3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
1/ Công trình, biện pháp thu gom nước thải
a. Công trình, biện pháp thu gom của nước mưa chảy tràn:
- Biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn: Nước mưa được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước mưa xung quanh nhà xưởng, các công trình và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN theo 3 khu vực như sau:
+ Khu vực xưởng lắp ráp tấm pin: Thu gom theo tuyến cống D400-D600, có chiều dài khoảng 500m ra điểm đấu nối thoát nước mưa số 1 tại phía Bắc dự án. Dọc theo tuyến thu gom nước mưa bố trí 10 hố ga có kích thước 0,5x0,5x0,5m để lắng các chất bẩn.
+ Khu vực kho thành phẩm, kho chất thải nguy hại, nhà chứa rác, nhà bảo vệ 2:
Thu gom theo tuyến cống D400-D600, có chiều dài khoảng 400m ra điểm đấu nối thoát nước mưa số 2 tại phía Nam dự án. Dọc theo tuyến thu gom nước mưa bố trí 8 hố ga có kích thước 0,5x0,5x0,5m để lắng các chất bẩn.
+ Khu vực xưởng sản xuất tế bào quang điện 1, nhà văn phòng kết hợp để xe máy, khu vực trạm tách khí, trạm NH3, kho hóa phẩm, trạm SiH4, kho hóa chất tập trung:
Thu gom theo tuyến cống D400-D600, có chiều dài khoảng 1.500m ra điểm đấu nối thoát nước mưa số 3 tại phía Bắc dự án. Dọc theo tuyến thu gom nước mưa bố trí 30 hố ga có kích thước 0,5x0,5x0,5m để lắng các chất bẩn.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, QCĐP 1:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước mặt tỉnh Quảng Ninh; các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành dự án.
b. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án
- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt được tách riêng với nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn. Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tai dự án ước tính khoảng 300 m3/ngày.đêm. Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt như sau:
+ Nước thải từ bồn cầu được thu gom bằng đường ống D110 dẫn về 8 bể tự hoại 3 ngăn đặt ngầm tại xưởng sản xuất tế bào quang điện, Xưởng lắp ráp tấm pin, nhà văn phòng để xử lý sơ bộ, tổng dung tích các bể tự hoại 3 ngăn tại dự án là 120 m3. Nước thải sau khi xử lý tại 8 bể tự hoại được thu gom bằng đường ống DN100 dẫn về HTXLNT số 2 công suất 650 m3/ngày.đêm.
+ Nước thải từ bồn rửa, nước thoát sàn được thu gom bằng đường ống DN100 dẫn về HTXLNT số 2 công suất 650 m3/ngày.đêm.
b2. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất của dự án
* Hệ thống thu gom nước thải:
- Nước thải Axit đậm: Thu gom bằng đường ống DN300 về bể thu gom nước thải chứa axit đậm dẫn vào HTXLNT số 1.
- Nước thải sản xuất có tính kiềm đậm: Thu gom bằng đường ống DN300 về bể thu gom nước thải chứa kiềm đậm sau đó dẫn vào HTXLNT số 1.
- Nước thải sản xuất có tính kiềm loãng: Thu gom về bể điều chỉnh nước thải chứa Flo của HTXLNT số 1.
- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải có thành phần axit, bazo: Thu gom bằng đường ống DN250 dẫn về bể điều chỉnh nước thải chứa Flo của HTXLNT số 1.
- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải có thành phần Amoniac: Thu gom bằng đường ống DN 250 dẫn về bể thu gom nước thải chứa Anomiac cao sau đó dẫn vào bể tiền sinh hóa của HTXLNT số 2.
* Công nghệ xử lý nước thải của hệ thống được thể hiện trong sơ đồ sau:
hoại 3 ngăn
Hình 10: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của dự án:
- 01 Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) số 1: Công suất xử lý là 8.500 m3/ngày.đêm;
- Nguyên tắc xử lý của HTXLNT số 1:
+ Phương pháp loại bỏ ion florua sử dụng phương pháp kết tủa, phương pháp hấp phụ và phương pháp trao đổi ion. Phương pháp kết tủa đề cập đến sự hình thành kết tủa florua bằng cách thêm các tác nhân hóa học, hoặc hấp phụ vào kết tủa được tạo thành và đồng kết tủa, sau đó tách kết tủa rắn để loại bỏ flo, phương pháp này xử lý hầu hết các loại nước thải có chứa flo. Hệ thống này áp dụng công nghệ khử bay hơi phản ứng hóa học hai giai đoạn của phương pháp keo tụ axit sulfuric và phương pháp canxi kép sau đó tách kết tủa rắn để loại bỏ Flo. Sử dụng thêm Axit Sunfuric vào nước thải để điều chỉnh nước thải thành axit mạnh sau đó sử dụng phương pháp kết tủa muối canxi, tức là thêm vôi và Clorua Canxi vào nước thải. Phản ứng tạo kết tủa CaF2 không hòa tan và loại bỏ F- trong nước.
