Tình hình xử lý tài sản tại ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 74 - 75)

II. Dư nợ quá hạn

2.5. Tình hình xử lý tài sản tại ngân hàng

Tài sản đảm bảo chỉ là một trong những biện pháp để phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng rủi ro tín dụng là một tất yếu nên khi rủi ro xảy ra, tài sản đảm bảo tiền vay là một trong những nguồn để ngân hàng thu hồi vốn, giảm rủi ro cho ngân hàng. Khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi vốn, ngân hàng áp dụng các hình thức khác nhau. Trước hết, thỏa thuận với khách hàng để giải quyết sao cho hai bên cùng có lợi, tiết kiệm được chi phí và thời gian xử lý tài sản. Trong quá trình xử lý tài sản, tùy trường hợp các bên không thỏa thuận, ngân hàng sẽ chủ động yêu cầu tòa án xử lý, chỉ được thực hiện nếu tài sản đảm bảo có đủ các điều kiện như pháp luật quy định. Ngân hàng chỉ hạch toán giảm nợ cho khách hàng vay sau khi đã xử lý xong tài sản đảm bảo và thu tiền hoặc sau khi đã hoàn tất thủ tục sang tên tài sản cho ngân hàng nếu ngân hàng nhận tài sản gán nợ. Số tiền thu được từ bán tài sản sau khi trừ các chi phí xử lý tài sản, sẽ ưu tiên trả nợ gốc trước. Nếu tiền thu được từ việc bán tài sản không đủ trả nợ thì phải tiếp tục theo dõi, xử lý và thu hồi nợ.

 Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT

- Ngân hàng thực hiện xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

- Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w