1.2. Cơ sở lý thuyết về dịch thuật và dịch hàm ý
1.2.1. Dịch thuật và vấn đề dịch hàm ý
1.2.1.1. Dịch thuật và các khái niệm liên quan
Các quan niệm về dịch thuật
Bàn về dịch thuật , Catford (1965) đưa ra luận cứ : Đến nửa đầu thế kỷ 20, dịch thuật được coi là hoạt động "thay thế chất liê ̣u văn bản của ngôn ngữ này bằng chất liê ̣u văn bản của ngôn ngữ khác ". Đến giữa thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu dịch thuâ ̣t bắt đầu chú ý đến những vấn đề ngôn ngữ ho ̣c của di ̣ch thuâ ̣t và vai trò của ngôn ngữ ho ̣c trong nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t, vì họ nhận thấy “không thể có dịch thuật nếu không có mô ̣t nền tảng ngôn ngữ ho ̣c vững chắc " [144, 156, dẫn theo 10]. Từ
đó trong lĩnh vực nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t xuất hiê ̣n ngày càng nhiều các công trìn h nghiên cứu dựa trên quan điểm ngôn ngữ ho ̣c.
Phần lớn các nhà nghiên cứu coi nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của ngôn ngữ ho ̣c . Điển hình là Mounin (1963), Nida (1964), Catford (1965) hay Ali
25
(2003). Các tác giả này cho rằng dịch thuật là một quá trình giao tiếp. Nếu viê ̣c nắm vững các đă ̣c điểm hê ̣ thống , cấu trúc của ngữ nguồn là cần thiết để di ̣ch giả phân tích, giải mã đúng VBN , thì những hiểu biết về đặc tính hệ thống , cấu trúc của ngữ
đích la ̣i quan tro ̣ng đối với quá trình sản sinh VBĐ ở hình thức tự nhiên nhất của nó.
Dựa theo lý thuyết về nhận thức của Bloom, Padilla và các đồng sự (1999) cho rằng quá trình dịch thuật là một quá trình cực kỳ phức tạp, bởi vì nó không chỉ là những quá trình ngôn ngữ học thông thường. Những quá trình này cũng phải luôn được hiểu rõ trong những tình huống xã hội, văn hóa và trên hết là tâm lý.
Cũng theo tác giả này thì nhiệm vụ dịch - làm trung gian về ngôn ngữ, có thể chia làm ba bước. Đó là: 1) tạo ra chức năng giao tiếp giữa người nói/viết ra VBN với người dịch – nhân vật trung gian và cũng là người tiếp ngôn thứ nhất; 2) nhân vật trung gian xử lý thông điệp nhận được; 3) tạo ra chức năng giao tiếp giữa nhân vật trung gian – người truyền tải thông điệp ở ngữ đích, với người cuối cùng tiếp nhận thông điệp. Bước 1 và bước 3 đề cập tới những khía cạnh mang tính chức năng dụng học của dịch thuật với tư cách là các hoạt động xã hội và văn hóa. Bước thứ hai bao gồm các quá trình nhận thức. Để giúp cho các chức năng giao tiếp được thực hiện một cách thành công, việc vận dụng những quá trình nhận thức này là rất quan trọng [150, 61].
Hoàng Văn Vân đã diểm lại những quan điểm của các nhà nghiên cứu về dịch thuật trong [158] như quan điểm của Nida, Catford, Wilss, Bell, v.v. Theo đó, Hatim & Masons (1997) cho rằng dịch là một quá trình giao tiếp diễn ra trong một tình huống xã hội và dịch giả là nhân vật trung gian giữa văn bản nguồn, tác giả của nó và độc giả đích.
Với tư cách là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp , bên ca ̣nh các nhân tố ngôn ngữ , hoạt đô ̣ng di ̣ch thuâ ̣t còn chi ̣u ảnh hưởng của nhiều nhân tố giao tiếp ngoài ngôn ngữ . Thông qua so sánh đối chiếu VBĐ với VBN , nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra mức độ trung thành hay sáng tạo của bản dịc h so với nguyên bản , xác lập các tương đương có thể có giữa hai văn bản cả về mặt hình thức và nội dung hay phong cách . Như vậy , nghiên cứu về dịch thuật có thể được thực hiện trên phương thức so sánh đối chiếu.
