Dịch bảo toàn hàm ý quy ước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (Trang 53 - 61)

Chương 2. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH HÀM Ý QUY ƯỚC TỪ TIẾNG

2.2. Các loại hàm ý quy ước

2.3.1. Dịch bảo toàn hàm ý quy ước

2.3.1.1. Dịch phát ngôn có chứa hình thái ngôn ngữ mang hàm ý quy ước Trong 1018 phát ngôn chứa các biểu thức mang hàm ý quy ước thống kê được, một số hình thái ngôn ngữ chứa hàm ý quy ước phổ biến trong ngôn ngữ hội thoại như but, and, xuất hiện với tần suất rất cao. Trong số này có tới 286 lần từ and được chuyển dịch sang tiếng Việt với nghĩa – cái nét nghĩa phổ biến nhất của từ này được mô tả trong từ điển và chúng tôi tạm coi đây là nét nghĩa chính của hình thái ngôn ngữ này. Theo đó, khi chuyển dịch từ and, dịch giả thường cố gắng duy trì nét nghĩa ở VBĐ so với VBN.

Ở hội thoại sau, and được đặt ở đầu phát ngôn, có chức năng liên kết phát ngôn với những, hoặc ít nhất một, phát ngôn trước đó. And trong „And it is really the first time you‟ve been divorced?‟ hàm ý giữa những người tham thoại đã có những trao đổi về việc họ ly hôn. Thông tin trong câu hỏi chỉ là để làm rõ hơn về tính chất của cuộc chia ly đó „Và thật sự đây là lần đầu tiên ông ly dị chứ?‟ And ở phát ngôn „And is it very expensive?‟ hàm ý họ đã nhắc đến loại rượu đó, thông tin sau and là để làm rõ hơn thông tin về loại rượu này:

The porter: And it is really the first time you‟ve been divorced?

Mr. Johnson: Absolutely. Please open the wine, mademoiselle.

45 The porter: And is it very expensive?

Mr. Johnson: Ten thousand francs.

[125, 332]

Khi dịch các phát ngôn này, dịch giả chuyển nghĩa của từ and thành và hàm ý được bảo toàn nguyên vẹn như ở bản gốc:

Người phu: Và thật sự đây là lần đầu tiên ông ly dị chứ?

Johnson: Thật sự. Hãy mở rượu đi, mademoiselle.

Người phu: Và nó rất đắt?

Johson: Mười ngàn frăng.

[40, 320]

Liên từ but nối hai mệnh đề có nội dung trái ngược nhau. “Anh ta rất lười

có thể làm người nghe tiên đoán nội dung tiếp theo là “anh ta chẳng chịu làm gì”

hay “anh ta hay ngủ dậy muộn”, v.v. Tuy nhiên, phần sau của phát ngôn lại là

một khi đã bắt tay vào công việc thì hắn là tay thợ cừ khôi”, thông điệp này trái ngược hẳn với nội dung nêu ở phần đầu của phát ngôn. Nối hai nội dung này là liên từ but. Khi chuyển dịch phát ngôn này, dịch giả sử dụng phương thức dịch trung thành và cũng thật dễ dàng làm việc này vì biểu thức but có tương đương trong tiếng Việt là nhưng.

- He was very lazy but a great worker once he was started.

[111, 47]

(Dẫu rất lười nhưng một khi đã bắt tay vào công việc thì hắn là tay thợ cừ khôi) [25, 37]

Even với tương đương trong tiếng Việt là thậm chí là biểu thức ngôn ngữ mang hàm ý vượt ngoài mong đợi. Ở phát ngôn sau, hàm ý do từ even tạo ra được bảo toàn tuyệt đối sau khi chuyển dịch.

The young waiter: I wouldn't want to be that old. An old man is a nasty thing.

The old waiter: Not always. This old man is clean. He drinks without spilling. Even now, drunk. Look at him!

[123, 292]

46

(Bồi bàn trẻ: Em không muốn mình già như vậy. Người già là đồ tệ hại.

Bồi bàn già: Đâu phải thường xuyên thế. Ông lão này sạch sẽ. Lão uống không để rớt một giọt ra ngoài. Thậm chí ngay cả bây giờ, lúc đang say. Nhìn lão xem!)

[38, 299]

Xin xem xét thêm một số ví dụ có chứa các biểu thức ngôn ngữ mang hàm ý quy ước. Ví dụ: Trong cuộc đối thoại giữa Nick và George:

George: Will you ever go skiing together in the States?

