Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 161 - 164)

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

3.1.2.6 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong

(1) Phòng ngừa sự cố cháy nổ

- Không được hút thuốc, đốt lửa hay hàn gần khu vực cấm lửa, khu vực có xăng dầu, thiết bị, máy móc.

- Đối với các loại máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ và áp suất cao được yêu cầu có đầy đủ hồ sơ, lý lịch rõ ràng. Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ kiểm tra định kỳ và được trang bị đầy đủ các đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất và các thiết bị an toàn khác,...

- Đối với các thiết bị điện được duy trì ở điều kiện an toàn, ngăn ngừa khả năng phát tia lửa điện của các thiết bị, dụng cụ điện ở các khu vực gây nguy hiểm.

- Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện chống cháy như bể nước, bơm bình khí CO2

để kịp thời chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

- Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện.

- Có hình thức xử phạt nghiêm đối với những đối tượng vi phạm quy định về phòng chống chảy nổ tại công trường.

- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra cần có các biện pháp ứng cứu kịp thời: Ngắt các thiết bị điện, cứu người bị nạn, đưa ra khỏi khu vực xảy ra cháy nổ. Nếu sự cố xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chủ cơ sở cần báo cho các đơn vị chức năng và các đơn vị xung quanh để kịp thời ứng cứu.

(2) Phòng ngừa sự cố tai nạn lao động - Sự cố về giàn giáo:

+ Kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng về độ an toàn của giàn giáo trước khi đi vào sử dụng.

+ Giám sát việc lắp đặt, tháo dỡ giàn giáo cho công nhân làm việc ở trên cao - Cử cán bộ có kinh nghiệm và các an toàn viên chuyên trách thực hiện việc kiểm soát ATLĐ trên công trường.

- An toàn thiết bị: Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, thiết bị thi công; Kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của các phương tiện, thiết bị trước khi đưa vào thi công.

- Ghi các khẩu hiệu có nội dung an toàn. Thông báo rộng rãi các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho mọi người được biết. Quán triệt công tác an toàn trong thi công, vệ sinh môi trường cho cán bộ và công nhân.

- Xây dựng nội quy làm việc tại công trường, đặc biệt đối với hoạt động ở trên cao, các công tác làm việc với điện hoặc ở các khu vực có phương tiện thi công thường xuyên qua lại. Bố trí hộp thuốc sơ cứu và thiết bị sơ cứu ban đầu tại công trường.

- Đào tạo một số kiến thức cơ bản về sơ cứu và cứu giúp người bị nạn cho công nhân làm việc tại công trường. Đặt biển ghi số điện thoại liên lạc khẩn cấp khi xảy ra tai nạn tại vị trí để điện thoại của công trường.

- Quy định và thực hiện các quy tắc an toàn lao động, tổ chức học tập và nắm vững các quy tắc an toàn trong thi công.

- Trang bị bảo hộ lao động như quần, áo, mũ, thiết bị phòng hộ đúng quy cách và phù hợp với vị trí làm việc.

- Trang bị các dụng cụ y tế để sơ cứu kịp thời khi công nhân bị tai nạn lao động, sau đó chuyển ngay đến bệnh viện khu vực.

- Khi sự cố xảy ra cần có các biện pháp ứng cứu kịp thời, có các dụng cụ, biện pháp sơ cứu người bị nạn tại chỗ, nếu người bị nạn có nguy cơ bị nặng cần đưa đến Trung Tâm y tế huyện Hải Hà cách dự án 10km về phía Nam để cấp cứu kịp thời.

(3) Phòng ngừa sự cố tai nạn giao thông

Trong quá trình thi công xây dựng do có hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu do đó làm gia tăng mật độ phương tiện giao thông trên tuyến đường khu vực nội bộ khu công nghiệp. Chủ đầu tư sử dụng phương án phân luồng giao thông tại các nút giao thông nối từ công trường với tuyến đường của khu công nghiệp, tuyến đường giữa khu công nghiệp giao với QL18; đặt các biển cảnh báo công trường đang thi công.

