Tổng quan nghiên cứu về những rào cản tác động đến tiếp cận giáo dục và hoà nhập học đường của trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ IDS

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

HƯƠNG 1: TỔNG QU N VẤN Ề NGHIÊN ỨU VỀ TIẾP ẬN GIÁO DỤ

1.3. Tổng quan nghiên cứu về những rào cản tác động đến tiếp cận giáo dục và hoà nhập học đường của trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/ IDS

Qua phân tích tài liệu cho thấy có khá nhiều bài viết, nghiên cứu có chung kết quả đưa ra về rào cản, nguyên nhân trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV không được đến trường.

Có bốn rào cản sự hoà nhập trong môi trường học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS là rào cản từ cộng đồng, gia đình, nhà trường và chính bản thân các em [Lê Thị Quỳnh Trang, 2016].

* Rào cản từ phía gia đình

Một trong những khó khăn trực tiếp liên quan đến học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS là một số trẻ phải nghỉ học hay chuyển trường khác do gia đình phải giảm chi phí về giáo dục để đối phó với những ảnh hưởng kinh tế của HIV. Ngoài ra, việc trẻ em có cha mẹ có HIV phải làm việc để kiếm sống và hỗ trợ kinh tế cho gia đình từ rất sớm trong điều kiện gia đình bị giảm thu nhập cũng làm hạn chế cơ hội đi học của trẻ [PSCA, UNDP, 2009].

Một thực tế hiện nay, để giữ cho con không bị kỳ thị, chiến lƣợc của gia đình là không công khai trẻ có HIV. Theo kết quả đề tài hợp tác giữa INSERM (Pháp) và bệnh viện Nhi đồng I “phần lớn trẻ không bị kỳ thị do không công khai tình trạng nhiễm với mọi người, nhưng lại là một gánh nặng về tâm lý cho gia đình trẻ và bản thân trẻ khi lớn lên” [France Lert, 2010].

* Rào cản từ phía nhà trường

Trước hết, đó là yêu cầu của nhà trường trong đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh lây truyền mới đƣợc đến lớp. Ở Trung Quốc, mặc dù chính phủ đã miễn học phí cho trẻ em mồ côi vì IDS ở một số khu vực, nhƣng một số trẻ vẫn bị yêu cầu phải xuất trình giấy khám sức khỏe là không nhiễm HIV mới được vào trường và điều này là dễ hiểu ở cộng đồng sợ hãi HIV. Và một số trẻ nhiễm HIV khác đơn giản là do bị ốm quá nên không thể đến trường học được, các em thiếu điều trị cần thiết để đảm bảo sức khỏe [UNICEF, 2004].

Thứ hai, đó là sự kỳ thị của xã hội với trẻ nhiễm HIV/ IDS. Ngay cả đối với những trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học, các em vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn tại trường học. Kết quả đề tài “Nghiên cứu th c trạng quản lý, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục - lao động xã hội II, Hà Nội” cho thấy trẻ em nhiễm HIV gặp nhiều khó khăn khi học văn hóa (90%). “Những khó khăn này thường gặp là sự kỳ thị của xã hội (87%), sức khỏe của trẻ (17,4%) và giáo viên (13%). a số nhân viên cho rằng trẻ trên 6 tuổi và những trẻ có sức khỏe khá cần đƣợc tham gia học văn hóa” [Nguyễn Văn Kính, 2007: 487]. Khó khăn lớn nhất mà trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS gặp phải khi đến trường là các em bị kỳ thị, phân biệt đối xử tại trường và lớp học [Viện Nghiên cứu

phát triển xã hội, 2008]. Thầy cô giáo và nhất là các bậc phụ huynh luôn tỏ thái độ lo sợ về nguy cơ lây nhiễm HIV sang các học sinh khác là con em mình nếu có trẻ có HIV học chung [Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, 2012].

* Rào cản từ cộng đồng

Không chỉ nghèo đói là lý do duy nhất khiến cho trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV bỏ học mà sự sợ hãi và phân biệt đối xử từ phụ huynh của các học sinh khác, chính quyền địa phương là chất xúc tác chính khóa cánh cửa, ngăn không cho trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS được đến trường. Nhiều trẻ khác bỏ học vì chúng không thể chịu đựng hơn nữa đƣợc sự trêu chọc và chế nhạo này.

Trong nghiên cứu của P S Việt Nam và UNDP năm 2009, những người được phỏng vấn đều nói rằng kỳ thị hiện nay đã giảm nhiều so với mấy năm trước.

Bây giờ họ cảm thấy thái độ tốt hơn của hàng xóm con cái của học đã đƣợc đến trường và cảm nhận được tình yêu thương, cảm thông của các thành viên trong gia đình nhiều hơn [PCSA, UNDP, 2009: 325]. ây là tín hiệu rất tích cực để chúng ta hy vọng rằng trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS sẽ được đến trường như bao trẻ em khác mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

* Rào cản từ phía cá nhân của trẻ

Một vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập hòa nhập của trẻ nhiễm HIV chính là tình trạng sức khỏe về thể chất. Nhƣng bên cạnh đó, trẻ có HIV còn có các khó khăn liên quan đến phát triển [John F.Seidel, The Phi Delta Kappan, Vol 74, 9/1992, P.38 - 40]

Phần lớn trẻ nhiễm HIV có và sẽ mắc phải những khuyết tật về phát triển do hậu quả tác động của virus đến hệ thần kinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên hệ giữa nhiễm HIV do mắc phải và trong khi sinh liên quan đến những bất bình thường ở hệ thần kinh liên quan đến nhận thức, tập trung, ngôn ngữ, tâm lý xã hội và cảm xúc.

Mặc dù rất nhiều trẻ có HIV là không có triệu chứng nhƣng rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc tài liệu hóa cho thấy có sự xảy ra một số những sự phát triển chậm về ngôn ngữ và nhận thức do hậu quả của HIV “trẻ có thể chậm phát triển về thể chất, trí tuệ dưới mức mong đợi ở tuổi các em” (UNICEF, 2005)

Nhƣ vậy, nguyên nhân khách quan là từ sự kỳ thị của gia đình, cộng đồng, nhà trường và nguyên nhân chủ quan đến từ tình trạng sức khoẻ (thể chất, tinh thần)

của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ IDS là những rào cản trên con đường hoà nhập trong trường học của các em.

ông trình nghiên cứu mới nhất có chung một phần khách thể nghiên cứu với luận án là luận văn thạc sỹ chuyên ngành ông tác xã hội “Biện hộ th c hiện quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm Lao động 02 Ba Vì - Hà Nội” đã đánh giá đƣợc thực trạng của việc thực hiện quyền giáo dục và hoà nhập xã hội liên quan đến nhóm trẻ em trên địa bàn, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân, rào cản hạn chế việc thực hiện quyền đối với nhóm trẻ có HIV tại trung tâm trong việc tiếp cận các dịch vụ và hòa nhập xã hội. [Hà Thị Thắng, 2015]. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung vào trẻ tại Trung tâm 02 và mới dừng ở nghiên cứu định tính, chƣa tổng quan được bức tranh chung về quá trình tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/ IDS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)