Trường hợp 02 – Trẻ nhiễm HIV tại cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 169 - 200)

HƯƠNG 4: M T S YẾU T ẢNH HƯỞNG ẾN TIẾP ẬN GIÁO DỤ , HÕ NHẬP HỌ ƢỜNG V GIẢI PHÁP Ể NÂNG O KHẢ NĂNG TIẾP ẬN GIÁO DỤ , HO NHẬP HỌ ƢỜNG Ủ TRẺ EM NHIỄM HIV/ IDS

4.5.2. Trường hợp 02 – Trẻ nhiễm HIV tại cộng đồng

* Th ng tin về trẻ:

L, nữ, 8 tuổi. Mẹ em tên là T, sinh hoạt tại nhóm Hoa Hướng Dương. Bố đã mất cách đây 3 năm, khi em đƣợc 5 tuổi. Em có một em gái 5 tuổi (không nhiễm HIV). Mẹ phải đi làm kiếm tiền (ban ngày đi xe ôm, tối bán nước trà đá vỉa hè) thuê nhà ở Hà ông nên mẹ đã gửi em sang sống cùng với gia đình bác ruột và ông bà ngoại tại ống a nhưng cả hai chị em thường hay bị bác đánh nên chỉ khi nào bị đánh “dã man” quá thì mẹ mới đƣa hai chị em về bên nhà. Ông bà ngoại đã hơn 70 tuổi nên cũng không giúp gì được nhiều, cũng không có người dạy dỗ con khi mẹ không ở bên cạnh thường xuyên.

L là một bé ngoan, hiền, lành tính, ít nói, dễ xúc động, ngoan ngoãn và lễ phép.

- L không biết rõ về tình trạng HIV của mình

Việc L nhiễm HIV chỉ trong gia đình nhà ngoại (ông bà, các bác) và cô chú bên nhà nội biết, còn lại đều dấu vì ngay cả việc bố mẹ của em là người nhiễm HIV thì cũng không công khai với mọi người xung quanh, chỉ duy nhất bà cô của bố em biết điều này. Khi bố L mất, lúc đó hàng xóm láng giềng bán tín bán nghi về việc bố L nhiễm HIV. Bản thân mẹ L cũng không hề biết mình và L nhiễm HIV khi sinh (do đẻ tại trạm xá), mà phải tới khi sinh N (em L), đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đƣợc xét nghiệm mới biết.

L cũng chỉ biết bị bệnh và phải uống thuốc nhƣng em không biết bệnh của mình cụ thể là nhƣ thế nào vì cả gia đình đều dấu và giữ cho L. Hàng ngày L tự uống thuốc, nhƣng một điều rất đáng lo ngại cho L là mẹ không duy trì cho con đi lấy thuốc đều đặn, có tháng bỏ không đi lấy thuốc uống. Việc không tuân thủ quy trình điều trị RV vô cùng nguy hiểm đến tình trạng sức khoẻ của trẻ. Ngay bản thân chị T mẹ của L cũng trong tình trạng bỏ thuốc mấy tháng nay và khá chủ quan là sức khoẻ vẫn bình thường.

* Quá trình đi học và hoà nhập tại trường của L

Do hai bố mẹ đều nhiễm HIV nên khi bố L mới chết thì mọi người xung quanh lờ mờ nghi ngờ. Ngày sau hôm bố L mất, một số bạn hàng xóm đƣợc mẹ của L cho đồ ăn thì khi về các bé bị ông bà, bố mẹ chửi mắng. hính vì thế, khi mẹ L cho đi học thì bị phụ huynh phản đối và nhà trường cũng có ý kiến nên mẹ L cho L sang ông bà ngoại học, còn mẹ vẫn ở nhà cũ để đi kiếm tiền về nuôi hai chị em.

Ông bà của L cũng già rồi nên không thể lo cho hai chị em L

L không đƣợc đi học mẫu giáo vì mẹ không có tiền để cho L đi học. L chỉ ở nhà với mẹ, với ông bà và do hoàn cảnh gia đình nên gia đình cũng không có ai dạy

cho em các kiến thức tiền tiểu học nên khi đi học L gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức.

