Chương 4. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG DẠNG BÀI TẬP DỊCH PHÁT NGÔN CÓ HÀM Ý TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
4.2. Một số lỗi sinh viên thường mắc khi dịch phát ngôn có hàm ý
4.2.1. Lỗi dịch cấu trúc trong chuyển dịch Anh – Việt
Tiếng Anh có các phạm trù chỉ thời, thể và có cấu trúc rất rõ ràng, gồm 16 cấu trúc chỉ thời (được gọi là thì) và hầu hết các thì đều có thể bị động tương ứng.
Một số cấu trúc biểu đạt nhiều ý nghĩa hơn so với những gì được thể hiện qua câu chữ, như cấu trúc của thì hiện tại hoàn thành chẳng hạn, nó nói về hành động đang diễn ra ở hiện tại nhưng đồng thời cũng đưa ra thông tin là hành động đó bắt đầu từ một thời điểm ở quá khứ, kéo dài đến tận thời điểm hiện tại và vẫn chưa kết thúc.
Ví dụ: „I have learnt English since 2005‟ ngoài ý nghĩa „Tôi đã học tiếng Anh từ năm 2005‟ còn có các hàm ý: tôi bắt đầu học tiếng Anh năm 2005; tôi học tiếng Anh liên tục cho đến bây giờ; tôi vẫn đang học tiếng Anh. “Tiếng Việt thường sử
124
dụng các tiền phó từ chỉ thời, thể” [66] do đó phát ngôn này được đa số sinh viên (90%) dịch sang tiếng Việt là „Tôi đã học tiếng Anh từ năm 2005‟ và như vậy, các nét nghĩa như „đã bắt đầu‟, „liên tục‟, „vẫn đang‟,… đã không được biểu đạt một cách đầy đủ. Nếu muốn diễn đạt đầy đủ các ý nghĩa của PNTA thì ở tiếng Việt, phát ngôn này sẽ được diễn đạt là „Tôi bắt đầu học tiếng Anh vào năm 2005, từ đó đến nay tôi vẫn liên tục học và giờ đây tôi vẫn đang học tiếng Anh‟. Thực tế thì không ai chuyển dịch như vậy. Nếu dịch phát ngôn „Tôi đã học tiếng Anh từ năm 2005‟ ngược trở lại ngữ nguồn là tiếng Anh, nhiều trường hợp đã dịch thành „I was learn English from 2005‟ do tự mặc định was dùng diễn đạt nghĩa của từ đã trong tiếng Việt.
4.2.1.2. Lỗi dịch các cấu trúc rút gọn
Đa số cấu trúc rút gọn trong tiếng Anh mang hàm ý, ví dụ cấu trúc câu mệnh lệnh „Go out‟ hàm ý yêu cầu người tiếp ngôn là đối tượng trực tiếp nhận mệnh lệnh này. Phát ngôn được diễn giải thành „You go out‟. Phát ngôn thường được dịch thành „Mày ra khỏi đây đi‟ hay „Mày cút đi‟, „Mày biến khỏi đây‟, „Mày xéo mau‟, v.v. Việc sử dụng cách diễn đạt tiếng Việt khác nhau sẽ tạo hàm ý khác nhau.
Mệnh đề quan hệ cũng là cấu trúc thường được rút gọn, và hàm ý cũng do vậy mà hình thành. Ví dụ: „I have much work that I must do‟ thường được rút gọn thành „I have much work to do‟ và được dịch thành „Tôi có quá nhiều việc để làm‟
trong khi phát ngôn rút gọn có hàm ý của „… that I must …‟. Vì vậy, bản dịch đúng phải là „Tôi có quá nhiều việc phải làm‟.
Mệnh đề trạng ngữ cũng thường được rút gọn trong tiếng Anh. Mệnh đề này gồm hai loại: chủ động và bị động. Mệnh đề dạng bị động khi được rút gọn thì động từ ở dạng quá khứ phân từ. Ví dụ „When the boy was told the news, he was very happy‟ được rút gọn thành „When told the news, the boy was very happy‟. Ở mệnh đề rút gọn, chủ ngữ và tính bị động đã ẩn đi. Phát ngôn lẽ ra được dịch thành „Khi được báo tin đó, cậu bé rất vui‟. Tuy nhiên, nó thường được sinh viên (87%) dịch thành „Khi đã nói xong cái tin đó, cậu bé rất vui‟
125
4.2.1.3. Lỗi dịch một số cấu trúc biểu thị hàm ý không có tương ứng ở một trong hai ngôn ngữ
Câu bị động trong tiếng Anh được dùng khá phổ biến, đặc biệt trong văn phong trang trọng. Cấu trúc bị động ngoài nghĩa tường minh còn mang hàm ý nhấn mạnh đối tượng được quan tâm, được nói đến trong phát ngôn. Cấu trúc bị động trong tiếng Anh được biểu đạt thông qua việc thay đổi vai trò của chủ ngữ, biến đổi hình thức của động từ và cấu trúc câu. Tiếng Việt không biến hình từ nên động từ không có dạng bị động mà diễn đạt ý bị động bằng hai phương thức ngữ pháp: hư từ và trật tự từ.
