Mối quan hệ xã hội của trẻ em nhiễm HIV với thầy cô giáo, bạn bè

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 113 - 125)

HƯƠNG 3: NHU ẦU VÀ THỰ TR NG TIẾP ẬN GIÁO DỤ , HOÀ NHẬP HỌ ƢỜNG Ủ TRẺ EM NHIỄM HIV/ IDS TRÊN Ị B N

3.4. Thực trạng hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/ IDS tại Hà Nội

3.4.2. Mối quan hệ xã hội của trẻ em nhiễm HIV với thầy cô giáo, bạn bè

Yếu tố đánh giá mức độ hoà nhập học đường tiếp theo là sự phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội của trẻ em nhiễm HIV/ IDS với các lực lƣợng giáo dục trong nhà trường: thầy cô giáo, bạn bè… Bởi đây là các tương tác xã hội giúp trẻ em thực hiện quá trình xã hội hoá, hoàn thiện và phát triển nhân cách, chứng tỏ trẻ là thành viên của trường học.

3.4.2.1. Mối quan hệ xã hội của trẻ em nhiễm HIV bạn bè

Kết quả nghiên cứu cho thấy 57,3% trẻ em đƣợc hỏi cho biết các em không có vấn đề gì trong mối quan hệ với bạn bè, tỷ lệ này lớn hơn ở nhóm trẻ không có HIV so với trẻ có HIV lần lƣợt là 33,6% và 23,7%.

Tuy nhiên, do sự kỳ thị và phân biệt đối xử, nên trẻ nhiễm HIV phải đối mặt với những vấn đề cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ với bạn bè và thầy cô giáo tại trường học. Trong tổng số 42,7% trẻ em đánh giá mình có vấn đề về trở ngại trong mối quan hệ với bạn bè thì 26,3% trẻ em có HIV nhận thấy có những khó khăn, trở ngại tâm lý đối với bạn bè cùng trang lứa so với 16,4% trẻ ở nhóm đối chứng. Kiểm định tương quan cho thấy, p = 0.002 < 0.005 và r = 0.2 > 0 cho thấy mối liên hệ tương đối chặt chẽ giữa tình trạng sức khoẻ với các vấn đề cảm xúc trong mối quan hệ với bạn bè của trẻ. “Khi học ở trung tâm thì em kh ng thấy có s phân biệt đối xử với các bạn vì các bạn đều là những trẻ bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, khi học lớp riêng thì em cảm thấy rõ bị phân biệt đối xử từ các bạn trong trường . Em rất buồn vì điều này”(PVS, trẻ nhiễm HIV, nữ, 14 tuổi, TT02 .

Bạn bè là một mạng lưới quan hệ xã hội cần thiết cho sự phát triển của mỗi trẻ em. Do vậy, 93,5% trẻ em đƣợc hỏi đều cho biết có chơi với nhiều bạn, còn 6,5% trẻ trả lời không có nhiều bạn chơi cùng, trong số đó 4,3% thuộc nhóm trẻ có HIV. Số lƣợng chƣa nói lên đƣợc chất lƣợng của sự hoà nhập trong các mối quan hệ bạn bè, quan trọng đối tƣợng bạn của trẻ là ai. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ rệt, thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.11: Đối tượng bạn bè của trẻ tham gia khảo sát (%) 0.0

5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0

Không ai nhiễm HIV

Phần lớn các bạn

không nhiễm HIV

Nhiễm HIV Phần lớn các bạn nhiễm HIV

Không phân biệt tình trạng HIV của các bạn 17.7

3.4

23.7

4.3

0.9 49.1

0.9 0.0 0.0 0.0

Trẻ nhiễm HIV Trẻ đối chứng

Biểu đồ 3.13 cho thấy 66,8% bạn bè của trẻ em tham gia khảo sát không nhiễm HIV, trong đó 49,1% thuộc nhóm đối chứng, chỉ có 17,7% thuộc nhóm trẻ có HIV và đều là trẻ em có HIV sống ở cộng đồng. Trong tổng số 23,7% trẻ em nhiễm HIV chỉ có bạn là trẻ giống nhƣ mình, tất cả đều thuộc nhóm trẻ em có HIV đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng tại TT02.