L đã được chuyển trường từ khu vực nhà của bố mẹ ở về nhà bác, ở với ông bà tại phường khác vì khi ở trường cũ L bị các bạn bè trêu chọc, thậm chí bạo lực. L kể rằng “con đến lớp các bạn cứ trêu với đánh con, bảo con Si đa, cạch xít không chơi với con”

- Vị trí ngồi học:

Ở lớp của L, thông thường cô giáo xếp 2 bạn ngồi một bàn chung với nhau, nhƣng riêng với L , cô cho ngồi L ngồi ở bàn đầu, một mình một bàn ( hỉ cô giáo của L và Ban Giám hiệu Nhà trường biết tình trạng sức khoẻ của L).

- Tình hình kết quả học tập:

L hiện đang học lớp 2D trường Tiểu học … ( ống a). Em đã phải học lại năm lớp 1 nên năm nay mới lên lớp 2, còn thực tế ở độ tuổi này nhƣ các bạn khác em đang học lớp 3. Theo mẹ L chia sẻ: “c giáo bảo con học đuối quá, kh ng theo kịp các bạn, nếu cho lên lớp thì phải học đuổi, nhưng như vậy thì khổ cho con quá”, vậy nên mẹ L quyết định cho con học lại lớp 1 cho chắc và nhờ cô giáo hỗ trợ thêm cho con.

Ở lớp, L học tốt nhất môn chính tả, thích học tập làm văn, nhƣng không thích học môn toán. Học lực của L đạt trung bình.

- Mối quan hệ của L với các bạn:

L rất muốn chơi cùng với các bạn nhƣng các bạn không chơi với L. ến giờ ra chơi, các bạn chơi với nhau còn L phải chơi một mình. Buổi trƣa ăn bán trú nhƣng các bạn cũng không cho L ngồi ăn cùng.

* Vấn đề gặp phải của L:

- Kết quả học tập của L chưa được tốt lắm, bị lưu ban năm lớp 1 do gia đình không có ai chăm lo, hỗ trợ việc học của L. L bị các bạn ở lớp xa lánh, kỳ thị nên L rất buồn, mặc cảm. Việc uống thuốc RV của L không đƣợc đảm bảo do mẹ L thỉnh thoảng hay quên việc đƣa L đi lấy thuốc.

- Nhu cầu của L: đƣợc học tập, vui chơi vui vẻ cùng các bạn.

- Nhu cầu của L và mẹ muốn có gia sƣ để kèm cặp, dạy dỗ thêm cho L để em có thể theo được chương trình học tập ở lớp.

* Biện pháp h trợ L:

- Tác giả đã thành lập một nhóm sinh viên khoa TXH trường HSP Hà Nội thực hiện hoạt động gia sƣ tình nguyện tại nhà cho L. Nhóm có 03 sinh viên tình nguyện thực hiện gia sƣ cho L 3 buổi/tuần tại nhà của bác L.

Hoạt động hỗ trợ L trong học kỳ 2 của năm lớp 2 với kết quả L học tập tiến bộ, đạt học lực khá, hoàn thành chương trình học lớp 2.

Ngoài gia sư học tập, các bạn sinh viên tình nguyện còn thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở L việc uống thuốc để đảm bảo sức khoẻ; chia sẻ các vấn đề ở lớp, ở trường với L; trao đổi với ông bà và bác của L về việc đảm bảo an toàn, chống lây nhiễm chéo trong quá trình chăm sóc, giúp L duy trì uống thuốc đều đặn.

Tuy nhiên, năm học lớp 3, hoạt động thiện nguyện không thể tiếp tục nữa do mẹ của L bị bắt và bác L nói rằng sẽ gửi L lên Trung tâm 02 nên không cần dạy cho L nữa.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, trẻ em nhiễm HIV rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ một cách toàn diện để các em có sức khoẻ ổn định, học tập hoà nhập và chuẩn bị cho hành trang cuộc sống của bản thân. ác em không chỉ cần đƣợc hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ, mà còn cần được chia sẻ, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn học tập. Do đó, một hệ thống hỗ trợ toàn diện với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, các lực lƣợng khác nhau là vô cùng cần thiết để thực hiện việc tiếp cận giáo dục và hoà nhập học đường cho trẻ em nhiễm HIV/ IDS.

Tiểu kết chương 4:

Qua phân tích tại chương 4 cho thấy có hai hệ thống: cấu trúc (cộng đồng, xã hội, gia đình, nhà trường) cũng tương ứng là các môi trường xã hội hoá (xã hội, gia đình, nhà trường, bạn bè) và hệ thống cá nhân (các đặc điểm cá nhân của trẻ em nhiễm HIV) là những yếu tố ảnh hưởng theo cả hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực đến đến quá trình tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV.

