại về người.

6/ Sự cố kỹ thuật tại các công trình xử lý môi trường:

Trong quá trình hoạt động của dự án, các thiết bị xử lý môi trường như hệ thống thông khí nhà xưởng, xử lý nước thải, khí thải... sẽ làm việc liên tục với thời gian dài rất dễ xảy ra sự cố (hư hỏng máy móc thiết bị). Khi phát hiện sự cố sẽ phải tạm ngừng hoạt động để khắc phục, sửa chữa dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, sản xuất của dự án.

* Tác động do sự cố tại HTXLNT số 1, HTXLNT số 2. Sự cố có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Tuyến đường ống dẫn nước thải bị tắc, vỡ gây ứ đọng chất ô nhiễm.

- Hệ thống bơm nước thải bị hỏng gây tình trạng không chuyển được nước thải qua các bể xử lý.

- Hệ thống bơm định lượng hóa chất bị hư hỏng không phát hiện kịp thời dẫn đến khả năng xử lý nước thải không đảm bảo.

- Nước thải sau trạm xử lý của Dự án sẽ được chảy ra bể xả để kiểm để kiểm tra chất lượng trước khi dẫn ra hệ thống xử lý nước thải của KCN tiếp tục xử lý.

- Công nhân vận hành trạm không đúng kỹ thuật.

- Ngoài ra, quá trình hoạt động trạm xử lý nước thải có thể ngừng hoạt động do mất điện, hỏng hóc, sửa chữa, bảo dưỡng… làm cho một lượng lớn nước thải không được xử lý kịp thời hoặc hiệu suất xử lý không đạt tiêu chuẩn thiết kế gây ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận.

- Đối tượng chịu tác động: Môi trường nước thải của khu công nghiệp.

* Sự cố hệ thống xử lý khí thải:

- Hệ thống chụp hút bị hư hỏng không phát hiện kịp thời dẫn đến việc không thu gom triệt để các khí thải phát sinh.

- Đường ống thu khí thải bị rò rỉ làm phát tán khí thải chưa xử lý ra ngoài môi trường.

- Các tháp hấp thụ bị lỗi bơm định lượng hóa chất, dẫn đến việc xử lý không đảm bảo yêu cầu.

- Quạt hút bị hư hỏng không thu gom được khí thải phát sinh.

* Sự cố kỹ thuật: Trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất tế bào quang điện và tấm quang năng cũng có thể gây ra các sự cố kỹ thuật như sau:

- Nhân viên vận hành khống đúng quy trình hướng dẫn đến tai nạn lao động - Sự bất cẩn của người điều hành gây tràn đổ hóa chất sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của người lao động.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 183 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(333 trang)