Các trường hợp dịch bỏ qua hàm ý quy ước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (Trang 71 - 78)

Chương 2. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH HÀM Ý QUY ƯỚC TỪ TIẾNG

2.2. Các loại hàm ý quy ước

2.3.3. Các trường hợp dịch bỏ qua hàm ý quy ước

2.3.3.1. Dịch phát ngôn có hàm ý được tạo lập bởi các biểu thức ngôn ngữ Cùng với cách dịch bảo toàn hoặc cải biên hàm ý quy ước, một số hình thái ngôn ngữ khác như liên từ, tiểu từ tình thái lại bị „bỏ qua‟ ở sản phẩm dịch thuật trong một số phát ngôn. Ví dụ:

Dick: You know they‟re stolen as well as I do. It don‟t make any difference to me.

The doctor: All right. If you think the logs are stolen, take your stuff and get out.

[111, 48]

(Dick: Cả ông và tôi đều biết đấy là gỗ ăn cắp. Với tôi thì đúng là thế đấy.

Bác sỹ: Thôi được. Nếu mày nghĩ đó là gỗ ăn cắp thì hãy cầm lấy đồ (…) xéo mau.

[25, 38]

Bác sỹ yêu cầu Dick làm hai việc, không rạch ròi là việc nào làm trước, việc nào làm sau nhưng có thể có hàm ý về quan hệ trật tự của các hành động này nhờ vào kinh nghiệm của chúng ta (trước khi đi phải lấy và cầm theo đồ của mình). Có thể thấy, bác sỹ đã không quan tâm đến việc nào quan trọng hơn việc nào mà trong trạng thái rất bực mình, ông chỉ nêu những việc ông tri nhận được theo đúng logic trật tự của nó. Ở PNTV, tác giả đã vận dụng đặc tính của vị từ chuỗi gồm hai vị từ đi cùng nhau mà không bị tách ra bởi các từ đánh dấu tạo ra cấu trúc có tính đơn cú (C - V), do đó liên từ được bỏ qua một cách khéo léo và tạo ra được một cơ sở để người đọc có thể cảm nhận được rõ nét nhất trạng thái nóng nảy của vị bác sỹ: hãy cầm lấy đồ (…) xéo mau.

Nick: Let‟s have another drink.

Bill poured it out, Nick splashed in a little water.

Bill: If you‟d gone on that way we wouldn‟t be here now.

63

That was true. His original plan had been to go down home and get a job.

Then he had planned to stay in Charlevoix all winter so he could be near Marge. Now he did not know what he was going to do.

Bill: Probably we wouldn‟t even be going fishing tomorrow. [114, 64]

(Nick: Ta uống nữa đi.

Bill rót rượu, Nick pha thêm tí nước.

Bill: Nếu cậu cứ giữ mối quan hệ ấy thì bây giờ bọn ta sẽ không còn ở đây.

Điều ấy đúng đấy. Kế hoạch ban đầu của cậu là quay về nhà kiếm việc làm.

Rồi cậu dự định đến ở Charlevoix suốt mùa đông để có thể gần gũi với Marge. Giờ đây cậu không biết sẽ phải làm gì.

Nick: Có lẽ ngày mai chúng ta đừng nên (…) đi câu.) [29, 66]

Việc bỏ qua một tiểu từ tình thái nào đó khi chuyển dịch một văn bản thực sự đã làm thay đổi tác động của bản dịch lên người đọc bản dịch. Các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt vốn rất đa dạng và là những phương tiện rất hữu hiệu trong việc tạo nên các nét nghĩa ngầm ẩn cho một phát ngôn. Trong tiếng Anh, một số tiểu từ tình thái có chức năng nhấn mạnh cũng có vai trò rất quan trọng khi tạo ra thông điệp.

Với tâm trạng „không biết sẽ phải làm gì‟ thì „Probably we wouldn‟t even be going fishing tomorrow‟ vẫn có hàm ý về sự day dứt, đôi co trong lòng của Nick.

Cậu vẫn phân vân không biết nên chọn giữa việc này hay việc kia và cả việc đi câu là việc chí ít có thể làm thì có lẽ cũng không nên làm. Tuy nhiên, khi nghe PNTV,

Có lẽ ngày mai chúng ta đừng nên (…) đi câu‟ ta thấy tâm trạng của Nick có vẻ thờ ơ, lãnh đạm với những gì xảy ra xung quanh. Phát ngôn „Có lẽ ngày mai chúng ta đừng nên (…) đi câu‟ giống như một câu nói vu vơ, như nói với chính mình, như thể cậu chàng đang nghĩ đến „cái mùa đông được ở bên Marge‟ chứ không quan tâm đến câu chuyện giữa cậu và anh bạn Bill của mình. Rõ ràng, even đã làm nên sự khác biệt cho hai phát ngôn ở tiếng Việt và tiếng Anh.