- Yếu tố cộng đồng, xã hội: ây là yếu tố tác động của hệ thống pháp luật, chính sách về giáo dục, Luật phòng chống HIV, truyền thông đại chúng, theo đó trẻ em nhiễm HIV có đủ mọi quyền để đƣợc tiếp cận với giáo dục và đã đƣợc đảm bảo việc đến trường, đi học theo từ cấp tiểu học, TH S, THPT, trung cấp. Các em được nhận các chính sách hỗ trợ về y tế, học phí cho việc tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên, quá trình thực thi các quy định của Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống HIV/ IDS còn chƣa triệt để nên chƣa đảm bảo đƣợc quá trình hoà nhập của trẻ em nhiễm HIV vào trường học với các trẻ em không nhiễm HIV, thầy cô giáo. hính vì vậy, trẻ em nhiễm HIV tại TT02 vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi phải học lớp riêng tại Trung tâm (khối tiểu học), lớp riêng tại Trường TH S Yên Bài. Tuy cũng đã có nhiều cải thiện trong truyền thông về HIV/ IDS như tài liệu truyền thông của Bộ Giáo dục, những chương trình truyền hình thực tế cho thấy cuộc sống của trẻ em nhiễm HIV, tuy nhiên những ám ảnh trong truyền thông về cái chết khi nói đến HIV/ IDS đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người dân trong cộng đồng nên ảnh hưởng chung đến quá trình tiếp cận và hoà nhập vào trường học của trẻ nhiễm HIV tại Hà Nội.

- Yếu tố môi trường trường học: Nhà trường, thầy cô giáo, bạn bè có tác động đến quá trình xã hội hoá lẫn nhau của trẻ, điều hoà mối quan hệ của trẻ em trong trường học trong mối tương tác với thầy cô giáo, bạn bè, giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời cũng tạo ra sự tác động ngược trở lại với môi trường trường học, giúp thầy cô, bạn bè chấp nhận, tôn trọng sự đa dạng, tôn trọng quyền của trẻ em nhiễm HIV trong trường học. Kết quả nghiên cứu cho thấy với trải nghiệm từ quá trình học tập với trẻ em nhiễm HIV, một bộ phận thầy cô giáo và học sinh trong trường đã hiểu, chia sẻ và đối xử thân thiện với trẻ em nhiễm HIV. Tuy nhiên, những lo sợ về nguy cơ lây truyền HIV trong trường học của thầy cô giáo đã khiến cho các thầy cô thể hiện sự kỳ thị và đối xử không bình đẳng với trẻ em nhiễm HIV khi đi học.

- Yếu tố môi trường gia đình: nhận thức, thái độ của cha mẹ trẻ em nhiễm HIV và không nhiễm HIV có tác động đến quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm HIV. Lo sợ lây truyền là yếu tố tâm lý mạnh mẽ nhất khiến cho phần lớn các bố mẹ của trẻ không nhiễm HIV muốn trẻ em nhiễm HIV học riêng lớp, riêng trường để

cách ly với con cái mình. Nhƣng bên cạnh đó, một bộ phận các bố mẹ cũng đã giảm dần sự kỳ thị khi chứng kiến sự lớn lên, học tập của trẻ em nhiễm HIV khi đi học cùng với con cái của họ mà không xảy ra bất cứ các vấn đề lo ngại về mất an toàn.

ồng thời, với bố mẹ, người chăm sóc của trẻ em nhiễm HIV thì những yếu tố liên quan đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sự chăm sóc, đầu tƣ, quan tâm của gia đình, người chăm sóc đến trẻ nhiễm HIV cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập, tới tình trạng sức khoẻ và quá trình hoà nhập của các em khi tới trường.