Sự khác biệt này dẫn đến lỗi dịch cấu trúc bị động. Theo [61], tiếng Việt rất linh hoạt, năng động nhưng tính linh hoạt, năng động cũng là nguyên nhân khiến tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động. Những câu tiếng Anh như: “Linda was punished by the teacher”; “These chairs were made by John” mà dịch thành “Linda bị phạt bởi thầy giáo”, hay “Những cái ghế này được làm bởi John” là những kiểu câu không quen thuộc với cách nói của người Việt Nam.
Thường thì người Việt hay nói một cách đơn giản hơn: “Linda bị thầy giáo phạt”,
“Những cái ghế này do John đóng”. “Thầy giáo phạt”,“John đóng” là những cấu trúc chủ động.
Câu chẻ là kiểu câu rất phổ biến dùng để nhấn mạnh hoặc đưa thông tin vào vị trí trọng tâm trong tiếng Anh. Câu chẻ có cấu trúc It + is/was … who/that/which
…. Kiểu câu này có hàm ý nhấn mạnh thành phần đứng ở vị trí của dấu ba chấm và khẳng định đó là tham tố thực hiện quá trình chứ không phải ai/cái gì khác. Khi chuyển dịch cấu trúc này, người dịch cần linh hoạt trong cách diễn đạt bằng tiếng Việt để phát ngôn được tự nhiên, thuần Việt đối với độc giả của ngữ đích là người Việt Nam, như Chính … là …. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người dịch quá chú trọng đến tương đương hình thức mà chuyển dịch chúng thành những phát ngôn có cấu trúc “ngoại lai”. Ví dụ phát ngôn “It was the tiger that Tom killed” được chuyển dịch một cách quá trung thành về hình thức, thành “Nó là con hổ cái con vật đã bị
126
Tom giết chết”, hay phát ngôn “It was John who bought me the gift” được dịch là
“Nó là John người đã mua cho tôi món quà”. Nếu theo quan điểm về cấu trúc Đề - Thuyết thì những gì ở phần Đề là những gì được nói đến, và vì vậy có thể chuyển dịch phát ngôn này một cách tự nhiên, gần gũi với tiếng Việt mà vẫn đảm bảo được việc đưa thông tin vào vị trí trọng tâm, như “Con hổ đã bị Tom giết chết” hay “John đã mua quà cho tôi”.
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, câu phủ định có thể có sự khác biệt nhau về vị trí của từ phủ định trước một động từ, một danh từ và một trạng từ như trong các ví dụ: I don’t think that you‟ve met her thường được sinh viên dịch thành Tôi không nghĩ rằng anh đã gặp cô ấy do vị trí của từ not nằm trước động từ thứ nhất chứ không phải động từ thứ hai. Câu này không sai về ngữ pháp cũng như ý nghĩa nhưng nghe lại không “xuôi tai” lắm trong tiếng Việt. Để có một câu thường gặp trong tiếng Việt, cần hoán đổi một chút, thành Tôi nghĩ rằng anh đã không gặp cô ấy. Tương tự tiếng Anh cũng có một số cấu trúc câu khác như:
(1) I have no money dịch thành Tôi không có tiền chứ không nói: Tôi có không tiền
(2) I don’t feel well dịch thành Tôi cảm thấy không khỏe chứ không nói Tôi không cảm thấy khỏe.
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, bên cạnh câu phủ định có dạng tương đồng còn có nhiều câu khác biệt nhau. Vì vậy trong quá trình dịch, người dịch cần làm rõ khác biệt này nhằm có những lựa chọn phù hợp nhất cho bản dịch, sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về tính tương đương nhưng vẫn đạt được mức độ tự nhiên, rõ ràng với lối diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.