Các tác động môi trường liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 133 - 154)

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải

Dự án có hiện trạng khu đất nằm trong khu công nghiệp Hải Hà đã được chuẩn bị sẵn mặt bằng, không phải đền bù và giải phóng mặt bằng.

*) Nước thải sinh hoạt

+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: Với tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo đối tượng dùng nước quy định tại bảng 3.1 - TCXDVN 33:2006 công nhân xây dựng không ở tại dự án sử dụng 25 l/ng.ca. Số công nhân trong giai đoạn xây dựng khoảng 200 người (ngày làm việc 1 ca). Tổng lượng nước sinh hoạt tiêu thụ 200 x 25 = 5.000 lít = 5 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải sinh hoạt tại cơ sở chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Chất bài tiết bao gồm phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua các chỉ tiêu BOD5 khoảng 8,6 gam/lít và phân có BOD5 khoảng 9,6 gam/100gam.

+ Theo tính toán thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người phát thải vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ là:

Bảng 3. 1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý (giai đoạn thi công xây dựng)

Loại chất bẩn

Định mức tải lượng (tính cho 1

người) (gam/người/ngày)

Tải lượng tính toán (tính cho 200 người) (gam/ ngày)

Hàm lượng (mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

A B

BOD5 45 - 54 2250 - 2700 937,5 - 1125 30 50

COD 72 - 102 3600 - 5100 1500 - 2125 - -

TSS 70 - 145 3500 - 7250 1458,33 -

3020,8 50 -

Dầu mỡ 10 - 300 500 - 15000 208,33 - 625 - -

Tổng Nitơ 6 - 120 300 - 6000 125 - 250 - 10

Amoni 2,4 - 4,8 120 - 240 50 - 100 5 10

Tổng photpho 0,8 - 4 40- 200 16,67 - 83,33 - -

Tổng coliorm 106 - 109 MPN/100ml

200 x (106 - 109)

MPN/100ml - 3000 5000

(Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) Quy chuẩn so sánh: QCVN 14 :2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B áp dụng cho nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Đánh giá tác động của nước thải

Trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án, các tác động tới môi trường nước chủ yếu là ô nhiễm do nước thải từ các hoạt động và sinh hoạt của người công nhân thi công trên công trường. Lượng nước thải này có chứa nhiều bùn và cặn lắng đọng gây ô nhiễm các nguồn tiếp nhận trong khu vực.

Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng 3.1 và lưu lượng nước thải, có thể xác định được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng của dự án như sau.

Bảng 3. 2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14-2008 - loại B

1 BOD5 469 – 562 50

2 COD 750 – 1.062 80

3 TSS 229 – 1.510 100

4 Tổng Nitơ 63 – 125 50

5 Tổng Phopho 8 – 42 10

6 Coliform (MNP/100ml) 10.109- 10.1012 5000

Từ kết quả tại bảng 3.2, so sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt theo quy định của QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) cho thấy, nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép trung bình khoảng 10,4 lần (Cmax = 50 x 1,2 = 60 mg/l), TSS vượt tiêu chuẩn cho phép trung bình 7,2 lần (Cmax = 100 x 1,2 = 120 mg/l). Tuy nhiên, lượng xả thải không xả trực tiếp ra môi trường và chủ dự án có biện pháp giảm thiểu thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

- Đối tượng chịu tác động: Hệ thống thoát nước của KCN tuy nhiên mức độ tác động thấp do nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom vào nhà vệ sinh di động, chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom khi đầy bể, cam kết không thải ra ngoài môi trường.

*) Nước thải thi công:

- Nước thải thi công chủ yếu là nước rửa nguyên vật liệu, nước bảo dưỡng bê tông, nước vệ sinh máy móc, làm mát thiết bị thi công có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu thải, dầu mỡ … có chứa hàm lượng các chất lơ lửng và chất hữu cơ cao gây ô nhiễm các nguồn tiếp nhận trong khu vực của dự án. Nước thải thi công thường có chứa vôi vữa, xi măng đây là nguyên nhân làm cho pH của nước cao, có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh và tài nguyên sinh vật dưới nước. Khối lượng nước thải thi công phát sinh tại dự án bao gồm:

- Nước thải xây dựng: Phát sinh từ quá trình rửa bánh xe, vệ sinh máy móc, thiết bị trên công trường,... khoảng 2 m3/ngày.đêm. Việc tính toán dự báo khối lượng nước thải phát sinh từ hoạt động rửa xe, máy trên công trường thi công được tính toán theo công thức:

Trong đó:

Q(m3/ngày.đêm): Lưu lượng nước thải từ khu vực rửa xe, máy.

