Lý thuyết xã hội hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

2.2. Vận dụng một số lý thuyết trong luận án

2.2.2. Lý thuyết xã hội hóa

Khái niệm xã hội hoá đƣợc một số nhà xã hội học khác nhau đề cập tới, tiêu biểu nhƣ Neil Smelser, Fichter…, trong đó quan điểm của G.Andreeva coi " Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào m i trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội th ng qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội" đã phản ảnh đƣợc tính hai mặt của quá trình xã hội hoá. [Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2011]

Xã hội hoá là một quá trình kéo dài suốt đời và là quá trình tất yếu mà bất kỳ ai cũng phải trải qua để hình thành nên nhân cách cá nhân của chính mình. Trong quá trình này, cá nhân liên tục phải hội nhập, thích nghi qua tương tác với người khác, với các thiết chế xã hội. Theo từ điển Xã hội học, “xã hội hóa là quá trình huy động nguồn lực xã hội hòa nhập”. Do vậy, “ở nơi nào đó, trong thời điểm hay giai đoạn nào đó, nếu cá nhân không thích ứng, không hoà nhập chắc chắn khi đó cá nhân sẽ bị loại ra khỏi đời sống cộng đồng và xã hội” [Phạm Văn Quyết, 2017: 99]

* Các m i trường xã hội hóa

“Môi trường xã hội hoá là nơi là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội”.

ó nhiều cách nhìn nhận, phân tích về các môi trường xã hội hoá cá nhân theo các nhóm xã hội, hay theo nơi các cá nhân thực hiện hoạt động sống của mình. Sau đây là một số loại môi trường xã hội hoá cá nhân:

- Môi trường gia đình

ối với trẻ em nhiễm HIV, sự quan tâm, thái độ và ứng xử của cha mẹ, người thân trong gia đình đối với việc học của trẻ nhiễm HIV có tác động lớn tới việc trẻ được đi học và hòa nhập tại trường học. ồng thời, với bố mẹ của trẻ không nhiễm HIV, thái độ, ứng xử của cha mẹ tác động trực tiếp tới nhận thức, thái độ và ứng xử của con cái với trẻ nhiễm HIV khi đi học.

- Môi trường trường học và các tổ chức trước tuổi đi học

Vườn trẻ, nhà mẫu giáo là những nơi đứa trẻ thực hiện hoạt động vui chơi, học tập bước đầu, giao tiếp và dần hình thành các mối quan hệ xã hội. Thông qua những trò chơi, những mối quan hệ đã hình thành tại đây, các đứa trẻ hoà nhập dần vào đời sống xã hội. ác cô giáo là những người hướng dẫn, khuyến khích những hành vi đúng hoặc điều chỉnh, phạt những hành vi làm sai. Tuy nhiên, với trẻ em nhiễm HIV ở lứa tuổi dưới 6 tuổi, việc đi học của các em gặp bị phản đối rất gay gắt nên ảnh hưởng tới quá trình phát triển của các em ở giai đoạn tiếp theo.

Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của các cá nhân là học tập. “Các cá nhân thu nhận các kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội, các kiến thức văn hoá chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Những kiến thức đó sẽ phục vụ đắc lực cho việc thực hiện những vai trò mà cá nhân cần phải đóng trong tương lai” [Phạm Tất Dong, 2010]. Do vậy, đƣợc đi học là nhu cầu thiết yếu của trẻ em nhiễm HIV/ IDS để các em có đƣợc kiến thức, kỹ năng, học vấn phổ thông làm nền tảng cho cuộc sống khi trưởng thành, đặc biệt với trẻ nhiễm HIV tại các trung tâm bảo trợ xã hội. ồng thời, khi trẻ có HIV đến trường đi học, các em cũng có tác động ngƣợc trở lại với hệ thống giáo dục bao gồm thầy cô, bạn bè, nội dung hoạt động giáo dục, cách thức thực hiện các hoạt động này.

- M i trường các nhóm thành viên

ối với trẻ nhiễm HIV, môi trường các nhóm thành viên giúp các em hòa nhập xã hội. ác em tham gia vào các nhóm bạn bè của mình tại nơi ở và đặc biệt nhóm bạn tại trường học rất quan trọng trong quá trình các em học tập, vui chơi.

Trong quá trình này, các em học hỏi, chia sẻ với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Vì vậy trong quá trình tìm hiểu quá trình hòa nhập học đường của trẻ, chúng ta cần quan tâm tới nhóm bạn của trẻ nhiễm HIV, mối quan hệ của trẻ trong nhóm.

