Phân tích tình hình chung về cho vay theo hình thức bảo đảm

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 47 - 50)

II. Dư nợ quá hạn

2.2.2.2 Phân tích tình hình chung về cho vay theo hình thức bảo đảm

Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó công tác thẩm định trước khi cho vay là hết sức quan trọng, nó sẽ quyết định toàn bộ sự thành công hay bất trắc trong quá trình theo dõi và thu hồi vốn sau này. Chính vì vậy để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay.

Với môi trường đầu tư thuận lợi cũng như cơ chế cho vay được nới lỏng đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, tăng cường các khoản đầu tư tín dụng. Vì vậy, hiện nay có 2 hình thức bảo đảm tiền vay: bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảo đảm tiền vay không bằng tài sản. Để thấy được tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tại chi nhánh ta xem bảng sau:

(Nguồn trích từ báo cáo về tài sản bảo đảm quý III giai đoạn năm 2010 – 2011)

Bảng 4: Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo tại ngân hàng trong quý III giai đoạn năm 2010 – 2011.

(Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Th9/2010 Th9/ 2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Mức độ tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) I. Dư nợ bình quân 267.247 100 318.140 100 50.893 19,04 1. Có TSĐB 165.694 62 184.521 58 18.827 11,36 2. Không TSĐB 101.553 38 133.619 42 32.066 31,57 II. Nợ xấu 426 100 1.593 100 1.167 274 1. Có TSĐB 325 76,29 1.158 71,62 833 256 2. Không TSĐB 101 23,71 435 24,38 334 330 III. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,16 0,5 2,29 1.Có TSĐB 0,196 0,627 4,42 2. Không TSĐB 0,099 0,325 1,04

(Nguồn trích từ báo cáo về tài sản bảo đảm quý III giai đoạn năm 2010 – 2011)

Biểu đồ dư nợ bình quân đến quý III năm 2011

1. Có TSĐB 2. Không TSĐB

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Do đó phần lớn tất cả khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng đều là vốn vay. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh, các ngân hàng luôn có khuynh hướng cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản đó vào những dịch vụ sinh lãi. Bởi vì ngân hàng phải trả một chi phí khi sử dụng vốn của chủ thể khác và thanh toán các cho phí trong hoạt động khác. Và mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng phải nghiên cứu đầu tư vào đâu để có lợi nhất và an toàn nhất. Mà đầu tư tín dụng thì luôn gặp rủi ro vì quyền sử dụng vốn tách rời với quyền sở hữu. Chính điều đó dẫn đến nguy cơ đầu tiên và trực tiếp đến hoạt động tín dụng là vốn và lãi không hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng mất cả chi phí cơ hội vốn. Như vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì nhất thiết phải kèm theo biện pháp đảm bảo. Tại điểm 1 trong nguyên tắc đảm bảo tiền vay: "Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn và quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, cho vay có đảm bảo bằng tài sản theo nghị định này và chịu trách nhiệm của mình". Tuy nhiên, trong thực tế sự không ổn định của thị trường, giá cả thông tin còn nghèo nàn,... những dự đoán rủi ro phát sinh trong tương lai không thể lường trước được vì vậy việc cân nhắc giữa cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là hết sức khó khăn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy,dư nợ của ngân hàng trong 9 tháng năm 2010 đạt 318.140 triệu đồng, tăng so với năm 2008 về số tuyệt đối là 50.893 đồng, về số tương đối là 19,04%. Trong đó, dư nợ bình quân theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản 9 tháng năm 2011 đạt 184.521 triệu đồng, tăng 18.827 triệu đồng với tốc độ là 11,36% so với 9 tháng năm 2010. Bên cạnh đó, hình thức cho vay có bảo đảm không bằng tài sản cũng có mức dư nợ bình quân tăng năm vừa qua, đến 9 tháng năm 2011 dư nợ bình quân tăng hơn năm 2010 một khoản 32.066 triệu đồng; tương ứng 31,57 %.Đây là một con số đáng quan ngại trong công tác đảm bảo tiền vay của chi nhánh.

Mặt khác, tỷ trọng của cho vay có đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay không có đảm bảo trong tổng dư nợ bình quân.Tỷ trọng của cho vay có đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm, lần lượt trong 9 tháng năm 2010 là 62%, năm 2011 là 58%. Qua đây ta hiểu được rằng ngân hàng luôn đặt mục tiêu thứ nhất là an toàn, thứ hai mới là hiệu quả. Do đó mà cho vay có đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng. Ngân hàng đã thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay và được thể hiện qua việc ngân hàng luôn tìm

cách nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, để xem xét sự gia tăng của dư nợ bình quân là biểu hiện tốt hay xấu của hoạt động cho vay, thì cần phải còn đánh giá tình hình nợ xấu như thế nào? Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu qua 2 năm có xu hướng tăng. Cụ thể, nợ xấu quý 3 năm 2011 tăng 1.167 triệu đồng với tốc độ là 274% so với năm 2010. Và tỷ lệ xấu quý 3 năm 2011 đạt 0,5 %. Dư nợ bình quân tăng, nợ xấu tăng tương ứng là điều có thể chấp nhận được. Nhưng nếu để tỷ lệ chênh lệch ngày lớn hay cứ kéo dài trong thời gian dài thì điều này đáng lo ngại đối với ngân hàng. Điều đáng quan tâm ở đây, tỷ trọng nợ xấu của hình thức cho vay không có đảm bảo có xu hướng tăng từ 23,71% lên 24,38%, quý 3 năm 2011 tăng 334 triệu đồng (330 %) so với quý 3 năm 2010, tỷ lệ nợ xấu quý 3 năm 2011 đạt 0,5%, năm 2010 đạt 0,16%. Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đối với loại cho vay này. Vì đây là khoản cho vay có khả năng xảy ra rủi ro cao và khả năng thu hồi vốn thấp. Nên cứ tiếp tục tăng trong thời gian tới, thì ngân hàng có khả năng gặp rủi ro, tổn thất. Do vậy ngân hàng nên có biện pháp quản lý các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w