Phân tích tình hình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 50 - 70)

II. Dư nợ quá hạn

2.3.3. Phân tích tình hình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.

huyện Trực Ninh – Nam Định.

2.3.3.1. Phân tích tình hình cho vay theo hình thức có bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.

Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, các ngân hàng thương mại được toàn quyền quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay không có bảo đảm bằng tài sản và cho ai vay, ... để kiểm soát mức độ rủi ro có thể xảy ra ở mức độ cho phép. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lòng tin và độ tin tưởng dự cao đến đâu cũng đòi hỏi phải thiết lập những điều kiện và môi trường để loại trừ đến mức tối đa những khả năng gây ra xáo trộn, mất ổn định trong quan hệ kinh tế. Do vậy, hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường cần phải chọn lọc từng đối tượng khách hàng để áp dụng loại hình bảo đảm tài sản nào nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ một cách đầy đủ của người đi vay đối với các tổ chức tín dụng. Vấn đề về tài sản đảm bảo là một yếu tố quan trọng vì nó là vật cứu cánh cuối cùng khi khách hàng không trả được nợ.

bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo bằng tài sản tại ngân hàng trong 9 tháng của giai đoạn 2010 – 2011

(Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Th9/2010 Th9/ 2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) I. Dự nợ bình quân 165.694 100 184.521 100 18.827 11,36 1. Thế chấp 78.257 47,23 82.905 44,93 6.486 5,93 2. Cầm cố 32.145 19,40 37.974 20,58 6.829 21,2 3. TS bên bảo lãnh 44.985 27,15 53.917 29,22 9.832 19,85 4. TS hình thành từ vốn vay 10.307 6,22 9.725 5,28 (582) (5,64) II. Nợ xấu 325 100 1.158 100 833 256 1. Thế chấp 211 65,2 769 66,4 558 264 2. Cầm cố 68 21 234 20,2 166 244 3. TS bên bảo lãnh 34 10,4 110 9,55 76 223 4. TS hình thành từ vốn vay 12 3,33 45 3,89 23 191 III. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,196 0,627 4,42 1. Thế chấp 0,269 0,927 8,6 2. Cầm cố 0,211 0,616 2,43 3. TS bên bảo lãnh 0,075 0,204 0,772 4. TS hình thành từ vốn vay 0,116 0,462 (4,356)

Vì hạn chế rủi ro trong tín dụng nên các ngân hàng thương mại hầu hết cho vay có đảm bảo bằng tài sản là chủ yếu. Và NHNo huyện Trực Ninh cũng không ngoại lệ. Qua bảng số liệu trên ta thấy,hầu hết dư nợ bình quân của các hình thức cho vay cú đảm bảo bằng tài sản đều tăng, chỉ duy nhất có dư nợ bình quân theo hình thức tài sản hình thành từ vốn vay là giảm.

Đáng chú ý là cho vay bằng hình thức thế chấp. Cụ thể, 9 tháng năm 2011 hình thức thế chấp đạt 82.905 triệu đồng, tăng 6.486 triệu đồng tương ứng 5,93% so với 9 tháng năm 2010. Và trong 2 năm cho vay có đảm bảo luơn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ bình quân của cho vay có đảm bảo đều trên 40%. Do có nhiều doanh nghiệp đến ngân hàng thế chấp tài sản để vay vốn. Hầu hết các tài sản thế chấp là bất động sản, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Vì đây là những tài sản mà khách hàng sẵn có, được sử dụng phổ biến để vay. Ngoài ra, giá của tài sản thế chấp là bất động đã có giá cả ổn định nên ngân hàng cũng yên tâm khi rủi ro xảy ra. Nhưng không vì thế mà ngân hàng chủ quan. Bởi lẻ, nó cũng có những mặt hạn chế như hiện nay, vấn đề cho vay thế chấp các bất động sản và xử lý để thu hồi là vấn đề gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật lẫn thực tế. Việc thẩm định giá tài sản tài chính theo khung giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời phải mang tính thị trường. Tính thanh khoản là không dễ khi mà phát mãi lại kéo dài gây khó khăn cho ngân hàng.