- Môi trường thông tin đại chúng

Trong quá trình tìm hiểu về sự hòa nhập của trẻ nhiễm HIV tại trường học, chúng ta xem xét các hoạt động truyền thông đƣợc tổ chức trong cộng đồng, tại trường học về HIV/ IDS, tác động của các hoạt động này tới giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp trẻ nhiễm HIV hòa nhập và các thầy cô giáo, bạn bè của trẻ tại trường học đón nhận, chấp nhận trẻ là một thành viên. Một số các chương trình truyền hình đã thực hiện các phóng sự về quá trình gian nan khi đến trường của trẻ có HIV, mơ ước của trẻ… và thông qua chính các chương trình đó cũng tác động rất lớn tới nhận thức của cộng đồng, giúp cho quá trình hoà nhập vào trường học cũng nhƣ cộng đồng của trẻ có HIV có những tiến bộ đáng kể hơn.

- Vấn đề phân đoạn quá trình xã hội hóa

Theo cách phân đoạn của G.Mead: theo ông kết quả của quá trình xã hội hoá là một nhân cách gồm hai thành phần là tôi, cái tôi chủ động “I” và cái tôi bị động

“Me”. Quá trình này bao gồm ba giai đoạn:

+ Bắt chước: một số trẻ ở trường học có thể chưa hiểu HIV/ IDS là gì nhưng khi nghe bố mẹ dặn dò, nói “ on không đƣợc chơi với chúng nó, phải tránh xa nó ra, nó là đồ SID ”… thì trẻ cũng có những hành vi, lời nói tương tự với trẻ có HIV là “đồ SIDA”…

+ óng vai: ở giai đoạn này đứa trẻ đã bắt đầu nhận biết đƣợc là có những hành vi tương ứng với các vai trò nhất định.

+ Trò chơi: ở trường học, quá trình hòa nhập của trẻ em nhiễm HIV được xem xét qua những hoạt động vui chơi của trẻ tại trường, với bạn bè cùng lớp, cùng trường của mình.

Theo lý thuyết xã hội hoá, sự hoà nhập, sự thích ứng của trẻ em nhiễm HIV/ IDS với môi trường học đường, với học sinh, thầy cô giáo trong trường học được thực hiện thông qua các cấp độ khác nhau của tương tác xã hội. Mức độ thích ứng, hoà nhập giữa trẻ em nhiễm HIV với thầy cô, bạn bè chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến sự khác biệt về vai trò, ở tiểu văn hoá, đặc trƣng về tâm lý, hoàn cảnh riêng biệt, đặc biệt là khác biệt về hệ giá trị [Phạm Văn Quyết, 2017:85].

Kết quả cuối cùng của quá trình xã hội hoá là sự hoà nhập/hội nhập của cá nhân vào đời sống xã hội để trở thành thành viên của xã hội [Phạm Văn Quyết, 2017: 96]. Quá trình xã hội hoá của trẻ em nhiễm HIV/ IDS khó khăn, phức tạp hơn với các nhóm trẻ không có HIV. ể hoà nhập thành công, để được trường học chấp nhận và trở thành thành viên của trường học thì từ phía trẻ em nhiễm HIV cần chủ động, tích cực học hỏi tiếp nhận các giá trị, các kinh nghiệm xã hội giúp các em khắc phục thiệt thòi, đồng thời trường học cũng cần tạo các điều kiện thích hợp để trẻ em nhiễm HIV có thể tiếp nhận đƣợc các giá trị, các kinh nghiệm xã hội của thầy cô, bạn bè trong trường để các em có thể tự tin khi trưởng thành [Phạm Văn Quyết, 2017: 100]. ồng thời, sự tham gia học tập hoà đồng của trẻ em nhiễm HIV/ IDS trong môi trường học đường cũng góp phần tạo ra sự thay đổi, thích ứng của thầy cô giáo, bạn bè là những người không có HIV, giúp hình thành môi trường học đường tôn trọng sự đa dạng.

Như vậy, lý thuyết tương tác xã hội và xã hội hoá là cơ sở cho việc nhìn nhận kết quả của quá trình xã hội hoá của trẻ em nhiễm HIV trong trường học chính là sự hoà nhập của các em vào trường học và mức độ hoà nhập của trẻ em nhiễm HIV như thế nào do kết quả tương tác của các em với bạn bè, thầy cô giáo là người không nhiễm HIV trong trường học.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)