26
Bàn về nghiên cứu đối chiếu trong mối quan hệ với dịch thuật, Lê Quang Thiêm nhận xét “Đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực liên ngữ, xuyên ngữ là việc dịch thuật (...) từ tiếng này ra tiếng khác và ngược lại (...). Việc nghiên cứu đối chiếu (...) vì vậy rất cần thiết hữu ích” [62, 221]. Tuy nhiên, ứng dụng đối chiếu như thế nào cho phù hợp cũng cần được cân nhắc kỹ càng vì nếu “chỉ đơn thuần dựa vào kết quả so sánh đối chiếu sẽ dẫn đến cách dịch gò bó, không đúng với thói quen ngôn ngữ của người bản ngữ” [15]. Bakhudarov (1975) thì cho rằng "lý thuyết ngôn ngữ học về dịch thuật không phi là cái gì khác mà chính là ngôn ngữ học văn bản đối chiếu " và nhiê ̣m vu ̣ của viê ̣c nghiên cứu di ̣ch thuâ ̣t là "nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa các văn bản tương đương trong các ngôn ngữ khác nhau" [3]. Bàn về tầm quan trọng của ngữ dụng học đối với dịch thuật, Hatim & Masons (1990) cũng như Gazdar (1979) cho rằng việc dịch phải duy trì được hiệu quả dụng học của một văn bản. Hai tác giả này đã đề cập đến đặc điểm của việc phân tích ngôn bản vốn đã được đề xuất bởi các tác giả Halliday and Hasan (1976), Brown and Yule (1983), Halliday (2004), và họ đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc cộng tác của Grice. Họ đề xuất ba hướng của ngữ cảnh, mỗi hướng bao gồm nhiều thành tố tương đương liên quan đến dịch thuật, trong đó hướng tương tác dụng học bao gồm yếu tố chủ hướng, chuỗi các hành vi ngôn ngữ, hàm ngôn và suy ý. Xin phân tích ví dụ sau đây để làm sáng tỏ vấn đề này:
(Hai người bạn đang giữa chừng cuộc nhậu) A: Do you want another beer?
B: Is the Pope Catholic?
[154]
Khi trả lời câu hỏi Do you want another beer? thay vì chỉ việc nói “Yes”, B lại đưa ra câu hỏi “Is the Pope Catholic?”. Rõ ràng B đã vi phạm phương châm quan hệ. Thấy được sự vi phạm này, A vẫn phải xác định là B đang “hợp tác”, vì vậy A phải suy luận để hiểu câu trả lời của B. Khi chuyển dịch đối thoại này, nếu người dịch chỉ dịch đơn thuần câu chữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Giáo hoàng có theo đạo Thiên chúa không?) thì sẽ bỏ qua mất nét nghĩa ngầm ẩn thể hiện qua câu trả lời này, bởi lẽ đó là một câu hỏi về một điều lẽ ra không cần phải hỏi, vì
27
Giáo hoàng tất nhiên là theo đạo Thiên chúa. Hàm ý trong câu trả lời (thông qua một câu hỏi) của B ở đây là “Dĩ nhiên là CÓ”. Cho nên, nếu dịch là “Giáo hoàng có theo đạo Thiên chúa không?” có thể làm người đọc không nhận ra hàm ý của nó. Bên cạnh đó, có thể tìm thấy phát ngôn có hàm ý tương tự mà người Việt Nam thường dùng, như “Thế mèo có chê cá không?”
Như vậy, vấn đề dịch thuật và dụng học có quan hệ mật thiết với nhau. Dịch thuật có liên quan chă ̣t chẽ với ngôn ngữ và viê ̣c sử du ̣ng ngôn ngữ . Fyodorov (1950) cho rằng ngoài việc chuyển dịch „một văn bản từ một ngôn ngữ này (nguồn) sang một ngôn ngữ khác (đích)‟, còn phải chuyển đạt nó „một cách trung thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung lẫn hình thức‟ [dẫn theo 24].