Hình thức cho vay theo tài sản bên bảo lãnh chiếm tỷ trọng thứ 2 trong dư nợ bình quân của cho vay có đảm bảo. Loại này chiếm tỷ trọng xấp xỉ 30% mà trong quý 3 năm 2010, 2011 lần lượt là 27,15%; 29,22%. Cạnh đó, 9 tháng năm 2011

Biểu đồ DNBQ các hình thức cho vay có TSĐB 9 tháng năm 2011

1. Thế chấp 2. Cầm cố

3. TS bên bảo lãnh 4. TS hình thành từ Vốn vay

đạt 53.917 triệu đồng, tăng 9.832 triệu đồng với tốc độ 19,85% so với năm 2010. Trong năm vừa qua, ngân hàng đã làm tốt việc cho vay đối với hình thức này. Mặc dù, hình thức này phải yêu cầu nhiều đối tượng tham gia như bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. Đặc biệt, người bảo lãnh cho khách hàng vay phải có đủ diều kiện theo quy định, chịu trách nhiệm khi khách hàng vay không trả nợ...

Đối với cho vay bằng hình thức cầm cố. Trong quý III năm 2011 đạt 37.974 triệu đồng, tăng 6.829 triệu đồng tương ứng 21,2% so với 9 tháng năm 2010. Và tỷ trọng của hình thức này có xu hướng tăng. Bởi vì tài sản cầm cố chủ yếu là trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi... Những loại tài sản này có tính thanh khoản cao, ít chịu biến động của thị trường. Do vậy, ngân hàng có thể cho vay gần 100% giá trị các giấy tờ có giá. Ngoài các giấy tờ có giá, thì khách hàng có thể cầm cố các tài sản khác để vay vốn như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ... Đối với những tài sản này, ngân hàng còn e dè khi cho vay. Bởi vì các tài sản này chịu tác động của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình theo thời gian. Đặc biệt là hao mòn vô hình (về khoa học công nghệ) ngân hàng sẽ rất khó kiểm soát. Ngoài ra khi phát mãi thì những tài sản này sẽ rất khó bán vì lạc hậu, muốn bán dễ, nhanh thì phải với mức thấp, như vậy ngân hàng sẽ không thu hồi đủ vốn cho vay ban đầu. Hơn nữa, nếu người vay cố tình thay đổi các chi tiết, bộ phận máy móc trên tài sản thiết bị cũng làm giảm đi giá trị của tài sản. Gây khó khăn cho ngân hàng khi phát mãi. Vì vậy, ngân hàng chủ yếu cầm cố các giấy tờ có giá.

Cuối cùng là cho vay theo hình thức tài sản hình thành từ vốn vay. Trong 9 tháng năm 2011 đạt 9.725 triệu đồng giảm với mức 582 triệu đồng, tốc độ là 5,64 % so với năm 2010. Mặc dù, chiếm tỷ trọng không cao trong dư nợ bình quân của cho vay có đảm bảo và hình thức này có độ rủi ro cao, nhưng ngân hàng đã mạnh dạn cho vay chứng tỏ ngân hàng đã, và đang và sẽ mở rộng quy mô cho vay, làm đa dạng các hình thức cho vay, sao cho cả khách hàng và ngân hàng đều có lợi, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.

Trong năm vừa qua, nợ xấu tăng.Tất cả các hình thức của cho vay có đảm bảo đều tăng. Nhưng khi xét thêm tỷ lệ nợ xấu thì ngân hàng cần chú ý đến 2 hình thức là thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay. Đối với thế chấp tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,196 % lên 0,627%. Cụ thể, tăng 833 triệu đồng (4,96%) tại 9 tháng năm 2011 so với 9 tháng năm 2010. Điều này ngân hàng có thể kiểm sốt được, vì

ngân hàng có thể thu hồi nợ khi phát mãi tài sản. Còn đối với hình thức TS hình thành từ vốn vay, tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu mạnh từ 0,116% lên tới 0,462%, tăng 23 triệu đồng (191%). Điều này cũng sẽ đáng ngại cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không giám sát, theo dõi thường xuyên.

a. Phân tích tình hình cho vay bằng hình thức thế chấp

Bảng 6: Tình hình cho vay theo hình thức thế chấp theo thời gian tại ngân hàng giai đoạn 2010 – 2011 (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu Th9/ 2010 Th9/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) 1.Dư nợ bình quân 78.257 100 82.905 100 6.486 5,93 Ngắn hạn 66.518 85 66.684 81,64 166 0,249 Trung và dài hạn 11.793 15 15.221 18,36 3.428 29,06 2. Nợ xấu 211 100 769 100 558 264 Ngắn hạn 152 72,06 487 63,83 335 220 Trung và dài hạn 59 27,92 282 36,17 223 377 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,269 0,927 8,6 Ngắn hạn 0,228 0,73 201 Trung và dài hạn 0,5 1.85 65