- ặc điểm của bản thân trẻ nhiễm HIV: với những tiến bộ trong điều trị RV, chăm sóc sức khoẻ đã khiến cho trẻ em nhiễm HIV có thể đi học bình thường như các trẻ em khác. Tuy nhiên, những tác dụng phụ của RV, sức đề kháng suy giảm cũng đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp thu bài của trẻ em nhiễm HIV hạn chế hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tiếp theo đó, việc công khai tình trạng HIV của trẻ với người xung quanh, tâm lý khi biết trình trạng sức khoẻ của mình, độ tuổi của trẻ, nơi trẻ sinh sống cũng đã tác động đến quá trình tiếp cận và hoà nhập của các em. hính vì thế, những trẻ bảo mật thông tin HIV, sống tại cộng đồng, trẻ ở độ tuổi càng lớn thì đảm bảo sự tiếp cận trường học và hoà nhập với thầy cô, bạn bè tốt hơn so với trẻ nhiễm HIV nhƣng đã công khai tình trạng HIV, sống tại Trung tâm, độ tuổi nhỏ.

Do đó, việc phát huy các điểm tích cực, khắc phục những tồn tại từ các môi trường xã hội hoá trên một cách hệ thống, toàn diện là rất quan trọng để đảm bảo quá trình tiếp cận giáo dục và hoà nhập học đường cho trẻ em nhiễm HIV/ IDS tại Hà Nội.

Một hệ thống các giải pháp can thiệp, hỗ trợ trên cơ sở tham khảo các mô hình trợ giúp, xuất phát từ thực tế để giải quyết những rào cản trên nhằm đảm bảo quyền học tập bình đẳng, hoà nhập cho trẻ em nhiễm HIV/ IDS tại Hà Nội đã đƣợc đề xuất. Từ đó, tác giả đã phân tích 02 trường hợp điển cứu với 02 trẻ em nhiễm HIV tại TT02 và tại cộng đồng để thấy được quá trình học tập hoà nhập và những rào cản ảnh hưởng tới quá trình hoà nhập của các em. Một số biện pháp can thiệp, hỗ trợ trực tiếp cho 02 trẻ đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên chƣa thể triệt để. Do vậy, nếu có đội ngũ nhân viên TXH đƣợc đào tạo, làm việc bài bản để quản lý ca, can thiệp, hỗ trợ trực tiếp cho 02 trẻ trong một thời gian dài thì sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

ẾT LUẬN V UYẾN N Ị 1. ết luận

Do tính chất bảo mật thông tin về trẻ em nhiễm HIV nên việc khái quát tình hình trẻ em nhiễm HIV/ IDS tại Hà Nội rất nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, số lượng trẻ em nhiễm HIV dưới 18 tuổi là 150 trẻ, chiếm 0,68% số lượng người nhiễm HIV còn sống năm 2019. Số trẻ nhiễm HIV tập trung nhiều nhất tại huyện Ba Vì vì đây là nơi có Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 02 thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ em nhiễm HIV tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên, số liệu thống kê của Sở Y tế chỉ bao gồm những trẻ em có hộ khẩu tại Hà Nội. Do vậy, số liệu trẻ em nhiễm HIV trong khảo sát của luận án với số liệu của Sở Y tế một phần khác biệt do nghiên cứu điều tra toàn bộ trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm GDL XH 02.

ũng giống như tất cả mọi trẻ em bình thường khác, em nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội đều có nhu cầu được đi học, mong muốn sâu sắc được đến trường, được tham gia các hoạt động tại trường mà không có bất kỳ sự kỳ thị hay phân biệt đối xử nào bởi đó là cách thức giúp trẻ đƣợc học tập, phát triển năng lực, trí tuệ cũng nhƣ tương tác với bạn bè, thầy cô, được vui chơi, thoải mái, phòng ngừa sự mặc cảm và khích lệ trẻ cảm thấy bình thường như những trẻ khác. ây là nhu cầu cấp thiết, chính đáng để giúp các em phát triển toàn diện. Nhƣng, nhu cầu lớn nhất khi đến trường của trẻ em ở nhóm đối chứng là đạt kết quả cao trong học tập thì đối với trẻ nhiễm HIV, nhu cầu lớn nhất của các em là được yêu thương, chia sẻ từ thầy cô, bạn bè.