+ Nước thải axit, nước thải axit đậm, nước thải từ tháp khí thải có chứa axit và kiềm thu gom về bể thu gom nước thải axit đậm, bể thu gom nước thải Florua, bể thu gom nước thải có tính kiềm mạnh sau đó dẫn sang bể điều hòa nước thải chứa Flo để xử lý theo quy trình như sau:
- Bể điều hòa nước thải chứa flo: Nước thải từ bể thu gom được dẫn đến bể điều hòa thông qua một máy bơm điều hòa tổng hợp để ổn định khối lượng, chất lượng nước nước thải đầu vào.
- Quá trình phản xứng khử flo sơ cấp: Bao gồm 4 ngăn xử lý, nước thải từ bể điều hòa chảy sang các ngăn lần lượt theo thứ tự của bể phản ứng cấp 1 như sau:
+ Bể phản ứng khử bay hơi giai đoạn 1: Tại bể này có thiết bị điều chỉnh tự động nồng độ pH, điều khiển bơm định lượng nồng độ axit sunfuric thích hợp để điều chỉnh độ PH của nước đến giá trị thích hợp được cài đặt tự động.
+ Bể phản ứng khử bay hơi giai đoạn 2: Bổ sung dung dịch vôi Ca(OH)2 và dung dịch Canxi Clorua CaCl2 để tạo kết tủa lắng các hóa chất xuống bên dưới. Vôi và clorua canxi được thêm vào nước thải và Ca2+ trong vôi tôi và canxi clorua và F trong nước được sử dụng. Phản ứng tạo ra kết tủa CaF2 không tan và loại bỏ F- trong nước. Phản ứng hóa học là:
Ca2++ 2 F-= CaF2
+ Bể phản ứng khử bay hơi giai đoạn 3 (ngăn đông tụ): Bổ sung hóa chất PAC để tạo phản ứng keo tụ giúp làm lắng đọng các chất trôi nổi và các tạp chất khác có trong nước thải. Nước thải sau đó chuyển sang ngăn số 4.
+ Bể phản ứng khử bay hơi giai đoạn 4 (ngăn keo tụ): Bổ sung hóa chất PAM với mục đích làm cho các cục phèn nhỏ kết tủa thành bởi PAC kết lại thành cục phèn lớn có khả năng lắng đọng lại bằng trọng lực. Nước thải và các cục phèn kết tủa sau khi qua ngăn phản ứng keo tụ PAC và PAM sẽ chảy sang bể lắng cấp 1 để lắng lọc và tách bùn.
Hóa chất PAC và PAM là hóa chất trợ lắng sử dụng giúp để tăng khả năng lắng lọc chất rắn lơ lửng cho hệ thống xử lý.
- Bể lắng khử Flo sơ cấp: Tại bể lắng cấp 1 các chất rắn lơ lửng được lắng đọng xuống đáy, phần nước trong sẽ chảy sang bể phản ứng khử Flo thứ cấp. Phần bùn lắng còn lại ở đáy bể được đưa về bể chứa bùn thông qua máy bơm bùn và sau đó đến máy ép lọc bùn. Bùn sau khi cô đặc sẽ thuê đơn vị có chức năng để mang đi xử lý theo đúng quy định. Bùn thải phát sinh sẽ được quan trắc và so sánh với QCVN 50:2013/BTNMT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn từ quá trình xử lý nước để xác định ngưỡng chất thải nguy hại, nếu là chất thải nguy hại sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Nếu là chất thải rắn thông thường sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý như chất thải rắn thông thường.
- Bể phản ứng khử flo thứ cấp: Bao gồm 4 ngăn xử lý, Nước thải từ bể lắng khử Flo sơ cấp chảy sang các ngăn của bể phản ứng cấp 2 lần lượt theo thứ tự như sau:
+ Bể phản ứng khử bay hơi thứ cấp 1: Bổ sung dung axit sulfuric để điều chỉnh pH của nước thải trong bể về độ chua, pH trong nước thải khoảng 4-5. Sau đó chảy sang ngăn số 2.
