Mối liên hệ giữa công tác bảo đảm tiền vay và nợ xấu trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NH No&PTNT huyện Trực Ninh.

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 70 - 74)

II. Dư nợ quá hạn

2.4. Mối liên hệ giữa công tác bảo đảm tiền vay và nợ xấu trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NH No&PTNT huyện Trực Ninh.

cho vay tại chi nhánh NH No&PTNT huyện Trực Ninh.

Khi cho vay theo hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải thoả thuận việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm một mặt cho phép các cơ quan chức năng quản lý việc giao dịch bảo đảm ngày càng chặt chẽ, mặt khác đây là một trong những biện pháp góp phần hạn chế rủi ro trong bảo đảm tiền vay vì nó đã giải quyết được một số vấn đề như: thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người căng nhận bảo đảm bằng một tài sản, được xác định căn cứ vào thứ tự đăng ký hạn chế rủi

ro trong bảo đảm tiền vay; hạn chế việc lợi dụng của khách hàng trong trường hợp một tài sản nhưng lại có nhiều bản chính các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhất là trong lĩnh vực nhà đất và đã dựng để vay vốn tại

nhiều tổ chức tín dụng. Ngoài ra thông qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có liên quan giám sát chặt chẽ và chủ động phối hợp với tổ chức tín dụng xử lý kịp thời tài sản bảo đảm khi cần thiết nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng.

Hòa theo xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước, huyện Trực Ninh đã và đang thực hiện quá trình chuyển mình thành một thành phố vững mạnh. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Ngoài các công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, ... ngày càng nhiều, các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang trong diện đổi mới sắp xếp lại: cổ phần hoá, mua bán, khoán, cho thuê. Quá trình phát triển và đổi mới sắp xếp lại đã tạo nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và vững mạnh trong nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, trong môi trường đó đòi hỏi việc xem xét cho vay của ngân hàng cần phải thận trọng, bảo đảm phải hội đủ các điều kiện trong cho vay. Và bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Khách hàng có thể thực hiện bảo đảm tiền vay theo hình thức có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản thông qua việc có đáp ứng các điều kiện, qui định của ngân hàng hay không. Nhưng thực tế cho thấy khách hàng vay vốn tại chi nhánh dự dưới hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hay không bằng tài sản đều mang lại rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 13: Tình hình nợ xấu trong cho vay tại ngân hàng trong quý III giai đoạn năm 2010 - 2011 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Th9/2010 Th9/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) I. Có TSĐB 325 100 1.158 100 833 256 Nhóm3 156,325 48,1 562,56 48,58 406,235 260 Nhóm 4 50,862 15,65 194,31 16,78 143,448 282 Nhóm 5 117,813 36,25 401,13 34,64 283,317 240 II. Không có TSĐB 101 100 435 100 334 330 Nhóm3 66,43 65,78 217,28 49,95 150,85 227 Nhóm 4 10,51 10,41 67,86 15,6 57,35 545 Nhóm 5 24,06 23,8 149,86 34,45 125,8 522

(Nguồn trích từ báo cáo phân loại nợ năm quý III giai đoạn năm 2010 – 2011)

Qua bảng trên, rủi ro trong cho vay hình thức bảo đảm bằng tài sản cao hơn cho vay hình thức bảo đảm không bằng tài sản. Tất cả các nhóm nợ 3 đến 5 đều

tăng. Đối với cho vay có đảm bảo bằng tài sản tăng 833 triệu đồng (256%), đối với cho vay không có đảm bảo 334 triệu đồng (330%) năm 2011/2010. Cụ thể:

Nhóm 3 được xem là những khoản tín dụng có vấn đề nhưng có thể chấp nhận được trong kinh doanh hiện nay. Nhóm 3 của cho vay có đảm bảo bằng tài sản tăng 406,235 triệu đồng (206%) cao hơn nhiều cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối so với cho vay không đảm bảo bằng tài sản. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chỉ tăng 150,85triệu đồng (277%) năm 2011/2010. Do vậy ngân hàng cần phải phát hiện các triệu chứng xuất hiện không trả nợ của khách hàng, mà có biện pháp đôn đốc thu nợ kịp thời, nhằm hạn chế về thất thoát vốn cho ngân hàng, ngặn chặn việc chuyển sang nợ nhóm 4. Nếu như vậy thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn.

Nhóm 4 là những khoản nợ có vấn đề, thể hiện ở cấp độ rủi ro thứ 2. Khoản nợ của cho vay có đảm bảo bằng tài sản và không bằng tài sản đều tăng lần lượt là 143,448 triệu đồng ( 282%); 57,35triệu đồng (545%) năm 2011 so với năm 2010. Nhóm 4 có quy mô cao, đặc biệt là tốc độ tăng nợ nhóm này của cho vay không có đảm bảo bằng tài sản quá cao, ngân hàng cần chú ý đặc biệt quan tâm. Ngân hàng cũng không được chủ quan. Vì nhóm này là ranh giới giữa nợ xấu và nợ xấu khó đòi, chứa đựng nguy cơ xảy ra rủi ro. Do vậy ngân hàng cần phải giảm tốc độ tăng của loại nhóm nợ này.

Nhóm 5 là loại có nguy cơ không thể thu hồi được nợ rất cao và có thể xảy ra 0 50 100 150 200 250 350 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Biểu đồ nợ xấu quý III năm 2010

Có TSĐB Không có TSĐB 0 300 600 900 1.200 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Biểu đồ nợ xấu quý III năm 2011

tình trạng mất trắng đối với ngân hàng. Trong năm 2011 nợ xấu đối với cho vay đảm bảo bằng tài sản tăng 283,317triệu đồng với tốc độ 240%, cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tăng 125,8 triệu đồng với tốc độ 522% so với năm 2010. Nguyên nhân do khách hàng làm ăn có lãi hoặc sử dụng vốn đúng mục đích và khách hàng đã thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình, nguyên nhân khác có thể xảy ra là khách hàng lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn. Ngân hàng cần phải khắc phục nợ của nhóm này, vì rủi ro mất trắng là rất cao.

Nhìn chung để hạn chế rủi ro trong việc giải pháp nợ xấu, để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng, nâng cao khả năng quay vòng vốn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng cần phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, phải nổ lực và tích cực hơn trong công tác tín dụng và xử lý tài sản tài chính, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc giám sát sử dụng vốn vay, thu hồi nợ nhầm giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w