φ(L/lượt): Định mức sử dụng nước rửa xe, rửa máy.

N(lượt/ngày.đêm): Số lần rửa xe hoặc vệ sinh máy móc trên công trường + Căn cứ tính toán dự báo lưu lượng nước rửa xe máy trên công trường như sau:

- Nhu cầu rửa các loại phương tiện, máy móc trên công trường được xác định theo số lượng các loại phương tiện, máy móc thi công sử dụng dầu DO được bố trí trên các công trường (không tính rửa cho các thiết bị điện) được trình bày tại mục 1.5.1 - Chương 1 của báo cáo.

- Nhu cầu rửa xe ra vào dự án được tính bằng lưu lượng xe trung bình như trình bày tại mục 1.5.1 - Chương 1 của báo cáo.

- Định mức sử dụng nước rửa máy móc trung bình: φ = 150 lít/lần

- Định mức sử dụng nước rửa bánh xe trung bình: φ1 = 50 lít/lần

+ Kết quả tính toán tổng lưu lượng nước thải từ khu vực cầu rửa xe trên công trường xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. 3. Tổng hợp kết quả tính toán dự báo lưu lượng nước thải từ khu vực hố rửa bánh xe, vệ sinh máy móc trên công trường

Stt Hạng mục Kí

hiệu Đơn vị

Giá trị tính Máy móc thi

công

Phương tiện vận tải

1 Nhu cầu rửa xe, máy N lượt/ngày.đêm 11 25

2 Định mức nước rửa φ lít/lượt 150 50

3 Lưu lượng nước thải Q m3/ngày.đêm 1,65 1,25

Tổng cộng ∑Q m3/ngày.đêm 2

Ghi chú: Định mức nước rửa được lấy theo kinh nghiệm từ thực tế quá trình rửa xe, máy móc và các phương tiện thi công trên công trường.

→ Theo kết quả tính tổng lưu lượng nước thải từ khu vực rửa xe máy trên công trường khoảng 2 m3/ngày.đêm.

* Đánh giá đặc trưng ô nhiễm và tác động môi trường:

Đặc trưng ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng như nước rửa nguyên vật liệu và nước dưỡng hộ bê tông có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng thì nồng độ đặc trưng trong nước thải thi công được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. 4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công TT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ

(mg/l)

QCVN 40:2011/

BTNMT (B)

QCĐP 3:2020/QN

1 pH - 7,5 ÷ 7,8 5,5 – 9 5,5 – 9

2 TSS mg/l 160,0 ÷

170,0 100 85

3 COD mg/l 67,0 ÷ 75,0 150 127,5

4 BOD5 mg/l 40,0 ÷ 45,0 50 42,5

5 NH4+ mg/l 6,5 ÷ 8,0 10 8,5

6 Tổng N mg/l 20,0 ÷ 25,0 40 34

7 Tổng P mg/l 4,5 ÷ 5,0 6 5,1

8 Fe mg/l 1,5 ÷ 2,5 5 4,25

9 Zn mg/l 2,3 ÷ 2,7 3 2,55

10 Pb mg/l ≤ 0,01 0,5 0,425

11 Dầu mỡ khoáng mg/l 1,7 ÷ 2,5 10 8,5

(Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng)

Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật nước quốc gia về nước thải công nghiệp - Cột B: quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn nước tiếp nhận là nguồn nước không dùng cho mục đích nước cấp sinh hoạt; QCĐP 3:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh với hệ số KQN = 0,85.

Từ kết quả trong bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng đối với hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 160,0 ÷ 170,0mh/L cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, do đó:

- Với đặc trưng ô nhiễm trong nước thải thi công chủ yếu là chất rắn lơ lửng với nồng độ cao nên khi thải trực tiếp vào môi trường có khả năng gây ra các tác động các tác động ô nhiễm độ đục và tăng nguy cơ bồi lắng dòng chảy dẫn đến sự tắc nghẽn đối với hệ thống cống thoát nước.

- Các đối tượng bị tác động chủ yếu gồm toàn bộ hệ thống thoát nước tạm thời trên công trường trong thi công xây dựng.