Nhƣ vậy, sự khác biệt rất lớn trong chính nhóm trẻ có HIV, trẻ em sống tại cộng đồng. Số trẻ em đƣợc hoà nhập cùng bạn bè đồng trang lứa, không bị kỳ thị, hay bị phân biệt đối xử, khi hầu hết bạn bè đều là trẻ em không có HIV. Sở dĩ nhƣ vậy vì các em đƣợc gia đình bảo mật thông tin tình trạng bệnh, đƣợc học tập bình thường như các bạn không có HIV khác“Cháu chơi hoà đồng với các bạn, bà chỉ nhắc cháu là con c n thận, chơi với các bạn nhưng kh ng được chạy nhảy mạnh, tránh va chạm với các bạn” (PVS, nữ, 68 tuổi, bà nội trẻ có H, ống a).

Trong khi đó, nhóm trẻ tại TT02 mang tính đặc thù. Người dân tại cộng đồng, nhà trường, các bạn ở trường đều biết tình trạng sức khoẻ của các em, nên sự kỳ thị lại càng nhiều hơn. Phần lớn trẻ em đều có bạn bè thân thiết, nhƣng là những trẻ em ở cùng Trung tâm “Bạn của con chủ yếu là các bạn ở trung tâm th i, con không có bạn ở bên ngoài, con cũng có mấy người bạn thân, chúng con thường hay chơi với nhau” (PVS, trẻ nhiễm HIV, TT02, nữ, lớp 3 . PVS với cán bộ tại TT02 cũng đồng ý kiến“T i thấy các con ở đây đều có bạn và có mối quan hệ tốt với các bạn, các con thường hay chơi và tâm s với nhau, mặc dù kh ng phải là ruột thịt nhưng nhiều con yêu quý nhau lắm. Tuy nhiên, phần lớn bạn của các con đều là những con bị nhiễm HIV”. Tuy nhiên, sự kỳ thị từ bạn bè giảm đi rất nhiều theo thời gian kể từ khi trẻ em có HIV đƣợc đi học, học sinh cấp trung học cơ sở chấp nhận và chia sẻ với bạn bè nhiều hơn với trẻ khối tiểu học và đến THPT thì sự hoà đồng, chia sẻ giữa các em tại TT02 và các bạn ngoài cộng đồng cũng đƣợc cải thiện rõ rệt.

Kết quả khảo sát những vấn đề gặp phải với bạn bè ở trường học cho thấy, trong tổng số 116 trẻ em có HIV đƣợc phỏng vấn có 12% trẻ em có HIV tại TT02 và 4,3% trẻ em tại cộng đồng cảm thấy bị xa lánh, hắt hủi bởi bạn bè (trẻ không có HIV); trong khi ở nhóm trẻ đối chứng không có em nào gặp phải vấn đề này. ây là kết quả đáng mừng vì cho thấy sự hoà nhập của các em “các bạn chơi với em rất bình thường, cả hai bên đều đã được tập huấn để có thể t bảo vệ mình” (Nữ, 12 tuổi, TT02)

Nghiên cứu cũng cho thấy 14,6% cảm thấy không đƣợc tôn trọng ở nhóm trẻ có HIV so với 2,5% ở nhóm đối chứng. Tình trạng bị bạn bè trêu chọc, chế nhạo gặp phải ở nhóm trẻ có HIV nhiều hơn so với nhóm đối chứng, với tỷ lệ tương ứng là 16,3%

và 4,3%. “Ở trường là vậy nhưng chúng em lại bị các bạn trêu chọc trên đường đi học về. Các bạn ấy biết vì thấy chúng em đi từ trung tâm ra. Em tủi thân và suy nghĩ rất nhiều m i khi đi đường bị chỉ trỏ là “bọn HIV đấy!” (Nữ, 12 tuổi, TT02)

Nhƣ vậy, tỷ lệ trẻ có HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử của bạn bè không quá phổ biến tại thời điểm khảo sát. iều này cho thấy sự biến chuyển trong nhận thức, thái độ của bạn bè trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm 02 kể từ năm 2005 đến nay. Một chặng đường chục năm qua đã giúp cho các trẻ em hiểu và chia sẻ với chính các bạn bè nhiễm HIV của mình. ây là quá trình xã hội hoá lẫn nhau, học hỏi và tiếp thu những chuẩn mực và giá trị mới trong trường học. Thông qua quá trình tương tác, học hỏi lẫn nhau nên chính trẻ nhiễm HIV đã tác động đến môi trường học đường, tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ của thầy cô giáo và các bạn học sinh về hình ảnh của trẻ em nhiễm HIV.