(Nguồn trích từ báo cáo về tài sản bảo đảm quý III giai đoạn 2010 – 2011)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng dư nợ bình quân của hình thức thế chấp tăng 6.486 triệu đồng với tốc độ 5,93% so với quý 3 năm 2010. Phần tăng chủ yếu là cho vay thế chấp ngắn hạn.Cụ thể:

Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2011 dư nợ bình quân của cho vay ngắn hạn là 66.684 triệu đồng, tăng 166 triệu đồng tương ứng 0,294 % so với năm 2010. Và chiếm tỷ trọng rất cao đều trên 80%, cụ thể trong quý III năm 2011 là 81,64%. Bên cạnh đó, nợ xấu của cho vay ngắn hạn tăng 558 triệu đồng (256%) so với giai đoạn 9 tháng năm 2010. Dư nợ bình quân tăng, nhưng nợ xấu xấu tăng nhưng với tốc độ nhanh và chóng mặt hơn. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng từ 0,228% của giai đoạn 9 tháng năm 2010 lên 0,73% tại năm 2011. Khoản cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời gian ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh và ngân hàng có thể dự đoán được khả năng biến động của thị trường. Do vậy, ngõn hàng tập trung cho vay ngắn hạn thì ngân hàng có thể dự đoán được rủi ro, để hạn chế tổn thất. Nhưng không vì thế ngân hàng lơ là trong công tác thu nợ, mà cần phát huy tốt những điểm làm được trong năm qua.

Ngân hàng đang có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng, vì nhu cầu khách hàng cần vốn trung và dài hạn ngày càng nhiều và để ngân hàng tăng sức cạnh tranh với các đối thủ. Chính vì vậy, dư nợ bình quân của cho vay trung và dài trong giai đoạn 9 tháng năm 2011 đạt 15.221 triệu đồng, tăng 3.428 triệu đồng (29,06%) so với 9 tháng năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu của trung và dài hạn tăng từ 0,5% lên 1,85 %, thì đây điều không tốt. Tốc độ nợ xấu tăng là điều đáng lo. Bởi

0 15.000 30.000 45.000

Th11/2010 Th12/2011

Biểu đồ cho vay thế chấp dài hạn

Dư nợ bình quân Nợ xấu 0 50.000 100.000 150.0000 200.000 250.000 Th11/2010 Th11/2011

Biểu đồ cho vay thế chấp ngắn hạn

lẻ, tài sản của cho vay hình thức thế chấp trung và dài hạn là những tài sản có giá trị lớn, thời gian cho vay dài, khả năng rủi ro cao, ngân hàng khó dự đoán được biến động của thị trường và quy trình thẩm định tài sản khó. Vì vậy ngân hàng nên có kế hoạch tốt hơn trong công tác thu nợ đối với khoản cho vay trung dài hạn, nhắc nhở đơn đúc khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh để tình trạng nợ xấu tăng.

(Nguồn trích từ báo cáo về tài sản bảo đảm quý III giai đoạn năm 2010 – 2011)

Bảng 7: Tình hình cho vay theo hình thức thế chấp theo thành phần kinh tế tại ngân hàng trong quý III giai đoạn năm 2010 – 2011.

(Đvt: triệu đồng)

Biểu đồ DNBQ cho vay thế chấp theo thành phần kinh tế 9 tháng năm 2011

DNNN HSXKD DNNQD Khác

Chỉ tiêu Th9/ 2010 Th9/ 2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) 1. Dư nợ bình quân 78.257 100 82.905 100 6.486 5,93 DNNN 9.610 12,28 11.474 13,84 1.864 19,39 DNNQD 21.622 27,63 25.219 30,42 3.597 16,63 HSXKD 40.756 52,08 40.118 48,39 (638) (1,56) Khác 6.269 8,01 6.094 7,35 (175) (2,79) 2. Nợ xấu 211 100 769 100 558 264 DNNN 80 38 238 31 158 198 DNNQD 49 23 223 29 174 355 HSXKD 57 27 261 34 204 358 Khác 25 12 47 6 22 88 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,269 0,927 8,6 DNNN 0,832 2,07 8,47 DNNQD 0,226 0,884 4,83 HSXKD 0,140 0,65 (3,19) Khác 0,398 0,77 (12,5)

(Nguồn trích từ báo cáo về tài sản bảo đảm quý III giai đoạn năm 2010 – 2011)

