Tổng quan nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 23 - 29)

HƯƠNG 1: TỔNG QU N VẤN Ề NGHIÊN ỨU VỀ TIẾP ẬN GIÁO DỤ

1.1. Tổng quan nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS

* Tác động của HIV/AIDS đến tếp cận giáo dục

Trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đã tác động tiêu cực tới sự tiếp cận với nền giáo dục của mọi trẻ em nói chung, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng, các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra một số đặc điểm của quyền đƣợc đi học của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS như sau:

Thứ nhất, trẻ có thể bị cấm đến trường vì nỗi sợ và cảm giác nhục nhã trong cộng đồng. iều này càng dễ xảy ra khi cộng đồng mới lần đầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch, khi ngày càng nhiều thành viên cộng đồng mắc bệnh và sự kỳ thị càng lớn dần. ây là đánh giá của UNESCO và Bộ Giáo dục và ào tạo [UNESCO, 2005], [Bộ Giáo dục và đào tạo, UNESCO, 2006].

Thứ hai, đó là tác động tới nhu cầu giáo dục khiến cho số học sinh, sinh viên tới trường giảm dần. Tương tự cơ chế ở hâu Phi, ở hâu Á nhu cầu giáo dục cũng sẽ giảm do đau ốm và chết chóc vì IDS, do có ít hơn những em có đủ điều kiện

vật chất để đi học và do cần có trẻ em chăm sóc người ốm trong nhà [Shaeffer, 1994; Micheal Kelly, 2000]. Khi dịch lan rộng, nhiều học sinh sẽ bị ốm, nhiều học sinh đặc biệt là nữ sinh sẽ phải bỏ học để chăm sóc người thân bị ốm hoặc đảm đương việc nhà (do vậy, làm tăng tính dễ bị lây nhiễm, như bị bóc lột sức lao động).

ác gia đình có đủ tài chính để chu cấp việc học hành cho con em họ ngày càng giảm. Vì lý do tâm lý liên quan đến sự kỳ vọng xã hội, nhiều học sinh không muốn đi học hay tiếp tục tới trường, từ đó sẽ lơ là học tập và sức học đuối dần [Bộ Giáo dục và ào tạo, UNES O, 2006].

Thứ ba, tác động đến mặt cung giáo dục hay đáp ứng nhu cầu giáo dục:

Ngành giáo dục gặp khó khăn về nguồn nhân lực, nhiều thầy cô giáo và cán bộ trong ngành sẽ bị chết, ốm đau hay suy sụp tinh thần vì mất mát người thân trong gia đình và cộng đồng vì IDS, từ đó không thể an tâm công tác nữa. ác giáo viên và lãnh đạo trường ốm rồi chết trong khi không có đủ giáo viên và cán bộ lãnh đạo mới được đào tạo để kịp thay thế họ. Hơn thế, nhà trường sẽ nhận được ít hơn sự trợ giúp từ các gia đình và cộng đồng. IDS gây ra tai họa về nhân khẩu ở khu vực ven Sahara với 40% số người lớn đang ốm và chết dần [UNESCO, 2005], [Bộ Giáo dục và ào tạo, UNES O, 2006]

Thứ tƣ, tác động đến chất lƣợng giáo dục: áp lực đối với giáo viên bởi mọi người vẫn thường coi giáo viên là người mẫu mực, là những cố vấn. Nhu cầu ngày càng lớn về giáo viên trong lĩnh vực này và cảm giác không đáp ứng nổi những nhu cầu này có thể làm giảm động cơ và hiệu quả của giáo viên, dẫn đến chất lƣợng giáo dục thụt lùi [Kelly, 2000: 69]

Nếu ngành giáo dục không đủ khả năng hỗ trợ các giáo viên bị ảnh hưởng bởi IDS, hay không thể thay thế hết những người đã chết hay đau yếu do IDS thì tinh thần chung của cán bộ ngành giáo dục cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, nếu chương trình dạy học không cung cấp được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho thanh thiếu niên trong một xã hội đã bị ảnh hưởng của bệnh dịch IDS thì chất lƣợng giáo dục cũng bị giảm sút theo [Bộ Giáo dục và ào tạo, UNESCO, 2006].