Một thực tế trong quá trình quan sát, thảo luận nhóm với học sinh Trường THCS Yên Bài B, tác giả nhận thấy các em đã có sự hoà đồng, chia sẻ và giảm đáng kể sự kỳ thị với các bạn tại TT02 học cùng trường. ác em chia sẻ “Em vẫn chơi bình thường với các bạn. Em thương các bạn lắm, cứ phải học riêng một lớp. Sao các bạn kh ng học chung với chúng em có phải vui kh ng?” (PVS, nữ, học sinh lớp 7). ặc biệt, ngay trong lớp cũng nhƣ khi đi phỏng vấn tại gia đình, chúng tôi thấy chính các em lại là những tuyên truyền viên tích cực để thay đổi lại thái độ của chính cha mẹ mình “Bố mẹ em cứ bảo là em kh ng được chơi với các bạn ý, tránh xa ra kh ng thì lây, em chả thấy làm sao cả. Em bảo với bố mẹ em là các bạn ý bình thường, khoẻ mạnh, con muốn chơi cùng các bạn, bố mẹ đừng có nói như thế, khổ thân các bạn lắm” (PVS, nữ, học sinh lớp 8). Khi chúng tôi phỏng vấn mẹ của học sinh tại Trường TH S Yên Bài B về quan điểm và thái độ của phụ huynh về việc các em tại TT02 đƣợc học tập chung cùng lớp với các em khác “T i cũng thương chúng nó lắm, nhưng nhỡ làm sao thì ai thương chúng t i, ai thương con chúng t i, ai chịu trách nhiệm. Chúng nó học với nhau rồi lây sang con chúng t i, kh ng thể được nên th i thì đi học vẫn đi học, nhưng cứ riêng lớp ra, kh ng có tiếp xúc gì với nhau thì mới được” (Nữ, 40 tuổi, bán hàng tại nhà) và nghe mẹ trả lời vậy, chính con trai của phụ huynh này đã nói rằng“Mẹ ơi, đi học với nhau, chơi với nhau thì làm sao mà lây được, HIV kh ng lây truyền qua tiếp xúc bình thường đâu ạ, giờ mà mẹ còn nói vậy, con chịu mẹ lu n” (PVS, nam, học sinh lớp 7).

Với trẻ em có HIV sống tại cộng đồng bị tiết lộ thông tin, hay nghi ngờ có HIV, sự kỳ thị của bạn bè cũng lại nhiều hơn so với trẻ đã công khai một thời gian rất dài. Khi phỏng vấn một em gái đang học lớp 2, em ấy cho biết “các bạn cứ nói con, bảo con bị ết nên cạch xít con, kh ng cho con chơi cùng”. Trong khi đó với

một em trai học lớp 7 đã công khai ngay từ khi đi học vì mẹ em là một thành viên tích cực trong truyền thông tại cộng đồng về HIV, em cũng phải trải qua những sự kỳ thị từ khi đi học, nhƣng sự kỳ thị đã giảm đi nhiều khi các bạn cùng học không thấy có vấn đề gì khiến cho bạn bè lo lắng hay sợ hãi “hồi xưa các bạn cũng xa lánh, chả nói chuyện gì cả, em buồn lắm, nhưng giờ thì bình thường rồi, chúng em chơi với nhau, mấy đứa chúng em còn có cả đội chơi đế chế cùng nhau” (Nam, HS lớp 7, cộng đồng).

òn với trẻ chƣa công khai thì mối quan hệ của trẻ với bạn bè hoàn toàn bình thường, vui vẻ, thân thiện. Mẹ của học sinh nam lớp 5 chia sẻ: “Con chơi với bạn bè hoà đồng, vui vẻ lắm, kh ng có bất cứ vấn đề gì cả” (Nữ, 35 tuổi, an Phƣợng)

Tôi vẫn nhớ cảm xúc khi nói chuyện với bé L và mẹ của mình khi em chia sẻ về câu chuyện bị bạn bè kỳ thị ở trường, nghe giọng của em rất buồn khi nói ra điều này.