+ Bể phản ứng khử bay hơi thứ cấp 2: Bổ sung dung dịch vôi Ca(OH)2 dung dịch Canxi Clorua (CaCl2) để điều chỉnh pH của nước thải Flo về khoảng 7,0 để tạo kết tủa lắng các hóa chất xuống bên dưới. Vôi và canxi clorua CaCl2 được thêm vào nước thải và Ca2+ trong vôi tôi và canxi clorua và F trong nước được sử dụng. Phản ứng tạo ra kết tủa CaF2 không tan và loại bỏ F- trong nước. Phản ứng hóa học là:
Ca2++ 2 F-= CaF2
+ Bể phản ứng khử bay hơi thứ cấp 3 (Ngăn đông tụ): Bổ sung hóa chất PAC để tạo phản ứng keo tụ giúp làm lắng đọng các chất trôi nổi và các tạp chất khác có trong nước thải. Nước thải sau đó chuyển sang ngăn số 4.
+ Bể phản ứng khử bay hơi thứ cấp 4 (ngăn keo tụ): Bổ sung hóa chất PAM với mục đích làm cho các cục phèn nhỏ kết tủa thành bởi PAC kết lại thành cục phèn lớn có khả năng lắng đọng lại bằng trọng lực. Nước thải và các cục phèn kết tủa sau khi qua ngăn phản ứng keo tụ PAC và PAM sẽ chảy sang bể lắng khử Flo thứ cấp để lắng lọc và tách bùn. Hóa chất PAC và PAM là hóa chất trợ lắng sử dụng giúp để tăng khả năng lắng lọc chất rắn lơ lửng cho hệ thống xử lý.
- Bể lắng khử Flo thứ cấp: Tại bể này các chất rắn lơ lửng được lắng đọng xuống đáy, phần nước trong phía trên sẽ chảy sang bể xả để dẫn ra nguồn tiếp nhận.
Phần bùn lắng còn lại ở đáy bể được đưa về bể chứa bùn thông qua máy bơm bùn và sau đó đến máy ép lọc bùn.
- Bể xả: Phần nổi phía trên của bể lắng khử Flo thứ cấp chảy vào bể xả, nước thải tại bể xả được kiểm tra nồng độ pH trước khi xả ra ngoài hệ thống thoát nước thải chung của KCN để tiếp tục xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN trước khi thoát ra ngoài nguồn tiếp nhận.
Bể chứa bùn lý hóa: Bùn thải sau khi được tiến hành phân tách trong bể lắng, sẽ được xả vào trong bể cô đặc định kỳ, dưới tác dụng của trọng lực bể cô đặc lắng đọng làm cho mật độ của bùn thải càng rắn chắc thêm làm giảm hàm lượng nước trong bùn.
Máy lọc áp lực buồng kín tự động: Bùn thải sau khi được cô đặc, sẽ dùng màng bơm khí nén chuyển vào máy ép áp lực tiến hành làm khô, dùng vải lọc dưới tác dụng của áp lực phân tách bùn và nước, làm cho hàm lượng nước trong bùn giảm xuống khoảng 70% tiện cho việc vận chuyển ra ngoài xử lý.
(2) Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải số 2 (Hệ thống loại bỏ nitơ Amoniac):
- Hệ thống XLNT công nghiệp số 2 của dự án: Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình sản xuất có chứa Amoniac. Do nước sản xuất tại dự án sử dụng là nước tinh khiết nên trong quá trình sản xuất phát sinh nước thải có chứa thành phần Amoniac từ công đoạn phủ lớp chống phản xạ mặt chính, phủ lớp chống phản xạ mặt sau. Dự án xây dựng hệ thống XLNT số 2 có công suất là 650 m3/ngày.đêm để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình xử lý khí có thành phần Amoniac.
* Quy trình xử lý bao gồm các bước sau:
- Bể thu gom nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt tại dự án sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn sẽ được thu gom về bể thu gom nước thải sinh hoạt sau đó chảy vào bể điều hòa sinh hóa.
