HƯƠNG 4: M T S YẾU T ẢNH HƯỞNG ẾN TIẾP ẬN GIÁO DỤ , HÕ NHẬP HỌ ƢỜNG V GIẢI PHÁP Ể NÂNG O KHẢ NĂNG TIẾP ẬN GIÁO DỤ , HO NHẬP HỌ ƢỜNG Ủ TRẺ EM NHIỄM HIV/ IDS
4.5.1. Trường hợp 01 – Trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội 02
* Th ng tin về trẻ:
- , 17 tuổi, học lớp 11, Yên Bài - Ba Vì
- Em đã vào Trung tâm từ tháng 12 năm 2005. Trước đó em đã có cuộc sống bên ngoài cộng đồng với gia đình của mình. Do bố và chị mất sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn vì cả hai bố mẹ đều là người nhiễm HIV nên em và mẹ đã được các sư trụ trì ở chùa Pháp Vân cưu mang, giúp đỡ cho sống tại chùa một thời gian. Tuy nhiên do ở chùa Pháp Vân có nhiều nam nên mẹ em đƣợc sƣ thầy giới thiệu chuyển sang ở chùa Bồ ề. Em đƣợc chăm sóc và sống ở đây. Nhƣng khi tình hình sức khoẻ của ngày càng yếu hơn, nhà chùa không có đủ điều kiện để chăm sóc nên đã phải gửi em lên Trung tâm 02 và em bắt đầu sống tại Trung tâm từ năm 2005 đến nay. Mẹ em sau đó đã đi lấy chồng nên cũng không có điều kiện để đón về nhà.
* Quá trình tiếp cận giáo dục và hoà nhập học đường của trẻ:
Vào Trung tâm cuối năm 2005, bắt đầu đi học lớp 1 và cũng là thời điểm Trung tâm bắt đầu xin cho trẻ tại Trung tâm 02 đi học nên là người được chứng kiến và trải nghiệm toàn bộ quá trình học tập của mình từ bậc tiểu học đến THPT.
Khi ở Trung tâm được gần 1 năm, bước chân lần đầu tiên đi học, tưởng là đơn giản nhƣng và các bạn ở TT đã gặp trở ngại. Việc ra học ngoài cộng đồng với các bạn đã gặp sự cố khi các bác phụ huynh không cho trẻ TT02 học cùng “vì thời kỳ lúc đấy họ vẫn chƣa hiểu cho bọn em. ác bác đã gây ra những ấn tƣợng rất là xấu cho bọn em. Em vẫn nhớ buổi đầu tiên khi mà lúc đó đã vào lớp ngồi học hết rồi nhƣng các bác phụ huynh vẫn còn kéo đến rất đông, bế chúng em ra khỏi cổng trường, nhất quyết khăng khăng tìm mọi lý do không cho chúng em học”.
Một thời gian nhƣ thế, phải học ở trung tâm, phải học lớp ghép, khi đến đầu kỳ 2 năm lớp 7 TH S mới được ra học hoà nhập trường TH S nhưng vẫn luôn phải nhận muôn vàn kỳ thị, những lời chỉ trích luôn bên tai mình, đã cố gắng bỏ qua. “ ầu tiên, chúng cũng chỉ ra học 1 - 2 buổi, sau mới đƣợc học cả tuần, nhưng thời kỳ đầu, bọn em học nhưng vẫn học riêng 1 lớp dưới trung tâm, không được học chung, chỉ chung 1 mái trường, chung 1 tiếng trống. Dần dần theo thời gian chúng em mới đƣợc học chung, nhƣng những ánh mắt, những lời nói của mọi người vẫn rất có nhiều tác động đến bọn em tuy là sự kỳ thị đã bớt đi”.
Em nhớ lại những ngày đầu đƣợc đi học: “Khi đó, con đã đi học ở Trường Yên Bài B được một tuần. Vui lắm ạ! Thế nhưng, sau một tuần, cứ thấy con và các bạn của Trung tâm đến trường là các bác, các c ở quanh đấy vừa xách cổ áo của chúng con tống ra khỏi lớp vừa mắng: Đồ "siđa" biến ra khỏi đây ngay. Chúng mày đừng làm hại đến con cháu chúng tao”.
Từ cấp 1 đến cấp 2, chỉ học với các bạn của Trung tâm nên phải đến lớp 3 mới đƣợc học chung lớp, ngồi chung bàn với các bạn không có HIV khác.