Dịch thuật – một hoạt động ngôn ngữ
Nguyễn Thiện Giáp (2012) cho rằng “…dịch là một hoạt động ngôn ngữ nhằm chuyển ý nghĩa của các biểu thức trong ngôn ngữ này (ngôn ngữ nguồn) sang ý nghĩa của ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích)”. Cao Xuân Hạo (2005) coi dịch thuật là một quá trình gồm bốn công đoạn và hàm ý hội thoại là một trong ba nội dung ý nghĩa mà người dịch có thể hiểu ngay khi tiếp xúc với văn bản và phục hồi được khi chuyển văn bản sang một ngôn ngữ khác. Theo tác giả, một nguyên bản bất kỳ không nhất thiết phải nói hết nội dung của nó ra bằng từ ngữ, vì có những ý nghĩa có thể được người nghe suy ra một cách dễ dàng ngay từ sự vắng mặt của những từ ngữ ấy. Và như vậy, người dịch phải tuân thủ chuẩn tắc của tính tương đương trong dịch thuật, cụ thể theo Koller Werner (1990):
Bản dịch phải chuyển đạt đủ những thông tin của nguyên bản về hiện thực ở bên ngoài ngôn ngữ; nó phải tôn trọng phong cách của nguyên bản: âm vực của ngôn ngữ, biệt ngữ xã hội và địa phương của nguyên bản; nó phải phù hợp với thể loại chuẩn của nguyên bản; nó phải được thích nghi với vốn tri thức của độc giả để cho độc giả hiểu được. Đó là một sự tương đương về dụng pháp; cuối cùng, bản dịch phải tạo ra được một hiệu quả thẩm mỹ tương đương với nguyên bản [131].
Dịch thuật: một quá trình giao tiếp
28
Theo quan điểm của Hatim & Masons (1990), dịch là một quá trình giao tiếp trong một tình huống xã hội cụ thể và dịch giả là nhân vật trung gian của quá trình giao tiếp này để kết nối và truyền đạt thông tin từ văn bản nguồn, tác giả của nó tới độc giả đích. Thực hiện vai trò trung gian này, dịch thuật trở thành một công việc đầy khó khăn, vất vả và đòi hỏi phải có một kế hoạch khoa học. Nhiều công trình dịch thuật được thực hiện trong nhiều năm và có thể yêu cầu nhiều đối tượng tham gia. Việc xác định dịch thuật là một quá trình hoạt động và lập kế hoạch cho quá trình đó là một việc làm hết sức quan trọng. Mildred (1998) khẳng định: trước khi bắt đầu một công trình dịch thuật, những người tham gia cần phải hiểu và làm rõ những vấn đề liên quan đến bản dịch, và tác giả này đã gọi chúng là nhóm 4T, gồm:
The Text - tài liệu nguồn sẽ được dịch, The Target - độc giả của bản dịch, Team - những người tham gia vào công việc dịch thuật và Tools - những tài liệu nguồn dưới dạng văn bản viết hỗ trợ cho quá trình dịch thuật.
1.2.1.2. Vấn đề tương đương trong dịch thuật
“Tương đương (Equivalence) là khái niệm mấu chốt trong dịch thuật” [158]
và là “khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào về dịch thuật”
(Munday, 2001). Đã có nhiều bàn luận về tương đương trong dịch thuật. Với quan niệm dịch là sự thay thế chất liệu VBN bằng chất liệu văn bản tương đương ở ngôn ngữ đích, Catford (1965) đã xét đến “tương đương chất liệu văn bản”. Catford (1994) cũng đã đưa ra hai loại hình tương đương dịch thuật, đó là tương đương ngôn ngữ học và tương đương ở cấp độ văn hóa.
Các tác giả Nida và Taber (1968/1982) cho rằng “tương đương động”
(dynamic equivalents) là mục đích đích thực của dịch thuật, với quan niệm cần phải thiết lập một sự tương đương chức năng, là sự tương đương về tác động của bản dịch lên người đọc bản dịch và tác động của bản gốc lên người đọc bản gốc.
