2.2. Vận dụng một số lý thuyết trong luận án
2.2.1. Lý thuyết tương tác xã hội
ác quan điểm lý thuyết tương tác xã hội, tiêu biểu phải kể đến một loạt các lý thuyết như: tương tác biểu trưng (Herbert Blumer, George Herbert Mead), trao
đổi xã hội (George Homans) kịch xã hội … đều “đánh giá cao vai trò của tương tác xã hội với việc hoà nhập xã hội của cá nhân, nhóm với cộng đồng xã hội” [Phạm Văn Quyết, 2017: 85].
Trong xã hội học, tương tác xã hội được coi là “quá trình một hành động của chủ thể xã hội này đáp lại hành động của chủ thể xã hội khác”, trong đó chủ thể có thể là cá nhân, nhóm khác nhau và tương tác xã hội được xem xét ở cả ba góc độ là
“vĩ mô (giữa các nhóm xã hội), trung mô (giữa các nhóm, các nhóm cộng đồng) và vi mô (giữa các cá nhân). Sự hoà nhập, sự thích ứng của cá nhân, nhóm nào đó đối với đời sống của cá nhân, nhóm cộng đồng khác đƣợc thực hiện thông qua các cấp độ khác nhau của tương tác xã hội. Do đó, tương tác xã hội là quá trình trao đổi thông tin, giao tiếp xã hội của ít nhất hai chủ thể hành động” [Phạm Văn Quyết, 2017: 85].
Một số nhà tương tác biểu tượng (Blumer, Manis, Melterz, Rose) đã liệt kê ra các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết tương tác xã hội như sau [Vũ Quang Hà, 2001: 320]
- Khả năng tư duy được hình thành bởi tương tác xã hội.
- Trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và các biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt của con người.
- ác ý nghĩa và các biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính con người riêng biệt.
- Mọi người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở diễn dịch của họ về hoàn cảnh
- Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này vì nhờ khả năng tương tác nhau cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động phù hợp, đánh giá thuận lợi và bất lợi để lựa chọn.
- ác khuôn mẫu bện lấy nhau của hành động và tương tác tạo ra các nhóm và các xã hội.
Thuyết tương tác biểu trưng nhấn mạnh vào ý nghĩa biểu trưng trong tương tác xã hội. Mead đƣa ra khái niệm điệu bộ và các biểu trƣng ý nghĩa. “ iệu bộ là những cử chỉ của cơ thể có tác động nhƣ một kích thích đặc thù gây ra phản ứng có tính phù hợp (xã hội), là một dạng biểu trưng của con người trong giao tiếp xã hội.
iệu bộ có chức năng điều chỉnh những hành vi trong khung cảnh cụ thể có liên quan đến hành vi hay thái độ của những người tham gia tương tác” [Vũ Hào Quang, 2015].
Ngôn ngữ là loại điệu bộ có ý nghĩa. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, việc quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ nhiễm HIV và trẻ không có HIV ở
trường học, với thầy cô giáo cũng như trong quá trình phỏng vấn trẻ có ý nghĩa để thấy được sự tương tác, mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.
Theo quan điểm của các nhà lý thuyết tương tác xã hội, “mức độ khác biệt gữa hệ giá trị của các chủ thể tương tác là yếu tố cơ bản, quyết định mức độ hoà nhập giữa họ”.
Do đó, sự khác biệt càng lớn, xung đột càng nhiều thì khả năng thích ứng và hoà nhập càng khó khăn. Tuy nhiên, các giá trị này không phải bất biến mà hoàn toàn có thể thay đổi trong quá trình tương tác tuỳ thuộc vào thời gian, cường độ và tính ổn định của tương tác xã hội giữa các chủ thể [Phạm Văn Quyết, 2017, trang 86].
Trong quá trình tiếp cận với trường học và để có thể từng bước hoà nhập trong môi trường học đường, trẻ em nhiễm HIV/ IDS gặp nhiều khó khăn, gian nan bởi sự khác biệt trong nhận thức, tƣ duy về các nguy cơ lây truyền HIV/ IDS của gia đình, nhà trường, bạn bè của các em cũng như khác biệt về giá trị giữa trẻ em có HIV và trẻ không có HIV, giữa gia đình của trẻ em nhiễm HIV và gia đình của trẻ không nhiễm HIV khi HIV/ IDS bị gán nhãn với tệ nạn xã hội.
Khi cha mẹ, thầy cô giáo có nhận thức chƣa đầy đủ về HIV/ IDS thì luôn lo lắng cho sự an toàn của con cái, trẻ em khác khi đến trường, thậm chí có những hành động phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV/ IDS, đặc biệt khi trẻ ở lứa tuổi nhỏ. Sở dĩ có lo lắng này xuất phát từ quan điểm, định kiến gắn với biểu tƣợng về HIV/ IDS là tử vong, chết chóc, lở loét, gắn HIV/ IDS với tệ nạn xã hội nên dù trẻ em nhiễm HIV/AIDS chỉ là nạn nhân thì mọi người xung quanh vẫn e ngại, kỳ thị, lo sợ, không muốn con cái của mình chơi cùng hay tiếp xúc với trẻ em nhiễm HIV/ IDS.
Nhờ truyền thông, giáo dục tích cực, mọi người đều hiểu việc được đến trường, được học tập như mọi trẻ em khác là quyền của trẻ em nhiễm HIV/ IDS.
Với những trải nghiệm thực tế quá trình lớn lên, phát triển của trẻ em nhiễm HIV khi các em được đến trường trong một thời gian dài, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo nhận thấy tình trạng sức khoẻ của các em vẫn có thể đảm bảo việc học tập, không phải “án tử” nhƣ vẫn hình dung nên phần nào cũng có sự thay đổi trong thái độ của cha mẹ, thầy cô giáo với trẻ em nhiễm HIV. Theo đó, những sự kỳ thị, e ngại, xa lánh giảm đi khi trên thực tế cho thấy nỗi ám ảnh và sợ hãi đó không có thật, học sinh và thầy cô có thể thấu hiểu nhau, cùng hợp tác với nhau trong các hoạt động tại trường học. Tuy nhiên, cha mẹ của trẻ không nhiễm HIV/ IDS, thầy cô giáo vẫn đƣa ra quyết định, sự lựa chọn an toàn nhất cho con cái, học sinh của họ để tránh nguy cơ lây truyền HIV/ IDS. Do vậy, khi trẻ ở lứa tuổi mầm non, mẫu giáo thì sự phản đối việc học chung của trẻ em nhiễm HIV/ IDS là gay gắt nhất và giảm nhiều nhất khi trẻ ở lứa tuổi học THPT.
Tóm lại, lý thuyết tương tác xã hội đã giúp định hướng, chỉ ra được các nguyên nhân cho những rào cản, khó khăn khi tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/ IDS liên quan đến sự khác biệt về vai trò, tiểu văn hoá của mỗi chủ thể, nhất là sự khác biệt trong hệ giá trị của họ và với sự thay đổi thời gian, mức độ và tính ổn định của tương tác mà chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thay đổi trong tương tác giữa trẻ em nhiễm HIV/ IDS với các trẻ em khác, với thầy cô giáo trong trường học ngày một được cải thiện, bình đẳng và tốt đẹp hơn, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.