Từ bảng số liệu trên, dư nợ bình quân của HSXKD chiếm tỷ trọng cao trong năm 2010, năm 2011 lần lượt là 52,08%,và 48,39%. Bởi vì đặc thù kinh tế vùng nông thôn và đối tượng khách hàng cũng chủ yếu là các HSXKD ngày càng phát triển,số lượng các HSXKD trên địa bàn ngày càng nhiều. Ngân hàng thấy được tiềm năng của thành phần kinh tế này, nên ngân hàng ngày càng tập trung cho

vay, nên dư nợ bình quân của HSXKD 9 tháng năm 2011 đạt 40.118 triệu đồng và giảm 638 triệu đồng, với tốc độ giảm 1,56% so với 9 tháng năm 2010.Sự tụt giảm dư nợ trong nhóm ngành chủ yếu này xuất điểm từ việc sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn, tại các làng nghề sản suất gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tình hình dịch bệnh cũng như thời tiết dẫn tới sản lượng tại các hộ sản xuất sụt giảm....,kèm theo đó là tình hình nợ xấu có xu hướng tăng 204 triệu đồng với tốc độ là 358% so với 9 tháng năm 2010. Đây thực sự là điều đáng lo ngại trong công tác thẩm định cũng như cho vay của ngân hàng, một phần do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng như ảnh hưởng chung của tình hình bất ổn vĩ mô nền kinh tế,tình hình thời tiết, dịch bệnh không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của bà con...., song về phía ngân hàng cũng cần đánh giá lại công tác thẩm định, cho vay cũng như đảm bảo tiền vay nhằm tránh những rủi ro cho ngân hàng đồng thòi cũng để ngân hàng có kế hoạch phù hợp tiếp cận nhiều hơn đối với thành phần kinh tế này trong những năm tới. Trong tương lai tỷ lệ này sẽ vẫn có xu hướng tăng lên đối với các doanh nghiệp, điều này có nghĩa là Ngân hàng đang chú trọng đến các HSXKD hơn là các doanh nghiệp. Nhu cầu vay vốn đối với các HSXKD là rất lớn, đây là một khoản lĩnh vực mà ngân hàng đã nhận thấy được và đang nhanh chóng chiếm lĩnh

Song song với dư nợ của các HSXKD thì tình hình cơ chế thị trường ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời,và nó chiếm một tỷ trọng dư nợ tương đối cao so với các DNNN. Cụ thể, chiếm tỷ trọng lần lượt qua 9 tháng các năm 2011 là 30,42%, năm 2010 là 27,63%. Dư nợ bình quân của DNNQD 9 tháng năm 2011 đạt 25.219 triệu đồng, tăng 3.597 triệu đồng với tốc độ 16,63% so với 9 tháng năm 2010. Nợ xấu tăng 204 triệu đồng (358%) trong 9 tháng năm 2011/2010, và tỷ lệ nợ xấu đạt 0,884% trong năm 2011. Điều này có thể hiểu trong năm vừa qua các DNNQD gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh,

vì nền kinh tế có nhiều biến động, nên họ đã làm ăn thua lỗ, chậm trễ trong việc trả nợ.

Bên cạnh đó, dư nợ bình quân của các DNNN lại tăng trong thời gian qua, tăng về số tuyệt đối là 1.864 triệu đồng, về số tương đối là 19,39% của hết quý 3

năm 2011/2010. Trong lúc đó, nợ xấu của các DNNN có xu hướng giảm về tỷ lệ tương đối với tốc độ giảm 7% của hết quý 3 năm 2011/2010. Điều này cho thấy rằng trong cơ cấu nợ của đối tượng khách hàng là DNNN, chi nhánh đã tích cực công tác thẩm định cho vay và thu nợ nhằm đảm bảo công tác an toàn vốn.. Dư nợ đối với các DNNN tăng là do nhu cầu vốn đế tiến hành sản xuất kinh doanh của các DNNN, HSXKD là rất lớn, một số khoản mục cho vay phải theo chỉ định từ cấp trên nên khó khăn trong việc cân nhắc giữa các dự án cho vay. Ngân hàng phải có kế hoạch cho vay sao hợp lý. Bên cạnh đó, nhân viên cũng làm tốt nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn.

a. Phân tích tình hình cho vay bằng hình thức cầm cố

(Nguồn trích từ báo cáo về tài sản bảo đảm quý III năm 2010 – 2011)

Bảng 8: Tình hình cho vay theo hình cầm cố tại ngân hàng trong quý III giai

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 50 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w