Đối với thời gian thi công ban ngày, cần đảm bảo không vận chuyển nguyên vật liệu vào các khung giờ cao điểm (từ 10h30 đến 12 giờ, từ 16 giờ đến 17 giờ). Đối với thời gian thi công buổi tối, cần có thêm đèn cảnh báo, biển báo hiệu, hàng rào cảnh báo và bố trí nhân lực hướng dẫn phân luồng giao thông.

Khi có tai nạn giao thông xảy ra, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa người bị nạn đến Trung tâm y tế huyện Hải Hà cách dự án khoảng 7km về phía Nam để cấp cứu kịp thời.

(4) Phòng ngừa sự cố do thời tiết bất thường

+ Thường xuyên kiểm tra, nạo vét nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra bồi lắng, cản trở dòng chảy đối với trường hợp xảy ra các sự cố về tràn đổ nguyên vật liệu san lấp trong thi công san nền vào mương thoát nước xung quanh khu vực dự án.

+ Các biện pháp ngăn ngừa và xử lý bồi lắng dòng chảy được áp dụng nghiêm ngặt là yêu cầu bắt buộc mà chủ dự án đưa ra đối với các nhà thầu thi công. Đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý đối với hiện tượng úng ngập sau mưa đối với toàn bộ khu vực thi công và các tuyến vận chuyển.

+ Đầu tư, trang bị đầy đủ các thiết bị ứng cứu sự cố: Trang bị máy bơm lưu động có công suất 60m3/h và các thiết bị ứng cứu sự cố khi xảy ra gồm: Cuốc xẻng; Bao cát;

Máy bơm nước chạy dầu; Các trang thiết bị khác;…

+ Khi có sự cố thời tiết bất thường (bão, gió, sấm sét, lũ lụt): Cần kiểm tra nguồn điện của nhà máy, đảm bảo việc vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn.

(5) Phòng ngừa sự cố ngộ độc thực phẩm và lan truyền dịch bệnh:

- Sự cố ngộ độc thực phẩm: Lựa chọn đơn vị cung cấp thức ăn uy tín trên địa bàn đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm để cung cấp cho công nhân làm việc tại dự án.

- Sự cố lan truyền dịch bệnh:

+ Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động môi trường do chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công dự án như các nội dung nêu trên.

Dọn dẹp mặt bằng, công trường thi công nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường đối với các quá trình thi công.

+ Chủ dự án thành lập tổ vệ sinh công trường bao gồm 04 người. Trách nhiệm của tổ vệ sinh công trường là thực hiện vệ sinh và đôn đốc các nhà thầu thi công phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động trong thi công.

+ Nghiêm túc thực hiện đối với các quy định về vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Không để nước tù đọng ở các thiết bị và hệ thống thoát nước tạm thời tránh muỗi sinh sôi nảy nở. Các công trình vệ sinh được bố trí trong khu vực lán trại hoặc có mái che khi để ngoài trời.

+ Thực hiện chế độ tạm dừng thi công trong những ngày có mưa lớn, nắng to, khi nhiệt độ không khí từ 400C trở lên. Biện pháp này nhằm đảm bảo sức khỏe lao động của công nhân trên công trường.

- Khi có sự cố xảy ra: Cần nhanh chóng khoanh vùng khu vực có sự cố (ngộ độc thực phẩm từ khu vực bếp ăn, căng tin, dịch bệnh từ khu vực văn phòng, nhà xưởng), tiến hành sơ cứu tại chỗ và sau đó đưa người gặp sự cố đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Hải Hà.

(6) Biện pháp giảm thiểu đến an ninh trật tự xã hội:

- Sử dụng tối đa lao động tại địa phương với các công việc phù hợp, không tổ chức công nhân lưu trú tại công trường thi công, trừ bảo vệ và quản lý công trường.

- Phối hợp với chính quyền cùng thực hiện khai báo tạm trú, tạm vắng và quản lý công nhân lao động của dự án nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và nghiêm cấm mọi hành vi trộm cắp, cờ bạc của công nhân và các tệ nạn xã hội khác, …

- Giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án, giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa phương.

Yêu cầu các nhà thầu thi công niêm yết công khai các quy định, chế tài quản lý hành vi của công nhân trong thời gian lao động tại công trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam” (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(333 trang)