- Bể thu gom nước thải Amoniac đậm: Nước thải sản xuất chứa thành phần Amoniac từ công đoạn xử lý khí tại bước mạ lớp màng giảm phản xạ dẫn về bể thu gom nước thải Amoniac cao sau đó chảy vào bể bể điều hòa sinh hóa.
- Bể điều hòa sinh hóa (bể tiền sinh hóa): Tại bước này nước thải được trộn lẫn và điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ chất ô nhiễm phát sinh tại các nguồn.
- Hệ thống sinh hóa A/O: Nước thải sau khi xử lý tại hệ thống Anammox được chuyển sang hệ thống sinh hóa A/O. Chức năng chính của quy trình A/O là loại bỏ COD trong nước thải và tạo ra quá trình nitrat hóa và khử nitơ để chuyển nitơ amoniac và nitơ.
Quá trình xử lý A/O bao gồm 2 công đoạn xử lý là xử lý yếm khí và xử lý hiếu khí.
- Bể lắng thứ cấp: Nước thải sau khi xử lý tại bể hiếu khí hệ thống sinh hóa A/O được chuyển sang bể lắng. Tại bể lắng, bằng cách sử dụng sự khác nhau giữa trọng lượng và trọng lực, các hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải (bùn được hình thành nhờ hệ vi sinh vật trong bể nitrat hóa) sẽ được lắng trong bể này. Bùn hoạt tính sau lắng sẽ được chuyển
sang bể bùn sinh hóa (tuần hoàn), một phần bùn sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí để cân bằng cho quá trình thiếu khí. Trong trường hợp nồng độ bùn tăng cao, cần xả bùn sang bể chứa bùn dùng chung của 2 hệ thống để xử lý bùn trước khi mang bùn đi xử lý.
Lượng vi sinh vật có trong bùn luôn giữa chỉ tiêu MLSS=3000- 3500.
- Bể thu gom nước thải sinh hóa: Nước thải sau khi xử lý tại hệ thống sẽ được thu gom về bể thu gom nước thải sinh hóa để ổn định nồng độ nước thải sau đó dẫn sang bể xả.
- Bể xả: Phần nổi phía trên của bể lắng sinh hóa sẽ được chảy vào bể xả, nước thải tại bể xả được kiểm tra nồng độ pH trước khi xả ra ngoài hệ thống thoát nước thải chung của KCN để tiếp tục xử lý trước khi thoát ra ngoài nguồn tiếp nhận.
- Bể chứa bùn: Bùn thải sau khi được tiến hành phân tách trong bể lắng, sẽ được xả vào trong bể cô đặc định kỳ, dưới tác dụng của trọng lực bể cô đặc lắng đọng làm cho mật độ của bùn thải càng rắn chắc thêm làm giảm hàm lượng nước trong bùn.
- Máy lọc áp lực buồng kín tự động: Bùn thải sau khi được cô đặc, sẽ dùng màng bơm khí nén chuyển vào máy ép áp lực tiến hành làm khô, dùng vải lọc dưới tác dụng của áp lực phân tách bùn và nước, làm cho hàm lượng nước trong bùn giảm xuống khoảng 70% tiện cho việc vận chuyển ra ngoài xử lý.
* Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại dự án:
Theo kết quả phân tích nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Thượng Nhiêu Trung Quốc của Công ty JINKO SOLAR HONG KONG LIMIDTED có công nghệ xử lý và công suất tương tự hệ thống. Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của KCN. Do vậy, biện pháp nhà máy áp dụng có tính khả thi cao.
Bảng 3. 34. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý tham khảo nhà máy tại nhà máy đang hoạt động tại KCN Sông Khoai
