HƯƠNG 3: NHU ẦU VÀ THỰ TR NG TIẾP ẬN GIÁO DỤ , HOÀ NHẬP HỌ ƢỜNG Ủ TRẺ EM NHIỄM HIV/ IDS TRÊN Ị B N
3.3. Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm HIV/ IDS tại Hà Nội
3.3.2. Tình hình đi học của trẻ nhiễm HIV tại Hà Nội
Khảo sát 232 trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi, đối chứng giữa nhóm trẻ có HIV và không có HIV về tình trạng đi học hiện nay có kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.7: Tình hình đi học của trẻ em có HIV và nhóm đối chứng Tình trạng
Trẻ em Tổng
Nhiễm HIV ối chứng
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
ó đi học 113 97,4 116 100 229 98,7
Không đi học 3 2,6 0 0 3 1,3
Tổng 116 100 116 100 232 100
[Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án]
Tại thời điểm khảo sát, đa số trẻ em đều đang đi học (98,7%), tuy nhiên tỷ lệ trẻ nhiễm HIV đi học ít hơn, tỷ lệ tương ứng 97,4% trẻ em nhiễm HIV so với 100% trẻ em ở nhóm đối chứng. hỉ có 1,3% trẻ em không đi học là 03 trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm 02, trong đó có 02 trẻ em nam và 01 trẻ em nữ, 2 trẻ em 16 tuổi và 01 trẻ em 17 tuổi. Số trẻ
62.1% 100.0% 100.0% 100.0%
40.0% 68.4% 100.0% 0.0%
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
100.0%
120.0%
Tiểu học THCS THPT Trung cấp
Cộng đồng 1 Cộng đồng 2
em này đều đã hoàn thành chương trình học TH S; không tiếp tục học lên trung học phổ thông mà ở lại tại trung tâm hỗ trợ cho các cán bộ chăm sóc các em, học nghề.
Những số liệu nhƣ trên có thể coi là một tín hiệu vui trong bức tranh tổng quan về tình hình đi học của trẻ em có HIV tại Hà Nội. Theo đó, hiện nay số trẻ em có HIV đều được đi học, không bị các cơ sở giáo dục từ chối đến trường như những năm trước đây. ể có được chuyển biến tích cực trẻ em được đi học như hiện nay là cả một quá trình dài vận động, vƣợt qua nhiều định kiến, kỳ thị của cộng đồng của các cơ quan hữu quan.
Trẻ em có HIV đang sống tại Trung tâm 02 chính thức đƣợc đi học từ năm 2005. on đường học chữ của các em vô cùng gian khó, có bao nước mắt và cả nỗi sợ hãi đeo bám. Trưởng phòng hăm sóc trẻ tại Trung tâm cho biết: “Khi đó Trung tâm có 05 cháu từ 06 tuổi trở lên, thậm chí có cháu đã 09 tuổi nhưng kh ng được đi học nên Trung tâm có liên hệ với trường Tiểu học Yên Bài để các cháu được đến trường. Tuy nhiên, đề nghị này lập tức bị bác bỏ do phụ huynh có con em theo học ở trường này kh ng chấp nhận. Khi cho các cháu ra cộng đồng học, các cháu đã bị phụ huynh chặn ở cổng trường kh ng cho vào hoặc các cháu vào được lớp thì bị bế ra ngoài, phụ huynh còn lần lượt chuyển con em mình đến các trường khác theo học”. (PVS, nữ, 35 tuổi, Trung tâm 02)
Những đứa trẻ nhiễm HIV sống biệt lập tại Trung tâm vừa có niềm hân hoan, vui sướng được đến trường, được vui chơi, được học tập cùng bạn bè cùng trang lứa thì ngay lập tức bị dập tắt trước sự phản đối gay gắt, quyết liệt của một số phụ huynh Trường Tiểu học Yên Bài (Trường Việt Mông). ác em đối mặt với nỗi sợ hãi và niềm vui ngày đầu tiên đến trường đã trở thành nỗi ám ảnh số trẻ em ở Trung tâm cho đến tận bây giờ. "H m ấy là đ ng nhất. Họ ngồi, đứng kín cả cổng trường với lớp học. Rồi họ chửi, mắng và đòi kh ng cho chúng cháu học chung với các bạn nữa. Sợ quá nên cháu mới khóc. Từ ngày vào trung tâm tới nay, đó là kỷ niệm buồn nhất của cháu” (PVS, nữ , 23 tuổi, Trung tâm 02).
Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm quyền được học tập cho các trẻ em có HIV tại Trung tâm, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Yên Bài đã cử cô giáo TT vào Trung tâm trực tiếp dạy. ác em được học theo chương trình 175 tuần của Bộ Giáo dục - ào tạo đã quy định. Ngoài học văn hóa, các em đƣợc tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, viết báo tường … Kể từ đó cho đến nay, trẻ em khối Tiểu học vẫn tiếp tục học tại Trung tâm và chỉ đến Trường vào giờ chào cờ ngày thứ hai hàng tuần. Riêng đối với trẻ em lớp 5 đã được nhà trường cho phép sau khi chào cờ xong được ở lại trường học vào thứ hai hàng tuần. Mong muốn cho tất cả trẻ có HIV tại Trung tâm 02 được học ở trường bình thường như tất cả các trẻ em khác,
không phải học các lớp riêng tại Trung tâm, nhƣng đó vẫn chỉ là mong muốn, là nguyện vọng của các em.
So với cấp Tiểu học, số trẻ ở Trung tâm 02 vào học Trường Trung học cơ sở Yên Bài B đã có nhiều tín hiệu vui cùng chuyển biến tích cực hơn. Một bước tiến lớn so với trẻ em khối Tiểu học là trẻ em của Trung tâm được học tại trường như tất cả trẻ em không có HIV khác. Tuy đã được đến trường nhưng các em vẫn phải học ở lớp học riêng, không được học chung lớp tất cả số trẻ em bình thường khác. Số trẻ em này vẫn bị cách ly với cộng đồng. Như vậy, con đường học tập, giao lưu với cộng đồng đối với số trẻ em bậc TH S có HIV vẫn vấp phải nhiều rào cảm khác.
Năm học 2010 - 2011, Trường TH S Yên Bài B nhận 05 trẻ có HIV đầu tiên vào học tập tại trường đã khiến thầy Hiệu trưởng NT khá lo lắng. ái khó nhất với Ban giám hiệu là tránh được “vết xe đổ” của Trường Tiểu học Yên Bài đã gặp trước đó. Thầy đã chia sẻ “Kh ng như cấp Tiểu học chỉ một giáo viên có thể dạy tất cả các m n cho học sinh. Nhưng ở cấp THCS, có đến tám, chín m n học và cần chừng ấy giáo viên. Việc mở lớp tại Trung tâm khiến số lượng giáo viên vốn đã thiếu nay lại càng thiếu trầm trọng. Thêm nữa, số giáo viên này phải dạy cả hai nơi, đi lại bốn đến năm cây số từ trường đến Trung tâm nên s rất vất vả. Vì thế, giải pháp tốt nhất vẫn là đưa học sinh nhiễm HIV đến học tại trường. Tuy nhiên, mới chỉ nghe trong số học sinh nhập học có 05 em nhiễm HIV, nhiều phụ huynh đã tá hỏa đến trường thắc mắc” (PVS, nam, THCS Yên Bài B).
Do vậy, với sự vào cuộc của Sở Giáo dục và ào tạo TP Hà Nội, Ủy ban nhân dân xã Yên Bài, Trung tâm Phòng chống HIV/ IDS, Ban Giám hiệu, Ban Giám đốc Trung tâm với nhiều hoạt động học tập kinh nghiệm, trại hè, hội thảo…
trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm 02 đã được đi học tại Trường TH S Yên Bài B, nhưng học sinh vẫn phải học lớp riêng dù chỉ có 5 đến 9 học sinh.
Năm học 2015 - 2016, Trung tâm có 03 học sinh (trong tổng số 07) trong độ tuổi trung học phổ thông được đi học tại trường THPT Ba Vì và có 01 em đi học nghề tại Trường Trung cấp nghề Việt - Hung.
Số trẻ em có HIV ở Trung tâm gặp khó khăn là vậy, nhƣng ngay với trẻ em có HIV sống cùng gia đình ở cộng đồng, thì việc đến trường cũng không đơn giản như trẻ em bình thường khác. Với trường hợp của chị NTH (nhóm Bồ âu - nhóm tự lực của người có HIV) có con đến tuổi đi học, nhưng không cơ sở giáo dục nào tiếp nhận, kể cả trường Trường tiểu học Hạ ình (quận Thanh Xuân) là nơi con chị theo học đúng tuyến. hị gặp phải khó khăn là sự phản ứng mạnh mẽ của chính phụ huynh học sinh. hị tiếp tục gõ cửa nơi khác, đã vƣợt qua rất nhiều gian khó, cực nhọc để thuyết phục Trường tiểu học Khương ình (quận Thanh Xuân) tiếp nhận
con trai chị vào học như những học sinh bình thường khác. Trường hợp của chị là số ít trong số học trò may mắn. háu đƣợc đến lớp học chung cùng các trẻ em khác và lên cấp 2, cháu cũng may mắn không gặp phải khó khăn khi đến trường, trở thành một thành viên của lớp học chung theo đúng tuyến.