Trong lời từ chối của Sơ Cecilia khi ông Frazer mời bà đi xem trận đấu buổi chiều:

64

Sơ Cecilia: Oh, no. I couldn‟t do it. The world series nearly finished me.

When the athletics were at bat I was praying right out loud: „Oh, Lord, direct their batting eyes! Oh, Lord, may he hit one! Oh, Lord, may he hit safely!‟ Then when they filled the bases in the third game, you remember, it was too much for me. „Oh, Lord, may he hit it out of the lot! Oh, Lord, may he drive it clean over the fence!‟ Then you know when the Cardinals would come to bat it was simply dreadful. „Oh, Lord, may they not see it! Oh, Lord, don‟t let them even catch a glimpse of it. Oh, Lord, may they fan!‟ And this game is even worse. It‟s Notre Dame. Our Lady.

[124, 369]

(Sơ Cecilia: Ồ không. Tôi không thể. Các môn thi đấu quốc tế này gần như vắt kiệt sức tôi. Khi các cầu thủ críc-kê chuẩn bị vụt bóng, tôi cầu lớn: „Ôi lạy Chúa, hãy phù hộ cho họ! Ôi lạy Chúa, đừng để họ vụt vào nhau! Ôi lạy Chúa, cầu cho anh ta vụt an toàn!‟ Rồi khi họ chuẩn bị thi đấu môn thứ ba, ông còn nhớ chứ, thật là quá sức đối với tôi. „Ôi, lạy Chúa, anh ta húc phải chướng ngại vật mất! Ôi, lạy Chúa, mong anh ta vượt qua được hàng rào!‟

Rồi sau đó, như ông còn nhớ đấy, khi các tay đua Cardinal tăng tốc độ, cảnh tượng mới thật khủng khiếp. „Ôi, lạy Chúa, đừng để họ trông thấy! Ôi, lạy Chúa, đừng để họ (…) lóa mắt! Ôi, lạy Chúa, hãy ban phước cho họ! Họ chỉ đùa chơi!‟ Nhưng môn thi đấu này thì (…) tệ hơn nhiều. Đây là trận đấu của Notre Dame. Lạy Đức Mẹ.)

[39, 339]

Với thái độ rất kích động mỗi khi đi xem các trận đấu quốc tế, và với sự lo lắng thái quá, phát ngôn của Sơ Cecilia nói lên tính cách, tác phong của một phụ nữ

„lòng lành‟ nhưng hơi „sồn sồn‟. Sơ luôn lo sợ người chơi sẽ gặp rắc rối trong lúc trận đấu diễn ra. Đặc biệt khi xem cuộc đua Cardinal, khi các tay đua tăng tốc độ, lòng Sơ cũng „nổi bão‟. „Oh, Lord, may they not see it! Oh, Lord, don‟t let them even catch a glimpse of it. Oh, Lord, may they fan!‟ là lời cầu nguyện Sơ đã thốt lên. Việc để họ „không trông thấy‟ là điều Sơ mong muốn, để tránh xảy ra một thảm

65

kịch, nhưng như thế vẫn là nhiều quá. Sơ muốn Chúa phù hộ, giúp họ không “even catch a glimpse of it” (ngay cả nhìn thoáng thấy nó). Chỉ nhìn thoáng thôi đã có thể gây nên bi kịch rồi chứ chưa nói đến việc „nhìn thấy‟ một cách đầy đủ. Sự tham gia của từ even hàm ý về một cuộc đấu gay cấn, hoặc cái tính khốc liệt, tàn bạo của môn đấu cricke. Một mặt, nó cũng toát lên cái nét „từ bi‟ trong quan niệm và cách nhìn thực tại khách quan của giới tu hành, thông qua cái nhìn của một bà Sơ. Với họ, con người trong mối quan hệ với nhau không nên bon chen, tranh đấu, không nên „làm đau‟ ngay cả đến một cành cây, ngọn cỏ chứ đừng nói đến con người.

Rồi Sơ nói cụ thể về trận đấu mà Sơ được mời đi xem cùng, đưa ra nhận xét về nó: „And this game is even worse. It‟s Notre Dame‟. Even một lần nữa lại có phép màu „nhấn mạnh‟, làm nổi bật tính khốc liệt của nó so với những trận đấu bình thường khác. Mà những trận khác Sơ đã không thể đi xem, thì trận đấu này càng không thể!

