Cơ chế tạo lập và tiếp nhận hàm ý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (Trang 25 - 32)

1.1. Tình hình nghiên cứu về hàm ý và dịch hàm ý

1.1.3. Cơ chế tạo lập và tiếp nhận hàm ý

Trong lý thuyết của mình, Grice (1981, 1989) cho rằng có tồn tại một cơ chế để tính toán các hàm ý và Thomas (1995) bổ sung thêm rằng cái cơ chế này không phải lúc nào cũng có thể minh định được. Nhiều nhà ngôn ngữ học hậu Grice đã đề

17

xuất thêm một số lý thuyết như lý thuyết quan yếu, lý thuyết về phép lịch sự, v.v. để khắc phục những „hạn chế‟ trong lý thuyết của Grice. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chọn một số nguyên tắc chủ yếu, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của hai ngôn ngữ Anh - Việt.

Theo Yule (1997), hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Anh không quá đa dạng. Đại từ nhân xưng chỉ người nói là „I‟ (tôi) và người nhận là „You‟ (bạn). Mỗi người trong cuộc thoại thường xuyên đổi từ tôi sang bạn. Chỉ thị nhân xưng hoạt động trên cơ sở sự phân chia ba ngôi, với các đại từ ở ngôi thứ nhất (I), ngôi thứ hai (you) và ngôi thứ ba (he, she hoặc it). Trong các từ chỉ xuất, ngôi thứ ba không phải là từ chỉ nhân vật tham gia trực tiếp trong cuộc tương tác cơ bản tôi – anh mà là người ngoài cuộc. Nhân vật này nhất thiết phải ở khoảng cách xa hơn, do đó chúng được gọi là các hình thái chỉ xuất tầm xa. Khi dùng một hình thái chỉ xuất tầm xa vào vị trí mà dạng thức ngôi thứ hai có thể dùng được lại ngầm ẩn thông báo về một khoảng cách và đó là khoảng cách không thân quen. Ví dụ một người đang rất bận rộn trong bếp gọi hỏi một người khác (được coi là một kẻ vốn lười biếng):

Would his highness like some coffee?

(Thưa đấng chí tôn có muốn uống cà phê không ạ?)

Cách dùng hình thái chỉ xuất này hàm ý rằng anh coi tôi không phải là những người bạn bè, đồng nghiệp. Anh cư xử như anh là một người quyền cao chức trọng trong khi tôi phải vất vả thế này đây!

Các hình thái chỉ xuất ở ngôi thứ ba gắn với khoảng cách còn được dùng để tạo ra những hàm ý như lời buộc tội, trách cứ. Ví dụ:

Sau bữa liên hoan, một người nói:

Somebody didn‟t clean up after himself!

(Có kẻ chẳng chịu tự dọn dẹp sau khi dùng xong)

Với hàm ý trách: Anh chẳng chịu tự dọn dẹp sau khi dùng xong gì cả!

Hoặc cũng có thể hàm ý nhắc nhở, bằng cách nói:

Each person has to clean up after him or herself!

(Mỗi người phải tự dọn dẹp sau khi dùng xong)

18

Như vậy, khi tiếp nhận phát ngôn với những từ chỉ xuất được sử dụng một cách khác thường như trên thì người nghe phải nhận ra rằng „có nhiều hơn‟ những gì được thông báo bằng lời.

Đối với tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (2005) nhận xét: hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại rất phức tạp, tế nhị. Việc sử dụng cặp từ xưng hô nào trong mỗi hội thoại sẽ qui định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại. Sự thay đổi cách xưng hô chính là sự vi phạm qui tắc sử dụng chúng và thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giữa hai người một cách „không tường minh‟. Xét đối thoại sau giữa hai vợ chồng:

Vợ: Anh ơi trông con hộ em tí. Em chạy đi mua lố “bỉm” cho con.

Chồng: Em bế con đi cùng đi. Anh đang làm dở cái báo cáo.

Vợ: Thế à! Tôi không biết là anh phải làm việc cơ quan 12 tiếng/ ngày cơ đấy!

(Ví dụ của tác giả)

Việc chuyển cách xưng hô từ anh/ em sang anh/ tôi thể hiện sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai người mà không cần tuyên bố tường minh (từ “thân mật, chia sẻ” đến “giận hờn, trách móc”) và nó thể hiện sự vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất.