+ Do nước thải thi công phát sinh không lớn và phân tán trong các khu vực nên khả năng lắng cặn và thấm trên bề mặt lớn do đó xác suất xảy ra các tác động và cường độ tác động được đánh giá ở mức thấp. Tuy nhiên, nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ tác động do nước thải loại này gây ra, Dự án thực hiện nghiêm túc các biện pháp thu gom, xử lý bùn cặn có trong nước thải thi công trước khi thải vào môi trường.

*) Nước mưa chảy tràn bề mặt

- Để ước tính mức độ gây ảnh hưởng từ hoạt động thi công của dự án khi có mưa, ta có thể tính được lượng nước mưa rửa trôi bề mặt khu đất thi công theo công thức sau:

Q = F x a x  (m3/ngày.đêm) (2) Trong đó:

- F: Diện tích lưu vực: 400.285 m2

- a: Vũ lượng mưa lớn nhất trong 5 năm gần đây (trung bình a = 0,26mm) - : Hệ số dòng chảy mặt; lấy  = 0,25 (đối với mặt đất san)

Thay vào công thức (1) ta có: Q = 26.018 m3/ngày.đêm

Lượng chất bẩn tích tụ trong một khoảng thời gian được xác định theo công thức:

G = Mmax .[1 - exp (-kz.T)]. F (kg) Trong đó:

Mmax: Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực, 220 kg/ha.

kz: Hệ số động học tích luỹ chất bẩn ở khu vực, kz = 0,3.

T : Thời gian tích luỹ chất bẩn, T = 15 ngày.

F : Diện tích lưu vực thoát nước mưa 760.444,48 m2. Thay vào công thức ta có:

G = 220 [1- exp (-0,3.15)]. 36 = 157 kg.

Như vậy lưu lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực dự án là 157 kg. Lượng chất bẩn này sẽ theo nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án gây tác động không nhỏ tới đời sống thủy sinh gây ô nhiễm hệ thống thoát nước chung của khu vực. Khi lớp đất bề mặt chưa được lu đầm vào những ngày mưa, đất đá, các loại dầu mỡ từ thiết bị máy móc thi công rơi rớt trên công trường theo nước mưa đi vào nguồn nước, làm tăng chỉ tiêu dầu mỡ trong nguồn nước, làm tăng độ đục, gây bồi lắng nguồn nước tiếp nhận.

- Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn

Nguyên vật liệu tập kết, bảo quản không tốt và thi công xây dựng trong mùa mưa sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực lân cận khi chúng bị nước cuốn trôi vào nguồn nước tiếp nhận. Thành phần của các chất ô nhiễm do nước mưa rửa trôi rất đa dạng, bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất rắn có thể lắng được (cát, đất đá, xi măng…), sắt thép vụn, mảnh gỗ, vỏ bao xi măng, rác thải sinh hoạt... Ngoài ra còn kéo theo một lượng dầu mỡ nhỏ rơi vãi trên bề mặt Dự án từ các phương tiện, máy móc thi công.

Dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh tác động đến hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Mặt phủ bị xói mòn, gây bồi lắng cống thoát nước trong khu vực.

Vào những khi trời mưa chảy tràn trên khu vực của dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống cống thoát nước chung gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực dự án là 157 kg. Tuy nhiên, mức độ gây ô nhiễm và tính chất nước cuốn trôi bề mặt có thể kiểm soát được bằng việc tổ chức và quản lý thi công hợp lý đối với từng hạng mục công trình của dự án được kiểm soát và xử lý khi dự án đi vào hoạt động.

2/ Tác động do bụi, khí thải

Nguồn phát sinh bụi, khí thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu gồm: Bụi khuếch tán từ các hoạt động đào đắp, xúc bốc, vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu thi công; Khí thải từ vận hành các trang thiết bị, máy móc trên công trường; Bụi khí thải từ hoạt động của máy phát điện; Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công hàn cắt, đốt nóng chảy; Bụi khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường công vụ ngoài dự án;… Chi tiết đánh giá dự báo tải lượng ô nhiễm và các tác động môi trường do bụi, khí thải được thực hiện theo từng nguồn phát sinh, bao gồm:

*) Tác động của bụi, khí thải từ hoạt động thi công và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải rắn xây dựng; hoạt động vận chuyển máy móc thiết bị về lắp đặt cho hoạt động sản xuất của dự án

Toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu vận tải cho công trình đều được mua từ các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Hải Hà và các khu vực lân cận.

Các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công xây dựng được vận chuyển về cơ sở bằng xe tải che kín đảm bảo giúp giảm lượng bụi phát tán ra ngoài môi trường.