Việc nói về trạng thái tinh thần của mình khi đi xem críc-kê, mô tả một số chi tiết có tính chất „gay cấn‟ trong mỗi trận đấu để giải thích cho lời từ chối của mình, đặc biệt việc sử dụng một số tiểu từ tình thái để nhấn mạnh, nâng cao giá trị của những lời biện bạch là chiến lược giao tiếp khéo léo và có hiệu lực của Sơ Cecilia.

Ở PNTV, chúng ta thấy dịch giả đã bỏ qua các tiểu từ tình thái (ở đây chúng tôi thể hiện sự bỏ qua đó bằng ký hiệu (…) trong phát ngôn). Hàm ý về những đánh giá, nhận xét hay nhấn mạnh đã không còn được đề cập đến nhưng chúng ta lại có được những phát ngôn nghe có vẻ „xuôi‟ hơn, tự nhiên hơn trong tiếng Việt: „Ôi, lạy Chúa, đừng để họ trông thấy! Ôi, lạy Chúa, đừng để họ (…) lóa mắt!‟ và

„Nhưng môn thi đấu này thì (…) tệ hơn nhiều‟.

Liên từ and, như đã phân tích ở một số ví dụ trên, có chức năng liên kết các câu hoặc các ý trong câu và có hàm ý chỉ mối quan hệ bình đẳng hoặc theo trình tự thời gian. Ở một số phát ngôn, and không được dịch sang tiếng Việt và sự liên kết ở PNTA được thay thế bằng một cụm cố định gồm trợ từ và động từ chính trong PNTV.

66

The man: A man ought to be married. You‟ll never regret it. Every man ought to be married.

Tenente: All right. Let‟s try and sleep a while.

[99, 280]

(Người đàn ông: Đàn ông nên có vợ. Anh sẽ không bao giờ phải hối tiếc điều đó. Tất cả đàn ông nên lấy vợ.

Tenente: Thôi được. Ta sẽ cố (…) ngủ đi một lát.) [14, 273]

Như vậy, qua các ví dụ được phân tích ở trên có thể thấy các dịch giả đã bỏ qua loại hàm ý được tạo lập bởi các biểu thức ngôn ngữ khi chuyển dịch một số phát ngôn chứa loại hàm ý này sang tiếng Việt, giúp cho PNTV nghe tự nhiên hơn đối với độc giả đích.

2.3.3.2. Dịch phát ngôn có hàm ý được tạo lập bởi cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt

Như đã nêu trên, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình và đặc tính này là đặc tính nổi bật khi hành chức biểu thị thời. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập và biểu thị thời thông qua các phó từ như đã, đang, sẽ, v.v. Cùng với việc chuyển dịch các phương tiện biểu thị hàm ý quy ước mà vẫn bảo toàn được hàm ý của các phương tiện này, nhiều phát ngôn khi được chuyển dịch thì hàm ý có thể đã thay đổi ít nhiều do: „…

nhiều biểu thức mang nghĩa từ vựng hoàn toàn là đồng nghĩa miêu tả với nhau, song chúng lại khác biệt về nghĩa xã hội hay nghĩa biểu cảm‟. Hơn thế nữa, trong thực tế,

„những khác biệt về thời và thức … thường gắn với những khác biệt về nghĩa biểu lộ; và chúng cực kỳ khó chuyển dịch thỏa đáng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác‟. Ví dụ, với một số cấu trúc chỉ các thì hoàn thành như hoàn thành đơn giản mang hàm ý đã đang, thì hoàn thành tiếp diễn hàm ý đã, đang sẽ tiếp tục, v.v., thì rất khó chuyển dịch một cách thỏa đáng sang tiếng Việt. Chính vì cái sự „khó chuyển dịch‟ đó mà ở các ví dụ sau đây, khái niệm thời hầu như đã bị bỏ trống ở các PNTV. Chúng gồm rất nhiều trường hợp các PNTA ở thì hiện tại hoàn thành khi chuyển dịch thì hàm ý về thời được bỏ qua. Ví dụ:

67

Dick: Well, Doc, that‟s a nice lot of timber you‟ve stolen.