Barkhudarov (1975) nhận định dịch là phải tạo ra “nội dung không thay đổi” giữa VBN và VBĐ, tức là tương đương về ý nghĩa của văn bản. Newmark (1988), ngoài sự đồng tình với ý kiến của các tác giả trên còn cho rằng việc gắn ý nghĩa của văn bản với ý định của người nói/viết là cái mà người dịch cần tạo ra cho bản
29
dịch. Koller (1990) dựa trên nghĩa để xem xét tương đương dịch thuật và đề xuất tương đương biểu vật, biểu thái, dụng học và hình thức. Baker (1992) đề cập đến ba cấp độ tương đương dịch thuật là tương đương ở cấp độ từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản.
Đa số các nhà nhiên cứu về dịch thuật (Catford, Nida, Koller, Campbell) có quan điểm rằng tương đương là điều kiện thiết yếu để dịch thuật được thực hiện và tương đương là cái đích của dịch thuật, là “cái có thể đạt được.” Với quan niệm dịch thuật là một quá trình giao tiếp mà trọng tâm là việc chuyển dịch thông điệp từ ngữ nguồn sang ngữ đích, các tác giả này cho rằng khi thực hiện việc chuyển dịch thông điệp từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, người dịch phải giải quyết các vấn đề thuộc hai nền văn hóa, đồng thời người dịch đóng vai trò trung gian trong quá trình giao tiếp liên văn hóa này. Tương đương dịch thuật cũng nhờ đó mà được thiết lập dựa trên các yếu tố như văn bản, văn hóa và tình huống tham gia vào quá trình dịch thuật.
Dịch thuật đã được nhìn nhận là quá trình giao tiếp và tương đương dịch thuật cũng được nhìn nhận là sự tương đương liên văn bản dựa trên sự quan sát thực tế giữa các thành tố của văn bản thực tế ở ngữ nguồn và ngữ đích. Bàn về tương đương trong dịch thuật, Nguyễn Hồng Cổn (2001) và Lê Hùng Tiến (2006, 2010) xem xét tương đương trong dịch thuật nói chung trong mối quan hệ với tương đương trong dịch Anh – Việt. Theo đó, sự tương đương này dựa trên mối quan hệ giữa các văn bản thực tế, các phát ngôn ở hai ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ trong sự hành chức của nó.
1.2.1.3. Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật
Khái niệm phương pháp hay phương thức, thủ pháp trong nhiều trường hợp vẫn chưa được phân biệt một cách rõ nét. Dựa trên cách thức xử lý mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa của các đơn vị dịch thuật, Catford (1965) dùng thuật ngữ loại hình dịch thuật (types of translation) còn Mildred (1984) dùng kiểu dịch thuật (kinds of translation). Vinay và Darbelnet (1958) lại dùng khái niệm translation procedures (thủ pháp hay phương thức dịch thuật). Newmark (1988, 1995) dựa
30
theo phạm vi ứng dụng của dịch thuật vào đơn vị ngôn ngữ là văn bản hay dưới văn bản để phân biệt phương pháp dịch thuật (translation methods) và thủ pháp dịch thuật (translation procedures). Theo đó, “phương pháp dịch thuật liên quan đến toàn bộ văn bản, còn thủ pháp dịch thuật chỉ dùng cho câu và các đơn vị nhỏ hơn của ngôn ngữ” [142, 81]. Delisle (1999) định nghĩa phương pháp dịch là phương thức các dịch giả áp dụng khi họ diễn đạt một tương đương vì mục đích chuyển dịch các yếu tố nghĩa từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.
Về phân loại các phương pháp dịch thuật, các nhà ngôn ngữ học có nhiều quan điểm khác nhau (Bell 1991, Bassnett 2002, Barnwell 1980, Hatim 2001, House 2001). Một số ít nhà nghiên cứu có những phân định rõ rang hơn về phương pháp dịch thuật.
Mildred (1984) chia các phương pháp dịch thuật thành 2 nhóm: Dịch thuật dựa trên cấu trúc (form-based translation) và dịch thuật dựa trên ý nghĩa (meaning- based translation). Catford (1965) lại đề xuất 3 thể loại dịch thuật nhìn từ các bình diện như phạm vi thay thế của VBĐ đối với VBN, mức độ thay thế của ngữ đích đối với ngữ nguồn cũng như về trật tự của cấu trúc ngữ pháp mà theo đó tương đương dịch thuật được tạo lập giữa ngữ nguồn và ngữ đích.