Việc tạo ra sự bất thường về nghĩa của từ được sử dụng cũng là một cơ chế tạo lập hàm ý ở cả tiếng Việt và tiếng Anh. Trong tiếng Anh, sử dụng lối chơi chữ là một biện pháp hữu hiệu để tạo hàm ý trong lời thoại. Lối nói này đặc biệt được tận dụng trong truyện vui và hàm ý chính là cái ý nghĩa tạo ra tiếng cười cho người đọc. Ví dụ như trường hợp nhân vật Nasreddin vì muốn có cái bình to dùng cho bữa tiệc nên đã mượn cái bình của hàng xóm. Khi trả bình ông ta cho một chiếc bình nhỏ ở bên trong và nói với người hàng xóm là trong lúc cái bình lớn ở nhà mình, nó đã đẻ ra cái bình con. Lần thứ hai ông ta mượn cái bình nhưng không trả. Khi hàng xóm đòi thì ông ta nói cái bình đã chết khi ở nhà ông ta. Người hàng xóm cho rằng cái bình thì không thể „chết‟ nhưng Nasreddin hỏi lại là „Lúc tôi bảo cái bình „đẻ‟

thì sao ông không phủ nhận?‟. Như vậy, việc dùng từ „chết‟ để miêu tả trạng thái của cái bình là một kiểu chơi chữ, tạo sự bất thường về nghĩa trong phát ngôn, tạo

19

hàm ý là cái bình không còn hình dạng bình thường như cũ nữa, ông ta không còn cái bình như bình thường để trả lại người hàng xóm.

Nguyễn Huy Thiệp (2002) đã xây dựng tình huống trong Không có vua như sau: khi nhân vật ông bố sau một thời gian dài vật vã và với nỗ lực cầu nguyện của cậu con trai, ông đã tắt thở. Người con trai tên Đoài nói:„Ông cụ đi rồi, thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài‟. Phát ngôn này được tạo nên dựa trên sự đối lập ý nghĩa giữa : „Ông cụ đi rồi‟ thể hiện nỗi đau, và „Thật may quá‟ biểu hiện cảm giác vui mừng vì đã đạt được điều mình mong đợi. Đây là sự bất thường so với cái thường tình là con cái bao giờ cũng cảm nhận được nỗi đau xót vô cùng khi mất cha mất mẹ. Chính phát ngôn này hàm ý rằng có biểu hiện của một sự xuống cấp về đạo đức, đạo lý trong đối xử với cha mẹ trong thời hiện đại. Hay khi ông Thuấn (Tướng về hưu) lưỡng lự không muốn đi về quê cùng với người quản gia, ông này đã nói:

Chết, cháu đã điện thoại rồi. Mang tiếng chết‟. Ông Thuấn thở dài : „Tôi có tiếng gì mà mang‟. Bằng phương thức đảo trật tự từ, ông Thuấn muốn nói ông cũng bình thường như mọi người thôi, chẳng phải tướng tá to tát gì cả.

Vi phạm các qui tắc lập luận, hay không hoàn tất các bước lập luận là cách thường dùng để tạo ra hàm ý. Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Một lập luận thường bao gồm một luận cứ và một kết luận và cũng thông thường người ta thường nêu cả luận cứ và kết luận trong một lập luận. Tuy nhiên, trong hội thoại, người nói có thể đưa ra một luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc người nói đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Đây là sự không hoàn tất các bước lập luận hay chính là sự vi phạm các qui tắc lập luận để tạo ra hàm ý.

Đôi khi, một lời nói không có tính thông tin nhưng lại rất quan trọng, làm cơ sở cho lập luận. Đặng Thị Hảo Tâm đã phân tích đối thoại giữa hai học viên:

(Giờ ra chơi, hai học viên cao học cãi nhau)

Học viên nam: Nếu cô còn có kiểu ăn nói thế đối với tôi, tôi sẽ đuổi cô ra khỏi lớp học đấy!

Học viên nữ: Ơ này! Anh không phải là lớp trưởng, lại càng không phải là thầy giáo. [58]

20

Từ luận cứ không có tính chất thông tin nhưng lại tường minh này, thông qua lập luận mà hàm ý được suy ra là „anh không đủ tư cách đuổi tôi ra khỏi lớp này‟.