Nick: I don‟t know.

George: The mountains aren‟t much.

Nick: No. They are too rocky. There‟s too much timber and they‟re too far away. [113, 125]

Trong phát ngôn này, Nick đã đưa ra hai nhận định thông qua hai cấu trúc khẳng định và hai cấu trúc này được liên kết bởi liên từ and. Nhận định thứ nhất được đưa ra như một lý do để biện minh cho việc anh ta từ chối đi trượt tuyết, đó là có quá nhiều cây cối (There‟s too much timber), mà như vậy thì rất nguy hiểm cho người đi trượt tuyết. Nhận định thứ hai được đưa ra sau nhưng nó có giá trị tương đương như nhận định thứ nhất, rằng những ngọn núi đó ở quá xa (they‟re too far away). Như vậy, chỉ cần nêu một trong hai nhận định là đủ lý do để Nick từ chối đi trượt tuyết vì hai nhận định này có cùng giá trị như nhau. Tuy nhiên, khi Nick đưa ra cả hai nhận định, và cũng là nêu ra hai lý do để từ chối thì sức thuyết phục của phát ngôn sẽ tăng gấp đôi.

Dịch giả đã thực hiện thao tác dịch chuyển một cách trung thành nét nghĩa của từ and () và vì vậy, hai vế của câu ghép „There‟s too much timber and they‟re too far away‟ có tầm quan trọng như nhau.

George: Các cậu dự định sẽ cùng nhau trượt tuyết ở Mỹ chứ?

Nick: Mình chưa chắc lắm.

George: Núi không nhiều.

Nick: Ừ. Núi nhiều đá lắm. Vả lại có quá nhiều cây cối và ở quá xa.

[28, 48]

47

Ở cuộc thoại giữa người đàn ông và tác giả của Che ti dice la patria?:

Guy: You don‟t like Italian roads?

The author: They are dirty.

Guy: Fifty lire. Your car is dirty and you are dirty, too.

[118, 220]

Với liên từ and, người đàn ông (guy) muốn đưa ra sự so sánh tương ứng giữa your car (cái xe) và you (các anh - những vị khách của mình). Cả hai đều bẩn như nhau. Người đàn ông so sánh như vậy là có ý coi thường những vị khách kia, rằng họ cũng chỉ là vật vô tri vô giác như chiếc xe vậy thôi, hoặc họ cũng chỉ là những công cụ, phương tiện phục vụ mà thôi. Và hơn thế nữa, đó là lời buộc tội những vị khách đã làm cho đường sá ở Ý trở nên bẩn thỉu.

Ở PNTV, việc duy trì nghĩa của từ and với ý so sánh, chỉ sự tương đương giữa cái xe và những vị khách của người đàn ông làm cho phát ngôn bảo toàn được một cách chính xác cái ý nghĩa mà người đàn ông muốn biểu đạt. Đây cũng chính là phản ứng của người đàn ông khi những vị khách dám „chê‟ đường sá ở Ý.

Người đàn ông: Các anh không thích đường sá Italy hả?

Tác giả: Nó bẩn lắm.

Người đàn ông: Năm mươi lia. Xe của các anh bẩn và bản thân các anh cũng bẩn thỉu nốt. [35, 207]

Rõ ràng liên từ thể hiện một sự so sánh giữa „cái xe bẩn‟ và nó hoàn toàn tương xứng với „những con người bẩn thỉu‟ và cả hai đều là nguyên nhân làm bẩn những con đường ở Ý.

Với nét nghĩa „và‟, từ „and‟ còn mang hàm ý chỉ mối quan hệ nhân - quả giữa hai sự kiện được biểu hiện ở hai mệnh đề trước và sau nó:

Nick: I‟m sorry as hell about her but what could I do? You know what her mother was like!

Bill: She was terrible.

Nick: All of a sudden it was over. I oughtn‟t to talk about it.

48

Bill: You aren‟t. I talked about it and now I‟m through. We won‟t ever speak about it again. You don‟t want to think about it. You might get back into it again.[114, 66]

Khi thấy người bạn của mình quá buồn khổ vì đã khơi gợi lại câu chuyện về cô bạn gái của anh ta, Bill đã phủ nhận việc đó mà tự nhận trách nhiệm về mình và nhận trách nhiệm chấm dứt câu chuyện. Như vậy, việc „khơi mào‟ là nguyên nhân dẫn đến việc bản thân cậu ta phải „chấm dứt‟, là hai việc tất yếu phải đi cùng nhau, cái sau là hệ quả của cái trước. Ở PNTV, liên từ được chuyển dịch vẫn đảm bảo mối quan hệ nhân quả giữa việc „khơi ra‟ và việc „dừng lại‟:

Nick: Mình thật xót xa cho cô ấy nhưng mình còn biết làm sao đây? Cậu biết mẹ cô ấy là hạng người thế nào rồi!