Nhƣ vậy, càng bậc học cao thì mối quan hệ của trẻ nhiễm HIV với các bạn không có HIV ở cùng lớp, cùng trường ngày càng được cải thiện.

3.4.2.2. Mối quan hệ của trẻ nhiễm HIV với thầy c giáo trong trường

Trong mối quan hệ với thầy cô giáo, phần lớn trẻ em đƣợc phỏng vấn cho biết các em không có vấn đề gì lo ngại, khó khăn, tỷ lệ học sinh phản ánh tình trạng này chỉ chiếm 13,8% ở nhóm trẻ có HIV và 5,6% ở nhóm trẻ đối chứng. Nhƣ vậy, sự hoà nhập trong mối quan hệ với thầy cô giáo ở trường học khá tốt ở nhóm trẻ khảo sát nói chung cũng nhƣ ở trẻ có HIV.

hia sẻ của một người mẹ có con nhiễm HIV đang học lớp 2 tại cộng đồng cho biết “Chị may mắn lắm khi ngay từ đầu con nhà chị đi mẫu giáo lúc cháu 3 tuổi đã kh ng bị c giáo kỳ thị mà rất yêu thương, tạo điều kiện vì khi cho cháu đi học chị cũng nói lu n với c là con em bị nhiễm nên nhờ c tr ng nom, để ý cháu hơn so với các bạn khác để cháu tránh nguy cơ có thể lây cho bạn nên c giáo rất vui vẻ, thậm chí còn bảo là cứ đưa cả 2 đứa ra đây chị tr ng cho vì nhà chị còn cháu bé nữa, mà đấy là trường c ng đó. Vậy nên trẻ có hoà nhập được hay kh ng là ở tấm lòng của c giáo” (PVS, mẹ trẻ có HIV, 35 tuổi, cộng đồng).

Lớp học của Trường tiểu học Yên Bài được mở riêng cho trẻ học tại Trung tâm đã có một số cô giáo của trường tình nguyện vào Trung tâm để dạy cho các em.

ây là niềm động viên, khuyến khích rất lớn đối với các em và đồng thời cho thấy tâm huyết, tình yêu thương và sự sẻ chia của các cô dành cho những học sinh rất thiệt thòi của mình. Tại thời điểm khảo sát, Trường tTểu học Yên Bài có 03 thầy cô giáo tự nguyện và đƣợc giao nhiệm vụ chuyên trách dạy cho trẻ em tại TT02, trong

đó người giáo viên gắn bó, yêu thương như một người mẹ thứ hai cho tất cả trẻ em có HIV tại TT ngay từ ngày đầu tiên, đó là cô giáo TT. Tính đến thời điểm khảo sát, cô T đã có 11 năm công tác ở trường tiểu học tại TT02. Trẻ em tại TT luôn gọi cô bằng “mẹ T” và dường như không còn khoảng cách giữa cô và trò. Ngoài giờ học, các em tíu tít, sà vào lòng cô để đƣợc vuốt ve, cƣng nựng.

ến cấp trung học cơ sở, trẻ em tại TT02 ra học bán hoà nhập; đƣợc các thầy cô giáo quan tâm, tuy nhiên kết quả phỏng vấn sâu đối với các em cho thấy có sự khác biệt trong thái độ và ứng xử của giáo viên đối với học sinh “Các c giáo ở trung tâm thì kh ng phân biệt đối xử với chúng em đâu, nhưng khi chúng em học ở lớp chung thì các c giáo cũng phân biệt đối xử với chúng em, nhìn chung là các thầy, cố giáo ít quan tâm hơn”. (PVS trẻ em bị nhiễm HIV).