[111, 47]

(Dick: Này bác sỹ, ông (…) thuổng được mấy cây gỗ tốt đó) [25, 37]

Với biểu thức you‟ve stolen, người nói đã ngầm cho chúng ta biết việc lấy trộm cây gỗ đã xảy ra, và hiện cái kết quả của sự „lấy trộm‟ đó là sự hiện hữu của cây gỗ. Mặc dù với sự tham gia của từ được trong cáo buộc: „ông (…) thuổng được mấy cây gỗ‟, yếu tố thời (chỉ hành động đã xảy ra) ít nhiều đã được biểu hiện, cái nét nghĩa đầy đủ của một cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh là hiện tại hoàn thành

„ve stolen” rằng hành động đã xảy ra và còn lưu kết quả ở hiện tại đã không được biểu hiện một cách đầy đủ, thỏa đáng thông qua một chỉ báo phù hợp.Tiểu từ được giúp chúng ta xác định hành vi đã xảy ra ở quá khứ nhưng nếu dịch giả dùng trợ từ đã thì các nét nghĩa được biểu hiện rõ nét hơn. Xin xem thêm một số ví dụ sau:

Doctor‟s wife: Aren‟t you going back to work, dear?

Doctor: No

Doctor‟s wife: Was anything matter?

Doctor: I had a row with Dick Boulton.

Doctor‟s wife: You didn‟t say anything to Boulton to anger him, did you?

[111, 47- 49]

(Vợ bác sỹ: Mình (…) lại làm việc phải không, mình?

Bác sỹ: Không.

Vợ bác sỹ: Có chuyện gì à mình?

Bác sỹ: Anh (…) cãi nhau với Dick Boulton.

Vợ bác sỹ: Mình (…) không nói điều gì làm Boulton giận phải không?

[25, 37- 39]

Hình thức dịch chuyển làm cho VBĐ nghe tự nhiên hơn đối với người Việt Nam và hình thức này được sử dụng khá phổ biến trong dịch Anh - Việt:

Doctor‟s wife: Oh. I hope you didn't lose your temper, Henry. (thì quá khứ)

68 Doctor: No.

Doctor‟s wife: Remember, that he who ruleth his spirit is greater than he that taketh a city ... (thì quá khứ)

Doctor‟s wife: Henry. Henry!

Doctor: Yes.

Doctor‟s wife: You didn't say anything to Boulton to anger him, did you? (thì quá khứ)

Doctor: No.

Doctor‟s wife: What was the trouble about, dear? (thì quá khứ) [111, 49]

Vợ bác sĩ: Ồ. Henry, em nghĩ là mình (…) không nổi nóng. (không biểu hiện thì)

Bác sĩ: Không.

Vợ bác sĩ: Hãy nhớ, người nào (…) chế ngự được bản thân thì còn vĩ đại hơn là khi người đó (…) thống trị cả một thành phố.... (không biểu hiện thì) Vợ bác sĩ: Henry này. Henry!

Bác sĩ: Ừ.

Vơ bác sĩ: Mình (…) không nói điều gì làm Boulton giận phải không?

(không biểu hiện thì) Bác sĩ: Không.

Vợ bác sĩ: Thế thì (…) có chuyện gì rắc rối vậy mình? (không biểu hiện thì) [25, 39]

Cũng tương tự như vậy, PNTA dùng các biểu thức hàm ý về thời rất rõ ràng (Aren‟t you going back to work, I had a row, You didn‟t say anything) nhưng ở PNTV không có sự góp mặt của các phó từ chỉ thời, thể như đã, vẫn, sẽ, từng, lại, ra, đang, lên, đi,…. Như vậy, các chỉ báo này đã được bỏ qua trong phát ngôn đã được chuyển dịch (Mình (…) lại làm việc phải không, Anh (…) cãi nhau với Dick, Mình (…) không nói,…)

69

Việc bỏ qua hàm ý của một số phát ngôn khi chuyển dịch phát ngôn đó sang tiếng Việt cũng là một phương thức dịch được sử dụng khá phổ biến trong dịch Anh – Việt. Việc bỏ qua các chỉ báo không ảnh hưởng nhiều đến thông điệp của tác giả VBN khi người đọc/nghe vẫn tiếp nhận được ý nghĩa chính của phát ngôn. Tuy vậy, các nét nghĩa đã không được biểu hiện đầy đủ như ở VBN.

2.3.3.3. Nhận xét chung

Qua phân tích cách dịch một số phát ngôn, có thể thấy rằng các dịch giả đã sử dụng cách dịch giữ nguyên hàm ý quy ước hoặc làm thay đổi hàm ý này ở VBĐ.

Ở cách dịch làm thay đổi hàm ý quy ước, mức độ thay đổi có thể là một phần hoặc thay đổi hoàn toàn hàm ý trong phát ngôn. Những phân tích trên đây được dùng làm cơ sở để chúng tôi xác lập các phương thức dịch hàm ý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)