Bill: Bà ta thật kinh khủng.

Nick: Đột nhiên, mọi chuyện đã chấm dứt. Lẽ ra mình không nên nói về chuyện ấy.

Bill: Cậu không nói. Mình khơi ra và bây giờ mình dừng lại. Bọn mình sẽ không nói chuyện này nữa. Cậu không muốn nghĩ về nó nghĩa là có thể cậu lại nhớ về nó. [29, 68]

Một hình thức ngôn ngữ khác là từ but có nét nghĩa đầu tiên là nhưng, khi được sử dụng để nối hai nội dung mệnh đề thì nó mang hàm ý chỉ mối quan hệ trái ngược của hai nội dung mệnh đề ấy. Ví dụ:

1st soldier: I used to see her around the town.

2nd soldier: She used to have a lot of stuff. He never brought her no good luck.

1st soldier: Oh, he ain‟t lucky. But he looked pretty good to me in there today. [116, 270]

Trong câu chuyện giữa hai người lính, nhân vật được nhắc đến vốn luôn không được may mắn. Mở đầu cho phát ngôn tiếp theo, anh lính thứ nhất đã dùng từ but với hàm ý chuẩn bị cho người nghe đón nhận một thông tin hoàn toàn trái ngược, rằng không phải lúc nào anh ta cũng không may mắn như vậy, mà ngược lại, và thông tin tiếp theo sau có hàm ý chỉ một điều trái ngược, đó là: hôm nay anh ta

49

rất may mắn (qua việc anh ta chơi rất tốt). Tuy nhiên, việc thông báo “đó là điều trái ngược với mọi ngày” không được người nói nói ra một cách đầy đủ, rõ ràng mà người nghe phải suy ra từ nét nghĩa từ vựng của từ but.

Khi chuyển dịch đoạn hội thoại này, dịch giả giữ nguyên nét nghĩa nhưng của từ but, làm cho ý nghĩa của PNTV được giữ nguyên vẹn như hàm ý chỉ sự trái ngược do từ but tạo ra trong PNTA:

Lính thứ nhất: Tao thường thấy cô ấy loanh quanh trong thành phố.

Lính thứ hai: Cô ta có nhiều tiền lắm. Hắn chớ nên bám cô ta, chẳng mảy may gì đâu.

Lính thứ nhất: Ồ, hắn xúi lắm. Nhưng đối với tao, hôm nay trông hắn rất cừ.

[30, 261]

Việc dùng liên từ but để tạo ra sự mở đầu cho một thông tin trái ngược có thể có đối với thông tin đã được đề cập đến:

2nd soldier: You‟re a regular Christer, big boy.

1st soldier: Sure, go on and kid him. But listen while I tell you something. He was pretty good in there today. [116, 269]

(Lính thứ hai: Mày là một tín đồ Thiên chúa giáo chính hiệu, anh chàng lớn xác à.

Lính thứ nhất: Đương nhiên, cứ tiếp tục giễu hắn đi. Nhưng hãy lắng nghe trong lúc tao đang nói cái gì đó. Hôm nay ở đấy hắn cừ thật. [30, 260]

Hoặc có thể thể hiện sự nhượng bộ:

The girl: And you really want to?

The man: I think it‟s the best thing to do. But I don‟t want you to do it if you don‟t really want to. [121, 201]

(Cô gái: Và anh thực sự muốn?

Người đàn ông: Anh nghĩ đấy là giải pháp tốt nhất. Nhưng anh không muốn em thực hiện nếu em thực sự không muốn. [33, 177]

Một số từ khác là phương tiện biểu hiện hàm ý quy ước cũng được bảo toàn nghĩa khi được chuyển dịch, ví dụ:

50

Retana: The lot the Duke sent me for Sunday will make a scandal. They‟re all bad in the legs. What do they say about them at the Café?

Manuel: I don‟t know. I just got in. [115, 168]

(Retana: Đàn bò Công tước gửi cho tôi để đấu vào Chủ nhật hẳn gây sự bàn tán. Chân cả đàn bị đau. Người ta nói gì về chúng ở tiệm cà phê vậy?