Hàm ý luôn được đặt bên trong hội thoại, với những suy diễn do người tiếp nhận phát ngôn thực hiện và họ cố gắng cho rằng có sự hợp tác của người phát ngôn theo kiểu tương tác. Hàm ý này là một bộ phận của cái được thông báo và không được nói ra thông qua việc không tuân thủ các qui tắc hội thoại như nói ít/nhiều hơn so với yêu cầu, nói những điều mình chưa có đủ chứng cứ, nói một cách không rõ ràng, không thích hợp, v.v. Yule (1997) đã phân tích tình huống:

Rick: Hey, coming to the wild party tonight?

(Này, có đi dự tiệc ngoài trời tối nay không?) Tom: My parents are visiting.

(Bố mẹ mình đang ở đây chơi mà)

Câu trả lời của Tom rõ ràng không tương ứng với câu hỏi mà lại tập trung vào một vấn đề có vẻ như hoàn toàn không liên quan. Như vậy, Tom đã vi phạm phương châm về cách thức.

Để làm cho câu trả lời của Tom phù hợp, Rick phải viện dẫn đến kiến thức đã có sẵn là bạn của mình trong tình huống đó đang mong đợi một điều gì khác:

Tom sẽ dành buổi tối này cho bố mẹ, và thời gian ở cùng bố mẹ phải là khoảng thời gian dành cho gia đình, do đó Tom sẽ không đi dự tiệc.

Sự vi phạm một cách cố ý các quy tắc điều khiển cấu trúc, chức năng hội thoại cũng là biện pháp truyền đạt các ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng Việt. Xem xét đối thoại giữa hai giảng viên:

Giảng viên 1: Chị có thấy “sếp” đâu không?

Giảng viên 2: Tôi nghe giọng nói khàn khàn ở phòng 404.

Thay vì hành vi hồi đáp trả lời cho câu hỏi của Giảng viên 1, Giảng viên 2 lại dùng một hành vi xác tín. Như vậy, Giảng viên 2 đã vi phạm một cách cố ý phương châm quan hệ. Phát ngôn xác tín ngầm trả lời rằng vị “sếp” nọ đang ở phòng 404 bởi vì cả hai giảng viên đều biết ở trường của họ có duy nhất một người, là “sếp”

của họ, có giọng nói khàn khàn.

21

Việc không tuân thủ các qui tắc hội thoại như không tôn trọng thể diện của người đang đối thoại bằng việc ngắt lời, cướp lời khi người đó còn đang nói tiếp, hoặc dùng một hành vi không tương ứng, v.v., buộc người nghe phải thực hiện thao tác suy ý để tìm ra các hàm ý sau sự vi phạm đó.

Trong đối thoại giữa nhân vật Cấn và Khiêm [63], khi Khiêm hỏi Cấn:

Thằng Tốn đâu?‟ thì Cấn ngồi dậy hỏi: „Mấy giờ rồi?‟ Như vậy, để né tránh câu trả lời, Cấn đã dùng một câu hỏi khác. Trong trường hợp này, Khiêm phải cho rằng Cấn đang tuân thủ nguyên tắc cộng tác (tức là đang trả lời câu hỏi của mình) nhưng đồng thời lại vi phạm phương châm hội thoại (cụ thể trong hội thoại này là phương châm về quan hệ). Tuy không trả lời trực tiếp câu hỏi của Khiêm nhưng Cấn đã tạo ra một ý nghĩa khác – một hàm ý là việc thằng Tốn ở đâu thật không dễ nói ra, hoặc không cần phải nói ra.

Ngoài ra, việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là cách thức rất hữu hiệu trong việc truyền báo các ý nghĩa ngầm ẩn. Người tham gia hội thoại có thể dùng câu hỏi để đe doạ, khiển trách, cảnh cáo, yêu cầu, đề nghị, v.v. Ví dụ:

Một học sinh xin phép vào lớp khi đã muộn giờ. Thầy giáo hỏi: “Em có biết mấy giờ vào học không?” [7].

Đặt câu hỏi này, thầy giáo đã vi phạm điều kiện chuẩn bị và điều kiện chân thành vì thầy đã biết giờ vào học ở trường. Tính “không đúng chỗ” của câu hỏi giúp suy ra là thầy đang cảnh cáo học sinh vì đến muộn. Nhận ra điều đó, học sinh thường đưa ra những phát ngôn xin lỗi, thanh minh, v.v.