Trên cơ sở những nghiên cứu chỉ ra sự tác động chung của HIV/ IDS đến giáo dục, một số nghiên cứu đề cập tới nhu cầu và thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS trong bối cảnh của đại dịch.

* Nhu cầu tiếp cận giáo dục

Ở ông Á - khu vực mà giáo dục luôn có giá trị lâu dài thì trẻ không đƣợc đến trường tức là mất đi sự giáo dục cơ bản và điều đó có nghĩa là các em mất đi tương lai của chính mình. ối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV, các em thường diễn tả mong muốn sâu sắc là tiếp tục được đến trường. Việc đến trường của trẻ em là mối quan tâm đối với trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV ở Trung Quốc cũng như bất cứ nơi nào [Save the Children UK, 2005].

Trẻ nhiễm HIV có rất nhiều nhu cầu khác nhau, trẻ có HIV cần đƣợc đến trường để học tập, phát triển năng lực, trí tuệ. Trẻ cần được học tập chung với trẻ bình thường khác theo độ tuổi phù hợp để phòng ngừa sự mặc cảm và khích lệ trẻ cảm thấy bình thường như những trẻ khác. ối với trẻ lớn hơn cần có được đào tạo nghề để trẻ có thể tự kiếm sống cho mình [Tổ chức Hỗ trợ phát triển, 2009: 42]

* Thực trạng tiếp cận giáo dục

HIV dẫn tới nghèo đói và chính gánh nặng về tài chính kết hợp với HIV/ IDS đã dẫn tới việc trẻ phải rời bỏ trường học [UNICEF, 2004].

ó sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS. ối với rất nhiều trẻ, đặc biệt trẻ em gái, HIV đã khiến các em bị từ chối trong giáo dục, trong cuộc sống tương lai và vị trí trong xã hội. Và với nhận thức mang tính chất định kiến giới của người chăm sóc, trẻ em gái thường bị cho nghỉ học để chăm sóc những người thân bị ốm, chăm sóc các em hoặc kiếm tiền cho gia đình [UNICEF, 2005]. Trên thực tế, kể cả không có HIV, trẻ em gái ở ông Á vẫn bị từ chối quyền học tập mỗi ngày. Tỷ lệ trẻ em trai đƣợc đi học cấp 2 nhiều hơn 6% so với trẻ em gái ở khu vực hâu Á Thái bình dương [UNICEF, 2004].

Một số nghiên cứu ở khu vực hâu Á cho thấy thực trạng nhiều em vẫn đi học nhưng không đến lớp thường xuyên. Theo báo cáo nghiên cứu về tác động của HIV đến trẻ em ở 6 nước hâu Á năm 2006, tất cả trẻ em được phỏng vấn ở ampuchia nói rằng các em đã đi học nhưng nhiều em không đi học thường xuyên vì phải đi kiếm tiền hoặc chăm sóc cho bố mẹ ốm [Save the Children, 2006]. hính hoàn cảnh gia đình làm các em khó khăn trong việc học tốt ở trường và điều đó ảnh hưởng tới tương lai của trẻ khi các em trưởng thành [Anhui Ji, Lili, Stephanie Sun, 2007].

Ở Việt Nam chƣa có thống kê đầy đủ về tổng số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và số lƣợng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc đi học. Theo kết quả khảo sát từ cuộc nghiên cứu

“Những tác động của đại dịch HIV/AIDS đối với trẻ em Việt Nam” cho thấy: HIV/ IDS

đã làm giảm quyền đƣợc học tập của trẻ em: 81,3% trẻ em nhiễm HIV; 39% trẻ sống trong gia đình có người nhiễm HIV đã phải bỏ học. Trong số các em phải bỏ học có 62%

cho rằng vì gia đình khó khăn, 30% do chán không muốn học nữa và 3% do bị bạn bè xá lánh [Phòng truyền thông và huy động cộng đồng, ứu trợ trẻ em nh, 2003]. 57% trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đang đi học thấp hơn so với tỷ lệ trung bình chung của quốc gia với tỷ lệ trẻ em đi học là 90% [UNICEF, 2004].

PGS.TS Trần Thị Minh ức cũng phản ánh tình trạng “Trong nhiều cộng đồng, trẻ có HIV khó có thể đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi, học tập với trẻ khác” [Trần Thị Minh ức, 2006].