Tất cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi trở lên tham gia khảo sát đều đã và đang đƣợc đi học, đƣợc tiếp cận với giáo dục, tuy nhiên thời điểm và mức độ tiếp cận cũng khác nhau giữa các nhóm trẻ cụ thể. Phần lớn trẻ dưới 6 tuổi không được đảm bảo quyền đi nhà trẻ, mẫu giáo. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ em nhiễm HIV/ IDS so với nhóm đối chứng và trong chính nhóm trẻ nhiễm HIV/ IDS sống tại Trung tâm 02 với trẻ sống tại cộng đồng. Theo đó, trẻ em nhiễm HIV/ IDS, đặc biệt trẻ tại Trung tâm 02 gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại, gian nan nhất so với các nhóm trẻ khác để đƣợc đến trường. Kết quả cho thấy chỉ có trẻ em nhiễm HIV/ IDS sống tại cộng đồng và trẻ khối THPT sống tại Trung tâm 02 đƣợc học tập tại lớp học chung với trẻ không nhiễm HIV/ IDS trong trường học trên địa bàn sinh sống của mình, còn riêng

nhóm trẻ khối tiểu học vẫn phải học cách ly tại lớp học riêng tại Trung tâm 02 và trẻ khối TH S phải học lớp học riêng trong trường cấp II. Như vậy, việc trẻ nhiễm HIV được tới trường mới chỉ là điều kiện cần của quá trình hoà nhập học đường của các em.

Quá trình hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/ IDS khó khăn hơn so với trẻ ở nhóm đối chứng, của trẻ nhiễm HIV sống tại Trung tâm 02 hạn chế hơn so với nhóm trẻ sống tại cộng đồng trên nhiều phương diện khác nhau do khác biệt về địa bàn sinh sống, công khai tình trạng HIV, hoàn cảnh gia đình. Các trẻ nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc tại các trung tâm cũng có ít cơ hội hòa nhập học đường đầy đủ, khi thường được bố trí học trong lớp riêng tại trường học. ác em còn gặp nhiều rào cản trong quá trình học tập nhƣ phải học lớp riêng, bị tách biệt trong một số hoạt động ở trường học. Kết quả học tập, sự tham gia hoạt động tập thể chung của trẻ em nhiễm HIV/ IDS thấp hơn nhƣng những vấn đề tâm lý gặp phải lại nhiều hơn trẻ không nhiễm HIV/ IDS. Tình trạng kỳ thị đã giảm so với trước đây nhƣng vẫn hiện hữu với trẻ em nhiễm HIV. ộ tuổi, cấp học càng cao thì sự kỳ thị của mọi người xung quanh đối với trẻ nhiễm HIV khi đi học sẽ càng giảm.

Quá trình hoà nhập giáo dục cho trẻ nhiễm HIV/ IDS cần tới các nỗ lực hơn từ phía học sinh, gia đình, trường học, cộng đồng và chính sách bởi kể cả khi được đi học như các bạn không bị nhiễm, trẻ nhiễm HIV vẫn rất khó có thể thực sự thụ hưởng các lợi ích của tiến trình giáo dục bởi rất nhiều các rào cản nhƣ sự kỳ thị, sự kháng cự mạnh mẽ của một số phụ huynh trước nguy cơ lây nhiễm, hay bản thân những thiệt thòi của các em nhƣ sự thiếu vắng ý niệm cơ bản về gia đình và bố mẹ khiến khả năng học hiểu các nội dung học tập liên quan tới gia đình bị khó khăn, trong khi đội ngũ giáo viên lại không đƣợc đào tạo để làm việc với vác tình huống đặc biệt

Về cơ bản, luật pháp và chính sách đã tạo ra hành lang pháp lý tích cực đối với việc tiếp cận và hoà nhập của các em, nhƣng quá trình thực thi chƣa triệt để khiến sự kỳ thị vẫn tồn tại đối với việc học tập của các em. Một bộ phận lớn các thầy cô giáo và bạn bè ở tường học đã thấu hiểu và đối xử thân thiện với trẻ nhiễm HIV, nhưng cũng có những trường hợp biểu hiện sự kỳ thị, gây tổn thương đến các em. Sự quan tâm, đầu tư, chăm sóc của bố mẹ, người chăm sóc cũng như chính sự tự kỳ thị từ phía cha mẹ/người chăm sóc cũng là rào cản từ phía gia đình đối với quá trình tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ nhiễm HIV, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em

Với đặc thù tình trạng sức khoẻ, yêu cầu chăm sóc y tế của trẻ nhiễm HIV/AIDS nhƣng sự nhận biết về tình trạng sức khoẻ của bản thân khác nhau, độ tuổi khác nhau, khu vực sinh sống của trẻ nhiễm HIV khác nhau nên sự tiếp cận và

Một phần của tài liệu Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm hiv aids nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 169 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)