Một quy tắc được Grice nhắc đến là quy tắc quan yếu. Tính quan yếu của một phát ngôn tỉ lệ thuận với số lượng những hệ quả dụng học mà nó gây ra ở người nghe và tỉ lệ nghịch với độ phong phú của lượng tin mà nó chứa đựng. Theo Grice, tính quan yếu là tính chất của phát ngôn xét trong quan hệ với phát ngôn khác, chủ yếu là với tiền ngôn trong ngôn cảnh với hướng và đích của cuộc hội thoại. Tuy nhiên, Sperber và Wilson (1995) cho rằng quan yếu là tính chất của bản thân một thông tin đối với tri nhận của người tham gia cuộc thoại. Nó là tính tự có của phát ngôn. Như vậy, một phát ngôn mở đầu cho một sự kiện lời nói đích thực hoặc một

22

câu hỏi cũng có tính quan yếu chứ không phải chỉ những lời hồi đáp mới quan yếu hay không. Cụ thể hơn sẽ là tính quan yếu thực tiễn của một phát ngôn. Nó được thể hiện trong ví dụ sau [57]:

Hà: Trời vẫn mưa mày ạ.

Lan: Kệ. Chúng mình vẫn thực hiện kế hoạch nhé.

(Họ được hai người bạn trai rủ đi xem ca nhạc tối nay)

Dù không có tính thông tin, vì cả hai người đều biết rõ là trời vẫn đang mưa, phát ngôn này vẫn có tính quan yếu thực tiễn vì Hà nói ra điều đó để Lan có thể rút ra được những hệ quả hành động cần phải thực hiện trong hoàn cảnh đó. Nhận diện được hàm ý đó, Lan hồi đáp là họ vẫn thực hiện kế hoạch.

Để có thể tạo ra được hàm ý, người nói phải đặt phát ngôn vào tình huống mà người nghe phải suy luận, có thể dựa trên tiền đề nhưng cũng có thể dựa vào một hành vi nào đó trong ngữ cảnh như ở ví dụ sau trong Hill L.A. [46]

Dick và Daisy đang đi dạo trên một bờ sông thì nhìn thấy con bò mẹ và chú bê con. Dick nói với Daisy rằng thật là thú vị khi thấy con bò mẹ hôn con của nó và hỏi Daisy liệu điều đó có khiến cô cảm thấy muốn hôn không. Daisy trả lời rằng với cô thì không và hỏi Dick điều đó có làm anh muốn hôn không. Dick trả lời có và nắm tay Daisy. Daisy nói: „Vậy thì anh hãy đi và hôn đi. Em sẽ chờ ở đây. Con bò đó trông đẹp và lành đấy!‟

Rõ rằng khi Dick hỏi Daisy việc con bò mẹ hôn con nó có làm cô cảm thấy muốn hôn không, trong ngữ cảnh đó là hôn Dick chứ không phải là hôn con bò.

Khi Dick trả lời Daisy là cảnh con bò mẹ hôn con của nó khiến anh rất muốn hôn một cái, trong tình huống Dick đang đi bên Daisy, thì phát ngôn của anh có hàm ý là anh muốn hôn Daisy, nhưng Daisy lại nói tiếp rằng anh cứ hôn đi (nghe có vẻ như Daisy đồng ý cho Dick hôn mình), nhưng cô nói tiếp rằng cô sẽ đợi ở đây (cũng trong ngữ cảnh này cô muốn nói là anh đi hôn ở chỗ khác) và cô còn nói thêm về cái đối tượng mà Dick sẽ hôn: “con bò cái trông có vẻ đẹp và lành đấy”, điều này càng làm rõ hàm ý là Dick chỉ có thể hôn con bò chứ không phải hôn

23

Daisy. Kiểu hàm ý này là hàm ý hội thoại đặc thù và phải đọc cả câu chuyện, nắm được ngữ cảnh mới hiểu đúng câu hỏi, câu trả lời và mới thấy được cái “tính gây cười” trong hai lượt lời cuối cùng.

Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn thông qua phép suy luận trong ngữ cảnh được thể hiện rõ trong ví dụ về một tình huống mà anh chàng Khảm [63] đang chỉ cho cô bạn gái xem ảnh thời bé của mình. Cô bạn nói: „Anh Khảm hồi bé bụ ghê!‟ Khảm bảo: „Con anh sau này cũng bụ thế, nhưng xinh hơn, có cái nốt ruồi ở cằm‟. Cô bạn đỏ mặt, sờ vào cái nốt ruồi ở cằm mình. Cô bạn ấy đỏ mặt và sờ vào cái nốt ruồi ở cằm mình vì trong tình huống ấy, cô đã suy luận ra được hàm ý trong câu nói của Khảm, rằng anh ta sẽ có con với cô và đứa con ấy sẽ giống cô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)