Theo khảo sát của Viện hiến lược và hương trình giáo dục và báo cáo của các Sở Giáo dục và ào tạo, tại các tỉnh miền núi phía bắc mới chỉ có những chương trình nhỏ, thí điểm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; còn các đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt khác nhƣ trẻ nhiễm HIV/ IDS, trẻ bị bỏ rơi, trẻ mua bán, trẻ nhiễm chất độc... chƣa có thông báo về chương trình hỗ trợ [Nguyễn ức Minh, 2008].

Năm 2011, thành phố Hồ hí Minh năm 2010 có 6500 trẻ em OV , trong đó có 1500 trẻ nhiễm HIV, nhưng số trẻ đến trường chỉ trên dưới 100 em. Tại Hải Phòng cũng có gần 4000 trẻ OV nhƣng có đến 2/3 trẻ không đƣợc đi học. Tại Long An, trong 122 gia đình có nhiễm HIV, tỷ lệ bỏ học chiếm 12% [Phan Thuận, Ngô Thị Xuân Quỳnh, 2010].

Theo “Báo cáo bổ sung của NGO cho báo cáo định kỳ lần thứ ba, lần thứ tƣ của hính phủ về kết quả thực hiện ông ƣớc Liên hợp quốc về Quyền trẻ em tại Việt nam giai đoạn 2002 - 2007”, mặc dù không có số liệu cụ thể, nhƣng kinh nghiệm từ những chương trình cho thấy “có nhiều trẻ em có/bị ảnh hưởng bởi IDS, đặc biệt tại cấp mẫu giáo và trẻ em tại các cơ sở từ thiện không đƣợc nhận vào học mẫu giáo hoặc vào các trường mặc dù đã có các quy định của Luật Phòng chống HIV/ IDS năm 2006. Trẻ em có HIV/ IDS hiện đang theo học thường có xu hướng bỏ học sớm vì lý do như các em không có bạn bè để chơi cùng hoặc người bảo trợ của các em không thể đóng học phí. Những trẻ em được tham vấn trong báo cáo này tiết lộ rằng các em cảm thấy bị bắt nạt, bị hàng xóm lảng tránh, bị thầy cô giáo và các phụ huynh khác kỳ thị. Những thái độ này đã khiến các em bỏ học” [NGO, 2011].

Nhờ sự vào cuộc của cơ quan báo chí, cùng những nỗ lực của các cấp, các ngành, những chính sách với đối tƣợng trẻ em trên đƣợc áp dụng và từ đó có nhiều

biến chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, luật pháp quy định không công bố rộng rãi tình trạng nhiễm bệnh của người có HIV/ IDS, nên hiện Việt Nam chưa thống kê đƣợc con số chính xác số trẻ em OV nói chung, trẻ có HIV nói riêng đƣợc đi học chung cùng trẻ em tại cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu từ đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ Giáo dục và ào tạo năm 2012 “Những vấn đề gặp phải của nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam và các biện pháp can thiệp, trợ giúp” khảo sát 400 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS tại 4 tỉnh (Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên) cho thấy có 93% trẻ em được đi học ở trường và tại trung tâm bảo trợ xã hội với tỷ lệ cụ thể ở các cấp là 3,2% ở khối nhà trẻ, mẫu giáo; 63,5% bậc tiểu học; 33,4% bậc TH S [Nguyễn Văn ƣ, 2012].

Năm 2012, một nghiên cứu khác về “Nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS (trẻ OV ) tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội” với 52 trẻ OV từ 8-17 tuổi và 90 người chăm sóc chính cho trẻ OV cho kết quả khả quan hơn về tiếp cận giáo dục của trẻ. Theo đó, mặc dù những người trả lời phỏng vấn đều phản ánh các trường hợp trẻ bị xa lánh và bị phân biệt đối xử tại lớp học, song “hầu hết số trẻ (94%) đƣợc đi học trong năm 2011. hỉ có 28% người chăm sóc trẻ nhận được sự hỗ trợ về giáo dục”. Họ cho biết nguồn hỗ trợ tài chính cho các em đi học của hính phủ chỉ đƣợc dành cho các hộ gia đình nghèo (thông qua kênh của Hội hữ thập đỏ), không dành cho trẻ đang phải sống chung hoặc chịu ảnh hưởng bởi HIV/ IDS - mặc dù đó là những hỗ trợ hợp pháp. “Nhiều trẻ OV khi chuyển sang tuổi 18 mong muốn đƣợc đi học nghề và có việc làm tại địa phương huyện Sóc Sơn” [PhanVăn Tường, 2012].