STT
Chỉ tiêu thử nghiệm
Phương pháp thử
Đơn vị
Kết quả
QCVN 40:2011/BTNM
T
NT1 NT2 NT3 NT4 Cột B
1 pH TCVN
6492:2011 - 6,2 6,9 6,3 6,8 5,5 ÷ 9
2 Nhiệt độ SMEWW 2550B:2017
oC 27,7 29,3 25,7 26,3 40
3 TDS CEC.QTMT.
N-08 mg/L 650 285 470 190 3.000
4 Độ màu(a) TCVN
6185:2015 Pt/Co 136 21 187 29 150
5
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)(a)
TCVN
6625:2000 mg/L 187 32 358 43 200
6
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)(a)
TCVN 6001-
1:2008 mg/L 127 25 275 35 350
7
Nhu cầu oxi hóa học COD
SMEWW
5220C:2017 mg/L 205 46 426 57 500
8 Sunfat (SO42-)(b)
TCVN
6200:1996 mg/L 78 24 84 25 300
9
Amoni (NH4+_N )(a)
TCVN 5988-
1995 mg/L 7 2 64 8 40
10 Tổng Nitơ(a)
TCVN
6638:2000 mg/L 14 9 71 17 50
11
Tổng Phospho(a
)
TCVN
6202:2008 mg/L 50 0,74 9,74 0,97 6
12 Clo dư TCVN 6225-
1:2011 mg/L
KPH (MDL
=0,03)
0,3
KPH (MDL=
0,03)
KPH (MDL=
0,03)
1
13 Clorua (Cl-)(a)
TCVN
6194:1996 mg/L 3,26 34 173 34 770
14 Xyanua (CN-)
TCVN
6181:1996 mg/L
KPH (MDL
=0,00 5)
KPH (MDL=
0,005)
KPH (MDL=
0,005)
KPH (MDL=
0,005)
0,077
15 Tổng Phenol
TCVN
6216:1996 mg/L 0,980
KPH (MDL=
0,0001)
KPH (MDL=
0,001)
KPH (MDL=
0,001)
0,38
16 7 Florua (F- )
SMEWW 4500-F- .B&D:2017
mg/L 8,9 2,8
KPH (MDL=
0,03)
KPH (MDL=
0,03)
7,7
17 Sắt (Fe)(a) TCVN
6177:1996 mg/L 1,43 0,23 2,74 0,12 3,85 18 Crom VI
(Cr6+)
TCVN
6658:2000 mg/L
KPH (MDL
=0,00 3)
KPH (MDL=
0,003)
KPH (MDL=
0,003)
KPH (MDL=
0,003)
0,077
19 Crom III (Cr3+)
SMEWW 3113B:2017 +
TCVN 6658:2000
mg/L
KPH (MDL
=0,05)
KPH (MDL=
0,05)
KPH (MDL=
0,05)
KPH (MDL=
0,05)
0,77
20 Đồng (Cu)
SMEWW
3111B:2017 mg/L 0,14
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
1,54
21 Kẽm (Zn) SMEWW
3111B:2017 mg/L 0,45
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
2,31
22 Niken (Ni)
SMEWW
3111B:2017 mg/L 0,09
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
0,38
23
Thủy ngân (Hg)
SMEWW
3112B:2017 mg/L
KPH (MDL
=0,00 03)
KPH (MDL=
0,0003)
KPH (MDL=
0,0003)
KPH (MDL=
0,0003)
0,077
24 Cadimi (Cd)
SMEWW
3113B:2017 mg/L
KPH (MDL
=0,00 02)
KPH (MDL=
0,0002)
KPH (MDL=
0,0002)
KPH (MDL=
0,0002)
0,385
25 Chì (Pb) SMEWW
3113B:2017 mg/L
KPH (MDL
=0,00 2)
KPH (MDL=
0,002)
KPH (MDL=
0,002)
KPH (MDL=
0,002)
0,077
26 Asen (As)
SMEWW
3114B:2017 mg/L
KPH (MDL
=0,00 08)
KPH (MDL=
0,0008)
KPH (MDL=
0,0008)
KPH (MDL=
0,0008)
0,385
27 Mangan (Mn)
SMEWW
3111B:2017 mg/L 0,24
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
0,77
28 Thiếc (Sn)
SMEWW
3111B:2017 mg/L
KPH (MDL
=0,1)
KPH (MDL=
0,1)
KPH (MDL=
0,1)
KPH (MDL=
0,1)
0,2
29
Dầu, mỡ động thực vật
SMEWW 5520B&F:201
7
mg/L 1,8
KPH (MDL=
0,3)
14,9 3,4 20
30
Tổng dầu mỡ khoáng
SMEWW 5520B&F:201
7
mg/L 12,7 2,7 2,1
KPH (MDL=
0,3)
7,7
31
Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ
(Aldrine)
US.EPA- Method 3510C+
US.EPA Method 3620C+
US.EPA Method
8081B
mg/L
KPH (MDL
=0,00 001)
KPH (MDL=
0,0000 1)
KPH (MDL=
0,00001 )
KPH (MDL=
0,0000 1)
-
32 Tổng hoạt độ
SMEWW
7110B:2017 Bq/L
KPH (MDL
=0,02)
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
KPH (MDL=
0,02)
0,077