ũng có trường hợp con đến tuổi đi học, nhưng hàng xóm biết bệnh của bố mẹ và nghi ngờ con cũng bị lây nên các bậc phụ huynh đã phản đối quyết liệt nhà trường nhận cháu vào học. Không còn cách nào khác, bố mẹ cháu tránh bị phát hiện đã phải gửi con sang ông bà để cho cháu được đi học bình thường.
Thực tế cho thấy với sự nỗ lực rất cao của các cơ quan hữu quan, hệ thống pháp luật, chính sách đã được triển khai mạnh mẽ. Theo đó, con đường tới trường của số trẻ em có HIV cũng vì thế bớt phần nào sự khó khăn hơn. Việc đi học của trẻ em cũng đã đƣợc đảm bảo.
Kết quả nghiên cứu tình hình 113/116 trẻ có HIV đang đi học tại thời điểm hiện tại nhƣ sau:
Bảng 3.8: Tình hình đi học theo các cấp học của trẻ có HIV qua khảo sát tại Hà Nội
ấp học Trẻ tại Trung tâm 02 Trẻ tại ộng đồng Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Tiểu học 29 45,3 30 61,2 59 52,2
THCS 31 48,4 19 38,8 50 44,2
THPT 3 4,7 0 0 3 2,7
Trung cấp 1 1,6 0 0 1 0,9
Tổng 64 100 49 100 113 100
[Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài]
Nhìn vào bảng 3.5 cho thấy, trẻ em đƣợc khảo sát phần lớn đang học Tiểu học (chiếm tỷ lệ 52,2%), tiếp theo là trình độ trung học cơ sở (chiếm tỷ lệ 44,2%) và ở trình độ THPT (chiếm tỷ lệ 2,7%) và chỉ có 01 trẻ em sống tại Trung tâm 02 đang học Trường Trung cấp nghề Việt Hung.
Trẻ tại Trung tâm 02 theo học tại cả 4 cấp học, trong khi trẻ ở cộng đồng mới có trẻ học đến TH S. Tỷ lệ trẻ học khối TH S và tiểu học tương đương nhau tại Trung tâm 02, nhƣng trẻ khối tiểu học cao gấp đôi so với TH S ở nhóm trẻ HIV tại cộng đồng.
ể được đi học tại thời điểm này, ngoài việc trẻ chuyển trường, lớp do thay đổi cấp học thì một số em cũng đã phải chuyển trường vì lý do liên quan đến HIV.
Theo đó có 3 trẻ tại Trung tâm 02 và 06 trẻ tại cộng đồng thay đổi chỗ ở “ở quê chị mọi người đều biết nên chị lên Hà Nội kiếm việc làm, cho cháu đi học ở đây” (PVS, nữ, 32 tuổi, Hoàng Mai), 01 trẻ tại cộng đồng bị nhà trường cho nghỉ học khi biết
nhiễm HIV và 03 trẻ được gia đình chuyển trường để tránh cho con bị kỳ thị, xa lánh khi nhà trường và hàng xóm biết “khi chồng chị mất, mọi người xung quanh nghi ngờ, thấy chị và con cứ lảng lảng, chị biết ngay. Mình thì sao cũng được chứ tội cho trẻ con nên chị cho về ở với bác và ng bà, kh ng học ở đây nữa” (PVS, nữ, 33 tuổi, ống a).
Việc tiếp cận với hệ thống giáo dục của trẻ em đƣợc bắt đầu từ hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo để làm nền tảng cho việc chuẩn bị hành trang, kỹ năng cơ bản để bước vào tiểu học. Với trẻ em dưới 6 tuổi, theo quy định của iều lệ trường mầm non, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là “Tổ chức thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ào tạo ban hành”, nghĩa là giống nhƣ mọi trẻ em khác, các em đƣợc quyền đi nhà trẻ từ khi 3 tháng tuổi. Quy định là vậy, nhƣng trên thực tế các nhà trẻ công lập chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi và trường mầm non nhận trẻ từ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đối với trẻ có HIV, quyền này bị tiếp cận hạn chế với tỷ lệ là 24,4% (35/143) so với trẻ đối chứng là 100%.