Với sự ra đời và phát triển của ngành ông tác xã hội tại Việt Nam nên đã có một số nghiên cứu TXH liên quan đến quyền học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đƣợc đề cập, chỉ ra thực hiện quyền giáo dục liên quan đến nhóm trẻ em trên địa bàn còn gặp khó khăn [Hà Thị Thắng, 2014]

Một đề tài nghiên cứu khác của nhóm sinh viên Trường ại học Khoa học xã hội và nhân văn (thành phố Hồ hí Minh) về vấn đề của trẻ nhiễm HIV tại mái ấm Mai Tâm (phường Hiệp Bình hánh, quận Thủ ức, thành phố Hồ hí Minh) năm 2015 phân tích thực trạng học tập của trẻ: “trẻ mẫu giáo không đƣợc đi học ở trường, học lực kém, giáo dục kỹ năng mềm còn hạn chế và chỉ ra những hạn chế

trong việc tiếp cận môi trường học tập của trẻ”. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng mới chỉ giới hạn trong phạm vi một mái ấm tình thương [Trần Thị Thắm, 2015]

Nghiên cứu mới nhất đánh giá về kết quả thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS giai đoạn 2014 - 2020” từ năm 2014 đến 2016 do ục Bảo vệ và hăm sóc Trẻ em với nhóm trẻ OV tại 5 tỉnh/ thành:

Thái Nguyên, Hà Tĩnh, n Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội cho thấy tình trạng trẻ em từ 6 tuổi trở lên đi học tham gia điều tra là 121/130 trẻ em hiện vẫn đang đi học (chiếm tỷ lệ 93,1%).

Bảng 1.1: Tình trạng đi học của trẻ (chỉ tính với trẻ từ 6 tuổi trở lên) Thẻ bảo hiểm y tế Trẻ nhiễm V

(n=25)

Trẻ có nguy cơ nhiễm V (n=105)

Chung (n=130)

ang đi học 21 (84,0) 100 (95,2) 121 (93,1)

Bỏ học/ chƣa bao giờ đi học 4 (16,0) 5 (4,8) 9 (6,9) [Nguồn: ục Bảo vệ và hăm sóc trẻ em, 2016]

ây là một nghiên cứu rất hiếm hoi có khảo sát đến tình trạng đi học của trẻ em sống chung với HIV, nhưng vẫn chỉ tập trung vào nhóm trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV, còn số lƣợng trẻ nhiễm HIV đƣợc khảo sát còn rất hạn chế. Nghiên cứu cho thấy, trong nhóm trẻ em nhiễm HIV có 84% trẻ em đi học, có 04 trẻ đã bỏ học. Trong nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm HIV, có 95,2% trẻ em từ 6 tuổi trở lên vẫn đang đi học, có 05 trẻ (chiếm tỷ lệ 4,8%) đã bỏ học, hoặc chƣa bao giờ đi học [ ục Bảo vệ và hăm sóc trẻ em, 2016].

Nghiên cứu về việc hòa nhập môi trường học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV từ góc nhìn ông tác xã hội tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho thấy có “5/10 trẻ trong độ tuổi mầm non được đến trường, có đến 3/5 trẻ bị bỏ học giữa chừng, 2/5 trẻ là 5 tuổi mới đƣợc đi học mẫu giáo, có 2/10 trẻ trong độ tuổi thiếu niên và 1/10 trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên đƣợc tiếp tục đi học, 2/10 trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên bỏ học và bị đuổi học do trộm cắp và sử dụng chất kích thích trong trường học” [Lê Thị Quỳnh Trang, 2016]

Nhƣ vậy, tổng quan các nghiên cứu về cơ hội tiếp cận với giáo dục của trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ IDS đã đưa ra bức tranh chung cho thấy các em tuy gặp nhiều gian nan trên con đường tới trường nhưng đến hiện nay phần lớn đã được đi học.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)