Học lực của đạt mức trung bình khá.
Sau khi hoàn thành xong chương trình TH S, và hai bạn ở Trung tâm còn không hề biết đƣợc thi lên cấp 3 cho đến thi Trung tâm báo thì mới đi thi. chia sẻ:
“thật may mắn khi chúng em đều thi đỗ và hiện giờ chúng em đang học tại trường THPT Ba Vì”. Kể từ khi đi học THPT, mối quan hệ của với các bạn ở trường đã tốt hơn sự tương tác cũng tốt hơn, không còn sự cô lập như ngày xưa nữa. Chúng em thi lên được trường Ba Vì như hiện nay. Ban đầu chúng em rất lo sợ sẽ nghĩ những gì diễn ra trong quá khứ sẽ lại ấp đến và lớn nhƣ thế này thì không biết chuyện gì sẽ còn xảy ra”.
Sự lo sợ, tự kỳ thị khi đi học của vẫn hiện hữu “Lúc đầu các thầy cô bảo là không phải dấu, nhƣng sẽ không nói cho ai biết về tình hình sức khoẻ, bệnh
tình của chúng em. Lúc đó, chúng em vẫn rất lo sợ, vì người ta mà biết thì những cái gì những gì mình nhận từ quá khứ nó lại hiện lại với mình và sẽ gấp gấp rất nhiều lần”.
Khi đi học, các thầy cô bảo mật thông tin sức khoẻ của với các bạn vì trường nhận học sinh từ nhiều nơi nên không chắc hẳn là các bạn cũng biết nhóm trẻ tại Trung tâm. nhận được sự chia sẻ, động viên từ các thầy cô Nhà trường
“Khi chúng em thi đỗ vào cấp 3, chúng em rất vui nhƣng cũng rất lo lắng khi đi học chung cùng với tất cả các bạn, chính thầy Phó Hiệu trưởng nói với chúng em không phải lo vì học sinh của trường đến từ nhiều địa bàn khác nhau nên không biết chúng em được, sẽ chỉ Ban Giám hiệu Nhà trường và một số thầy cô biết thông tin này, nên thầy động viên chúng em cứ yên tâm học tập”.
iều khiến lo lắng khi hết thời gian chăm sóc tại TT “Khi bọn em ở trong trung tâm rất là lâu thì khi ra ngoài bọn em sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi bước chân ra ngoài xã hội. ây là điều bọn em rất là lo lắng. Thêm nữa, đôi khi bất chợt đâu bắt gặp những người quen mà họ biết được bọn em đã có quá khứ như xưa thì không biết họ còn những thái độ như ngày trước không và em cũng mong một ngày nào đó, em có cuộc sống tốt hơn thì cũng là bước đệm cho các em ở nơi đây sẽ có những bước đi chắc chắn hơn so với khoá đầu bọn em”
* Vấn đề gặp phải và nhu cầu của trẻ
Với trường hợp của em : điều lo lắng lớn nhất của là không biết sẽ sống nhƣ thế nào, học gì và làm gì sau khi học xong THPT vì theo quy định em chỉ đƣợc ở tại trung tâm tới năm 18 tuổi. Mẹ của đã kết hôn và có cuộc sống gia đình riêng nên mẹ không thể đón về ở cùng. Do đó, có mong muốn sẽ đƣợc đi học nghề sau khi tốt nghiệp để tự lo cho cuộc sống của bản thân.
* Biện pháp can thiệp, h trợ với trẻ
- Thực hiện tham vấn với , chia sẻ về điểm mạnh, mong muốn, mơ ƣớc của em, những điều lo lắng, khó khăn của em.
- Làm việc, trao đổi với cán bộ Khu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm 02 để tìm hiểu về quy định, chính sách, kinh nghiệm và cách thức hỗ trợ của Trung tâm với trường hợp như của .
Kết quả, đã xác định đƣợc mục tiêu, kế hoạch cho 3 năm sắp tới và 1 năm trước mắt để hoàn thành tốt nghiệp phổ thông. Sau đó, Trung tâm 02 kết nối với dự án để đưa đi học trung cấp và làm thêm để hỗ trợ trang trải việc học tương tự như trường hợp của em U (đã ra khỏi Trung tâm, được đào tạo nghề và có việc làm).