Nguyên vật liệu khi vận chuyển về sẽ được tập kết tại khu vực chứa nguyên vật liệu trong dự án. Tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu: đường nội bộ KCN và đường quốc lộ 18A.

Lượng bụi phát sinh do vận tải phụ thuộc đầu tiên vào loại đường đi, độ sạch và và độ ẩm của mặt đường.

Các tuyến đường vận chuyển vật liệu đều là đường bê tông nhựa và đường bê tông xi măng có chất lượng tốt.

Khi dự án triển khai, các hoạt động vận chuyển cơ giới diễn ra trong khu vực dự án sẽ làm tăng đáng kể lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông và đồng thời phát sinh bụi vào không khí xung quanh khu vực các đoạn đường vận chuyển.

Lượng bụi và mức độ gây ô nhiễm bụi do vận tải đối với môi trường xung quanh còn phụ thuộc trực tiếp vào số lần đi lại của các phương tiện vận tải, tốc độ trung bình của xe, số bánh xe của mỗi loại xe, tổng lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển v.v…

Có thể tính toán tải lượng bụi do hoạt động vận tải của dự án trên cơ sở tổng hợp khối lượng vận chuyển của dự án như sau:

- Tổng khối lượng vật liệu xây dựng khoảng: 37.640 tấn được vận chuyển tới công trường để thi công.

- Tổng khối lượng máy móc thiết bị được vận chuyển về lắp đặt cho dây chuyền sản xuất tế bào quang điện và tấm quang năng khoảng: 383 tấn được vận chuyển tới Dự án để lắp đặt.

+ Ước tính lưu lượng xe trên công trường:

- Tải trọng trung bình của các xe là 10 tấn;

- Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày là 8 giờ;

- Thời gian thi công là 150 ngày (5 tháng).

Thì lưu lượng trung bình xe ra vào khu vực tuyến là:

37.640+ 383(*)

--- x 2 (**)= 6,3 lượt xe /giờ ( 63 lượt xe/ngày) 10. 8. 150

Ghi chú: (*) Tổng khối lượng vận chuyển vật liệu của Dự án (**) Tính cho 2 lượt xe ra và vào khu vực dự án

- Mức độ phát thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển được dự tính như sau:

Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên cơ sở Hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập với loại

xe tải sử dụng dầu diesel có tải trọng < 16 tấn thì tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động của mỗi phương tiện này như sau:

Bảng 3. 5. Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ mỗi phương tiện vận chuyển

Chất ô nhiễm Bụi CO SO2 HC NO2

Hệ số ô nhiễm

(kg/1000km.1xe) 1,6 3,7 7,43S 3,0 24,1

(Nguồn: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ - USEPA và Tổ chức Y tế thế giới - WHO) Ta có tải lượng các chất ô nhiễm phát thải trong quá trình vận chuyển vật liệu của Dự án như sau:

Bảng 3. 6. Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động vận chuyển Chất ô

nhiễm

Lưu lượng (lượt/h)

Hệ số ô nhiễm (kg/km.1xe)

Tải lượng ô nhiễm (g/km.h)

Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)

Bụi 8,3 1,6 0.48 9,6

CO 8,3 3,7 1.11 51,33

SO2 8,3 0,037 0.0111 0,0513

HC 8,3 24,1 7.23 2178,04

NO2 8,3 3 0.9 33,75

(Ghi chú: Hàm lượng S của dầu diesel lấy bằng 0,01%) - Mức độ tác động đến môi trường trên tuyến đường vận chuyển:

Từ tải lượng các chất ô nhiễm phát thải trong quá trình vận chuyển đã tính toán ở bảng trên, áp dụng mô hình dự báo Sutton, xác định nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trên quãng đường vận chuyển như sau:

u

h z h

E z C

z

z z

.

2 ) exp (

2 ) exp (

. 8 ,

0 2

2 2

2

 



 

 

− −

+

 

− +

= (mg/m3) (*)

Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3) E: Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s) z: Độ cao của điểm tính toán (m)

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m)

u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s); tốc độ trung bình năm mùa đông u = 3,0 m/s, tốc độ gió trung bình vào mùa hè u1 = 3,1 (theo chương 2).

z: Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m)

Giá trị của hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương ngang được tính toán theo Slade với sự ổn định của khí quyển có khoảng cách x(m) từ tim đường đến điểm tính toán theo chiều gió.

) ( 53 ,

0 x0,73 m

z =

 ;

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 133 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(333 trang)