Khá cụ thể và chi tiết, Newmark (1998) chia các phương pháp dịch thành hai nhóm khác nhau, đó là nhóm dịch ngữ nghĩa và nhóm dịch truyền đạt với một hệ thống 8 phương pháp dịch, gồm: Dịch từ đối từ (word-for-word translation), Dịch nguyên văn (literal translation), Dịch trung thành (faithful translation), Dịch ngữ nghĩa (semantic translation), Dịch truyền đạt (communicative translation), Dịch đặc ngữ (idiomatic translation), Dịch tự do (free translation) và Dịch phóng tác (adaptation).
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch thuật và phương pháp dịch, như công trình của Đỗ Hữu Châu (1993), Nguyễn Ngọc Hùng (1993), Nguyễn Thượng Hùng (2004), Cao Xuân Hạo (2005), Nguyễn Phước Vĩnh Cố và Ngô Trần Ái Diễm (2012).
31
Nguyễn Hồng Cổn (2006) đã kế thừa những lý luận về dịch thuật của các nhà nghiên cứu trên thế giới như Vinay và Darbelnet (2000), Wilss (1982), Paul (1995) và một số kết quả nghiên cứu về dịch thuật ở Việt Nam cũng như đồng tình với quan điểm của Newmark (1986, 1988,1995) nhưng vận dụng vào mối quan hệ giữa ngữ nguồn là tiếng Anh và ngữ đích là tiếng Việt (mức độ hướng tới ngữ nguồn và ngữ đích) để phân tích sự khác biệt giữa phương pháp và thủ pháp dịch thuật. Ông cũng đề xuất 5 phương pháp dịch thuật thường gặp trong dịch Anh – Việt, gồm Dịch nguyên văn – nhấn mạnh đến sự trung thành tuyệt đối của VBĐ đối với VBN cả về hình thức và nội dung; Dịch nghĩa – nhấn mạnh hơn đến tính tự nhiên về hình thức và tính chính xác về nghĩa biểu hiện của VBĐ; Dịch thông báo – nhằm đạt đến sự tương đương về các thông tin dụng học như các giá trị thông báo, tính tình thái, các hàm nghĩa văn hóa,…; Dịch tự do – hướng đến mục đích thay thế VBN bằng một VBĐ tự nhiên nhất nhưng vẫn chuyển tải được nội dung của VBN; Phỏng dịch – dịch một cách tự do nhất, chỉ dựa vào nội dung chính như chủ đề, nhân vật, sự kiện,… của VBN để tạo ra VBĐ theo cách riêng của mình, với sự thay đổi không chỉ về hình thức biểu hiện mà cả về nội dung theo hướng làm cho phù hợp hơn với bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa xã hội của ngữ đích. Tác giả cũng xem xét các thao tác hay các thủ thuật xử lý và lựa chọn tương đương ở cấp độ câu và dưới câu để đề xuất các thủ pháp dịch câu như dịch từng từ, dịch thay đổi từ, thêm hoặc bớt từ ngữ, tách, nhập hoặc hoán chuyển cấu trúc và chuyển một câu của ngữ nguồn thành một câu thành ngữ hoặc có tính thành ngữ ở ngữ đích. Đây là quan niệm cũng như cách tiếp cận vấn đề, cách trình bày kết quả nghiên cứu mà chúng tôi cho rằng phù hợp với định hướng nghiên cứu về phương thức dịch phát ngôn có hàm ý có thể vận dụng trong nghiên cứu của chúng tôi ở các chương tiếp theo.
1.2.1.4. Khung lý thuyết áp dụng cho đề tài
Mildred (1998) quan niệm dịch thuật phải dựa trên nền tảng là nghĩa, còn Hoàng Văn Vân cho rằng “Nghĩa là vấn đề trung tâm của dịch thuật” [158, 28].
Cũng theo Mildred (1998), dịch thuật là truyền đạt cùng một nghĩa ở ngôn ngữ thứ hai như nó được diễn đạt ở ngôn ngữ thứ nhất. Để làm được việc này một cách thỏa