Với các trẻ đƣợc đƣa vào nuôi dƣỡng tại Trung tâm 02 từ sơ sinh, các em đều không đƣợc đi học tại hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ngoài cộng đồng. ác em chỉ đƣợc nuôi dƣỡng tại Nhà Sơ sinh do các mẹ nuôi chăm sóc, không có các hoạt động giáo dục, dạy dỗ cho các em theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và ào tạo. ác em chỉ đƣợc chăm sóc y tế, nuôi dƣỡng, không có giáo viên dạy mầm non để dạy cho các em, cũng nhƣ các mẹ nuôi không đƣợc đào tạo để có thể thực hiện vai trò này.
Với 65 trẻ (bao gồm cả trẻ dưới 6 tuổi) sống ngoài cộng đồng, chỉ có 35 trẻ đã từng đƣợc đi học ở bậc mầm non, còn lại cũng gặp khó khăn khi tiếp cận do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một số trẻ do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ không có kinh phí cho con đi học. Bà nội của một trẻ nhiễm HIV 7 cho biết “bố mẹ nó mất hết rồi, có mình cái thân già này, hai bà cháu rau cháo nu i nhau chứ lấy tiền đầu mà đi học được. Bà đi chợ thì dắt cháu theo cùng, vậy th i. Bà cũng biết thiệt thòi cho cháu, nhưng hoàn cảnh nó vậy, làm thế nào được”.
hị T mẹ của L chia sẻ: “Chị kh ng cho con đi học mẫu giáo được vì có một thân một mình, một nách 2 đứa con nheo nhóc, chồng mất, làm gì d a được vào ai, ng bà già cả rồi, kh ng giúp gì được. Đi học thì phải có tiền, đây chạy ăn từng
bữa, lúc có lúc kh ng. Thế nên khi đi học c giáo cũng bảo con đuối, khó theo các bạn, vì có được học cái gì đâu, lấy ai dạy được bây giờ?”.
Một số gia đình khác lại gặp vấn đề nhà trường từ chối không nhận do lo sợ lây nhiễm cho những trẻ khác, không quản lý được và có thể ảnh hưởng đến việc đào tạo của nhà trường khi các phụ huynh khác biết “c giáo bảo th i chị th ng cảm, chị cho cháu ở nhà tr ng nom giúp, chứ giờ đến trường các c kh ng thể đảm bảo được, con nó còn nhỏ, nhỡ có vấn đề gì thì các c kh ng chịu trách nhiệm được, khi nào cháu lớn hơn, t ý thức được thì chúng em s nhận” (Mẹ trẻ nhiễm HIV 9 tuổi, Hà ông).
òn với 30 gia đình bảo mật tình trạng HIV, hoặc cũng không hề biết con bị bệnh thì các em vẫn được đến trường bình thường như các trẻ khác “Cháu có đi học mầm non, trường ngay gần nhà” (Mẹ trẻ nhiễm HIV 9 tuổi, an Phƣợng).
Con đường tới trường mầm non cũng không ít gian nan. Tại thời điểm khảo sát, 100% trẻ từ 3 đến dưới 6 tuổi ở cả hai địa bàn khảo sát đều chưa được đi học (6 trẻ ở Trung tâm 02 và 11 trẻ tại cộng đồng). Trong số 11 trẻ em tại cộng đồng, có 06 trẻ em đã từng được bố mẹ đưa đến trường mầm non học nhưng có trẻ em đã bị nhà trường từ chối ngay từ đầu; có trường nhận trẻ em đến học, nhưng lại bị giáo viên kỳ thị, phân biệt đối xử, không quan tâm, chăm sóc và chỉ sau một thời gian ngắn cũng từ chối cho trẻ đó đến lớp. Một người mẹ có con nhiễm HIV tâm sự:
“Nhà chị chả có ai tr ng, phải đưa đi lớp, cũng đã xác định từ đầu là khó khăn lắm, nhưng vẫn phải đưa con đi chứ kh ng biết làm thế nào. Chị biết cháu còn nhỏ, cũng sợ sơ ý mà lây cho các cháu khác nên đã báo cáo với Ban Giám hiệu và c giáo. Vì cháu còn nhỏ, chưa có ý thức, nên nhà trường đã kh ng đồng ý vì sợ lây truyền cho các cháu khác . Chị năn nỉ mãi, cuối cùng nhà trường vẫn cho đến lớp, nhưng chỉ được 2 h m là c giáo bảo chị đưa cháu về” (Nữ, 28 tuổi, Phú Xuyên).
