- Trong trường hợp tài sản được dựng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có
NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRỰC NINH –
3.2.5 Mở rộng quy mô và năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng
Mở rộng quy mô cán bộ tín dụng.
Nếu ngân hàng thực hiện giải pháp thành lập bộ phận chuyên về định giá tài sản đảm bảo, ngân hàng bố trí một hoặc hai cán bộ tín dụng dày dặn kinh nghiệm là thành viên trong tổ định giá tài sản đảm bảo. Đồng thời, theo ý kiến chủ quan của em chi nhánh nên tuyển thêm nhân viên, ít nhất cần tuyển thêm 3 nhân viên. Trong đó, 1 nhân viên mới sẽ thay thế vị trí tại phòng tín dụng, và 2 nhân viên còn lại phụ trách về việc định giá tài sản đảm bảo.
Khi đó sẽ đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng vì ngoài kết quả mà nó mang lại rất khả quan như đã nêu trên thì chi phí cho nhân sự không cao lắm.
Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng
Đội ngũ nhân viên sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh nào, kể cả ngân hàng. Một đơn vị tập trung nhiều cá nhân có năng lực, có tính thần trách nhiệm cao không thể trong hoạt động của mình không tốt hơn. Một cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ cao thì dễ dàng hơn trong công việc, từ đó có thể tiến hành nhanh chóng các thủ tục đảm bảo để sớm ký kết hợp đồng tín dụng tránh phiền hà cho khách hàng ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt cho vay, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Do đó, vấn đề nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng là rất cần thiết. Đặc biệt đây sẽ là cơ sở cho việc mở rộng các hình thức cho vay như cho vay theo hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay có tài sản cầm cố là các động sản và cho vay dựa vào uy tín của khách hàng.
Do vậy ngân hàng muốn có nhân viên ưu tú, thì phải chọn lọc kỹ nếu tuyển nhân viên mới. Ban lãnh đạo phải đặt mục tiêu của toàn chi nhánh lên hàng đầu. Phải tổ chức thi tuyển công bằng, không chỉ kiểm tra về bằng cấp, mà còn kiểm tra về kỹ năng. Nhằm tìm kiếm những nhân tài phục vụ cho chi nhánh của mình, không để những trường hợp lợi dụng chức quyền để tuyển người xảy ra.
bộ nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng khi họ có nhu cầu bổ sung, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Ngoài ra cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng.
Trong quan hệ tín dụng, vai trò của người cho vay là vô cùng quan trọng. Vấn đề người đi vay có hoàn thành nghĩa vụ trả nợ hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng trước hết cán bộ tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm đầu tiên đối với món vay đó.
Ngoài việc nâng cao đội ngũ cán bộ bằng việc tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ, am hiểu trên mọi lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, pháp luật,…thì ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng rất quan trọng.
Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và công tác đảm bảo tiền vay nói riêng thì cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ chặt chẽ mọi bước của quy trình cho vay, thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau khi cho vay. Cán bộ tín dụng ngoài việc tính toán các chỉ tiêu khi quyết định cho vay còn phải tự tách mình ra khỏi môi trường làm việc quân thuộc để đi khảo sát thực tế tại các cơ sở người đi vay. Có như vậy mới có thể thu được những thông tin chính xác về người đi vay, thông tin về tình hình thực tế việc sử dụng vốn vay của khách hàng có sử dụng đúng mục đích xin vay hay không, … mà trên các bản báo cáo tài chính không thể có được.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải nhận thức được rằng công việc của họ không những mang tính khoa học mà còn mang cả tính nghệ thuật. Nó đòi hỏi cán bộ tín dụng không những cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có kinh nghiệm thực tế, sự nhạy bén, sắc sảo trong việc đánh giá một khách hàng.
Muốn có được điều đó, ban lãnh đạo ngân hàng cần có những quy định chặt chẽ để nhân viên mình làm việc năng động, trách nhiệm hơn cần đề ra chế độ thưởng phạt nghiêm minh để từ đó khuyến khích tất cả cán bộ làm việc nhiệt tình hăng say. Chẳng hạn, ngân hàng nên đưa ra mức cho vay cụ thể trong một thời gian cụ thể, nếu nhân viên nào đạt hoặc vượt mức chỉ tiêu thì được thưởng quà, khen thưởng trước toàn ngân hàng, ngược lại thì bị khiển trách, phê bình, nhưng
luôn chú ý không vì muốn tăng doanh số cho vay mà quân chất lượng cho vay. Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức hội thảo, giao lưu với các nhân viên của các chi nhánh khác của NHNo&PTNT với nhau, tạo điều kiện các nhân viên có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Và ngân hàng tổ chức các hoạt động ngoại khóa: picnic, du lịch... trong những ngày lễ, hay giao lưu thể thao, văn nghệ... để tạo mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng với nhân viên. Khi đó, nhân viên sẽ cảm nhận được môi trường làm việc hòa đồng, thân thiết, thì họ sẽ gắn bó, trung thành làm việc lâu dài hơn tại ngân hàng.
Có như vậy chi nhánh ngân hàng có thể hạn chế được phần nào rủi ro trong cho vay.