Manuel: Tôi không biết. Tôi vừa mới đến đây.) [31, 126]

Hay:

Marty: There. That is the point of weakness.

Golz: Yes, comrade Marty. I see your point. It is not well-taken, however, and I do not agree. [127, 844]

(Marty: Đấy. Đấy là điểm yếu.

Golz: Vâng, đồng chí Maxa. Tôi đã thấy cái điểm của đồng chí. Tuy nhiên, điểm đó chọn không đúng và tôi không đồng ý.) [42, 536]

2.3.1.2. Dịch phát ngôn có hàm ý được tạo lập bởi các cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt

Cấu trúc nhấn mạnh là một cấu trúc chuyên biệt có hàm ý mà dịch giả cũng có thể dùng cấu trúc tương đương khi chuyển dịch tuy rằng phát ngôn không được tự nhiên như lối diễn đạt tiếng Việt. Ví dụ:

1st Soldier: Did he want to come down off the cross, George?

Wine-seller: I‟ll tell you, gentlemen, I wasn‟t out there. It‟s a thing I haven‟t taken any interest in.

2d Soldier: Listen, I seen a lot of them here and plenty of other places.

[116, 269]

Cấu trúc “It‟s a thing I haven‟t taken any interest in.” là một cấu trúc đặc biệt, dùng để nhấn mạnh cái điều đó (a thing). Một lối diễn đạt bình thường sẽ là “I haven‟t taken any interest in it” (Tôi chẳng hề quan tâm đến điều đó) bởi lẽ trước đó, người nói vừa mới giải thích cho việc mình không biết câu trả lời cho câu hỏi của người lính, rằng Tôi không ra ngoài ấy thì phát ngôn tiếp theo cũng thường theo lối nói đó, tức là thông tin được nói đến là tôi. Phát ngôn“đấy là điều mà tôi chẳng

51

quan tâm mảy may” đã làm thay đổi đề ngữ so với phát ngôn trước đó. Và như vậy, thông tin được nói đến là việc hắn có muốn rời bỏ thập tự giá hay không. Các cấu trúc nhấn mạnh kiểu này thường được dùng trong tiếng Anh tùy theo mục đích trao đổi thông tin, loại thông tin mà người nói thấy quan trọng. Cấu trúc này được chuyển dịch hoàn toàn theo lối diễn đạt của tiếng Anh, “Vả lại, đấy là điều mà tôi chẳng quan tâm mảy may”. Cấu trúc này vừa bảo toàn được cấu trúc vừa đảm bảo nội dung thông điệp so với phát ngôn ở VBN.

Lính thứ nhất: Hắn có muốn rời bỏ thập tự giá không hả George?

Tay bán hàng: Thưa ông, tôi không ra ngoài ấy. Vả lại, đấy là điều mà tôi chẳng quan tâm mảy may.

Lính thứ hai: Nghe này, tao đã từng thấy cả đám chúng nó - ở nơi này và nhiều nơi khác. [30, 259]

Thức mệnh lệnh là một kiểu cấu trúc rất ưa dùng trong ngôn ngữ hội thoại. Cấu trúc này mang hàm ý quy ước về đối tượng tiếp nhận thông tin, đồng thời là đối tượng thực hiện hành động. Ở kiểu câu này, chủ thể hành động bị lược bỏ và những người có kiến thức ngữ pháp cơ bản nhất đều biết rằng chủ ngữ của câu là You. Chính vì vậy, khi người nói đưa ra phát ngôn “Don't talk that way, Dick” tạo ra một hiệu lực tại lời là you don't talk that way, Dick và người nghe hiểu hàm ý đó nên thông thường phát ngôn này sẽ có một hành vi sau lời. Đó là người nghe dừng nói/ không nói tiếp nữa. Thức mệnh lệnh thường được bảo toàn ở các phát ngôn ở ngữ đích.

Dick: Well, Doc, that's a nice lot of timber you've stolen. (thì hiện tại hoàn thành)

The doctor: Don't talk that way, Dick (Thức mệnh lệnh). It's driftwood.

Dick: Put it right in.

[111, 48]

(Dick: Này bác sĩ, ông thuổng được mấy cây gỗ tốt đó. (không chia thì) Bác sĩ: Đừng nói thế, (thức mệnh lệnh) Dick. Đấy là gỗ dạt thôi mà.

Dick: Để nó đấy) [25, 37]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)