Như vậy, trẻ em từ 6 đến dưới 18 tuổi được khảo sát đều đã được đến trường đi học, tuy nhiên so với trẻ ở nhóm đối chứng, trẻ em nhiễm HIV thiệt thòi và khó khăn hơn trong tiếp cận với trường học ở các bậc học khác nhau, đặc biệt từ bậc học mầm non.
3.3.3. Độ tuổi bắt đầu học tiểu học của trẻ em nhiễm HIV/AIDS
Theo Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học, trẻ em 6 tuổi bắt đầu học tiểu học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi đƣợc đi học với trẻ có HIV so với trẻ ở nhóm đối chứng nhƣ sau:
Bảng 3.9: Độ tuổi bắt đầu đi học tiểu học của trẻ em nhiễm HIV đối chứng với trẻ không có HIV
ộ tuổi
Trẻ em có V Trẻ em không HIV Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
6 90 77,6 116 100 206 88,8
7 17 14,6 0 0 17 7,3
8 7 6,0 0 0 7 3,0
9 1 0,9 0 0 1 0,4
10 1 0,9 0 0 1 0,4
Tổng 116 100 116 100 232 100
[Nguồn: Khảo sát từ nghiên cứu]
Từ bảng trên cho thấy có tổng số 88,8% trẻ em đƣợc khảo sát đi học đúng độ tuổi quy định của Luật giáo dục là 6 tuổi, trong đó xét theo tình trạng HIV tỷ lệ này tương ứng là 100% đối với trẻ không có HIV và chỉ có 77,6% ở trẻ em nhiễm HIV.
Riêng trong nhóm 90 trẻ nhiễm HIV đƣợc đi học đúng độ tuổi, số trẻ em ở cộng đồng chiếm 47.8%, số trẻ em sống tại Trung tâm 02 chiếm tỷ lệ 52,2%.
Nhƣ vậy, 22,4% trẻ nhiễm HIV bắt đầu đi học tiểu học muộn (từ 7 đến 10 tuổi), trong khi đó ở nhóm đối chứng tỷ lệ này là 0% . Bảng 3.9 cho thấy phổ biến nhất tình trạng trẻ nhiễm HIV 7 tuổi học lớp 1 (chiếm tỷ lệ 14,6% số trẻ nhiễm HIV), Tiếp đến, có 6% trẻ có HIV bắt đầu đi học khi 8 tuổi, thậm chí có 02 trẻ có HIV đến khi 9 - 10 tuổi mới đƣợc học lớp 1 và đều tập trung ở nhóm trẻ sống tại Trung tâm 02. Nghiên cứu cho thấy trẻ có HIV chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận giáo dục phổ cập đúng độ tuổi. Việc đi học muộn có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ em khi học tập cùng các bạn khác độ tuổi..
”Hầu hết các cháu bị nhiễm HIV ở Trung tâm đều được đi học, nhưng các cháu từ rất nhiều nơi chuyển đến, lại có những độ tuổi khác nhau cho nên khi các cháu được chuyển đến trung tâm mới có cơ hội để đi học, có cháu 9-10 tuổi chuyển đến trung tâm phải học lại từ lớp 1” (PVS, Nữ, cán bộ TT02).
ùng học lớp cấp tiểu học, nhƣng độ tuổi của số trẻ em có HIV rất khác nhau, thậm chí, xác định độ tuổi rất khó khăn khi giấy tờ không chuẩn”Các con bị nhiễm HIV ở đây một số cháu kh ng rõ lý lịch thậm chí các cháu còn kh ng nhớ được tuổi, cho nên rất khó khăn cho chúng t i trong việc chia lớp và tổ chức lớp học cho các cháu”. (PVS. Nữ cán bộ, Trung tâm số 02). Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau, nên một số em đi học chậm tuổi. á biệt có em đã 13- 14 tuổi nhƣng mới chỉ học lớp 2, lớp 3. Số trẻ em này bị bỏ rơi ngay từ nhỏ, nên khi vào Trung tâm các em mới các mẹ nuôi, cán bộ trong Trung tâm động viên, nên mới bắt đầu đi học. Vì đi học muộn, số trẻ em 9-10 tuổi mới bắt đầu vào học nên khả năng tiếp thu bài kém hơn. Thêm nữa, do có tâm lý lớn tuổi hơn mà học chung lớp với các bạn nhỏ tuổi nên các em này thường không tự tin trong vấn đề học tập, giao lưu, sinh hoạt chung.