Tại cộng đồng, từ khi trẻ em đi học lớp mầm non đến tiểu học, thái độ của cô giáo có phần kỳ thị “Khi c giáo biết chị có H, c giáo gọi điện lu n cho chị nói rằng em đừng nói cho người khác biết con em học trường này vì chỉ sợ các phụ huynh khác kh ng cho con đi học nữa.Thằng nhà chị đi học về cứ thấy buồn buồn, chị hỏi tại sao thì bảo con kh ng muốn ngồi một mình thế nên chị cũng hỏi c giáo sao lại cho cháu ngồi một mình như vậy thì h m sau về cháu bảo là c đã xếp một bạn khác ngồi cùng nhưng chị tìm hiểu thì hoá ra cháu đó cũng nhiễm, như thế thì cũng hiểu”. (PVS, mẹ trẻ có HIV, 35 tuổi, cộng đồng)

Nhƣ vậy, về cơ bản trẻ em có HIV đã có sự hoà nhập với thầy cô, bạn bè trong môi trường học đường, tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm trẻ có HIV với nhóm đối chứng; giữa trẻ em có HIV sống tại cộng đồng và trẻ em tại TT02 về mức độ hoà nhập trong các mối quan hệ xã hội này. àng có quá trình tiếp xúc, tương tác nhiều với trẻ nhiễm HIV, bạn bè và thầy cô giáo càng hiểu và giảm sự kỳ thị với trẻ nhiễm HIV, còn khi trẻ nhiễm HIV đƣợc bảo mật tình trạng sức khoẻ thì mối quan hệ của trẻ nhiễm HIV với thầy cô, bạn bè vẫn hoàn toàn bình thường, giống như tất cả các bạn không nhiễm HIV khác.

3.4.2.3. Trạng thái tâm lý của trẻ nhiễm HIV khi đi học

Sự hoà nhập trong trường học được đánh giá ở việc trẻ em nhiễm HIV/ IDS có cảm giác đƣợc thuộc về nhóm bạn bè cùng trang lứa, là một thành viên của lớp, của trường. Như các bạn đồng trang lứa, hầu hết trẻ em nhiễm HIV đều rất mong muốn được đến trường học tập, sinh hoạt, giao lưu bè bạn, rất vui vẻ, thích thú khi được đi học.

Bảng 3.15: Trạng thái tâm lý khi được đi học của trẻ em qua khảo sát tại Hà Nội Đơn vị: %

Tâm trạng

Trẻ em

Tổng (N=232) Nhiễm HIV

(n=116)

ối chứng (n=116)

1. Vui vẻ 77,6 80,2 78,9

2. Thích thú 43,2 50 46,6

3. Hạnh phúc 44 45,6 44,8

4. Thoải mái 50,8 38 44,4

5. Bình thường 21 29 25,0

6. Chán 13,8 6,0 9,9

Bảng 3.15 cho thấy số trẻ em đƣợc khảo sát đều có trạng thái tâm lý tích cực khi được đến trường với tâm trạng “vui vẻ” phổ biến nhất chiếm 78,9%. Ở tất cả các trạng thái tâm lý tích cực thì trẻ em đối chứng chỉ cao hơn không đáng kể so với trẻ có HIV. Kết quả này một lần nữa khẳng định đi học là nhu cầu và là quyền lợi thiết thực của mọi trẻ em, không phân biệt tình trạng sức khoẻ.”Con thấy đi học vui có nhiều trò chơi hơn ở nhà lại nhiều người nữa con thích được đi học, chứ ở nhà buồn lắm, đi học vui được chơi nhiều trò chơi hơn” (PVS trẻ bị nhiễm HIV, 10 tuổi, cộng đồng).

Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ em có HIV và nhóm đối chứng về những trạng thái tâm lý tiêu cực xuất hiện khi đi học.

Bảng 3.16: Tương quan giữa tình trạng HIV của nhóm trẻ em với các trạng thái tâm lý tiêu cực xuất hiện khi đi học

Đơn vị: %

Tâm trạng

Trẻ em

Tổng

(N=232) iá trị P Trẻ nhiễm

HIV (n=116)

Trẻ đối chứng (n=116)

1. Buồn chán 41,4 4,4 22,8 .000

2. Thất vọng 23,2 0 11,6 .000

3. Tự ti 36,2 3,4 19,8 .000

4. Mặc cảm 37 8,6 22,8 .000

5. Xấu hổ 35,4 5,2 20,3 .000

6. hán ghét bản thân 9,4 1,8 5,6 .010

7. Tức giận 11,2 9,4 10,3 .666

Nhìn vào kết quả khảo sát tại bảng 3.15 và 3.16 cho thấy một tín hiệu rất đáng mừng khi tỷ lệ trẻ em có những trạng thái tâm lý tiêu cực ít hơn so với tâm lý

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 113 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)