Ban giám đốc
2.2. Thực trạng đảm bảo tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trực Ninh.
động trên toàn bộ huyện, cho phép ngân hàng cấp vốn cho tất cả các ngành nghề kinh tế được Nhà nước cho phép hoạt động.
2.1.3.2. Khách hàng
Khách hàng vay tại NHNo: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Gồm:
- Khách hàng là tổ chức: Công ty Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự.
- Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam. - Khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
2.2. Thực trạng đảm bảo tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện TrựcNinh. Ninh.
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động chung.
Trong hai năm vừa qua được đánh giá là những năm khỏ khỉ khăn cho ngành ngõn hàng ở Việt Nam: Năm 2010, trong điều kiện kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt
Nam đã sớm bước ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP cả nước năm 2010 tăng 6,78%, cao hơn kế hoạch đề ra là 6,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng mạnh mẽ, thu ngân sách vượt kế hoạch, đầu tư phát triển được đẩy mạnh, giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn đó những yếu tố bất lợi như thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra, CPI, lạm phát tăng cao (11,75%), giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng trong năm.
2.2.2 Tình hình huy động và sử dụng vốn. 2.2.2.1 Tình hình huy động vốn
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng. Mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn. Vì hoạt động chính của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Trong đó huy động tiền gửi là chủ yếu. Do đó công tác huy động tiền gửi của mỗi ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của chính sách huy động vốn, cơ cấu huy động vốn của mỗi ngân hàng. Bất kỳ ngân hàng nào cũng chú trọng hoạt động này.
Trong những năm gần đây thị trường huy động vốn thường xuyên có diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua đó tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn huy động tiền gửi tại ngân hàng trong giai đoạn 2009 -2011)
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2010 so với 2009 Th11/2011
± %
I.Huy động tại địa phương 310.673 405.786 95.113 31 353.221 1.Tiền gửi dân cư 194.464 248.138 53.674 27,6 257.552 2.Tiền gửi các TCKT 19.650 39.194 19.544 99,46 23.359 3.Ngoại tệ( quy VND) 27.646 29.283 1.637 5,92 23.478 4.Tiền gửi khác 68.913 89.171 20.258 21,29 48.832 II. Nguồn vốn UTĐT 29.246 28.299 (1.165) (3,98) 22.628 III. Nguồn vốn 41 ___ 30.000 30.000 100 1.500/1.400
Tổng nguồn vốn huy động 340.137 464.085 123.948 36 377.349
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoán tổng hợp giai đoạn năm 2009 – 2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình huy động tiền gửi của ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2011 có diễn biến tích cực. Trong năm 2010 nguồn tiền gửi huy động được tăng 123.948 triệu đồng, với tốc độ 36% so với năm 2009. Trong đó nguồn tiền gửi huy động từ địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ bình quân là 91,18% trong năm 2009 và 87,43% trong năm 2010.
Trong cơ cấu nguồn tiền gửi huy động tại địa phương , tiền gửi dân cư là chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 62,59% trong năm 2009 và 61,14% trong năm 2010 trong tổng nguồn vốn huy động được. Trong năm 2010, nguồn huy động này tăng 53.674 triệu đồng tương ứng 27,6% so với năm 2009. Đây là
nguồn vốn có số dư tương đối ổn định, dễ tăng trưởng để đảm bảo hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Yếu tố khách quan có thể lý giải là do ý thức tiết kiệm của người dân tăng và cùng với đó trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao uy tín đối với khách hàng, đổi mới phong cách dịch vụ với thái độ ân cần lịch sự, ngoài ra ngân hàng còn đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, thời hạn huy động, phương thức trả lãi phù hợp với tâm lý khách hàng nên số dư tăng ổn định.
Ngoài ra, nguồn tiền gửi TCKT cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động lên một cách đáng kể: đây là những khoản tiền gửi dựng để thanh toán, chi trả nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình kinh doanh. Các khoản tiền này gửi nhằm mục đích an toàn, hưởng các dịch vụ của ngân hàng và tạo mối quan hệ với ngân hàng và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Cụ thể, trong năm 2010 đạt 39.194 triệu đồng (9,66%), tăng 19.544 triệu đồng tương ứng 99,46% so với năm 2009: đây là một tỷ lệ tăng rất ấn tượng chứng tỏ các doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình sau thời kỳ suy thoái kinh tế và có những tín hiệu tăng trưởng rất tích cực. Bên cạnh đó, ngân hàng nhận loại tiền gửi này còn nhằm mục đích mở rộng quan hệ khách hàng, để mở rộng quan hệ tín dụng với các TCKT
(Bảng2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương)
Nguồn tiền huy động bằng ngoại tệ cũng được ngân hàng luôn luôn quan tâm, xuất phát từ nhu cầu muốn tích trữ ngoại tệ và muốn sinh lời từ số ngoại tệ đó, ngân hàng đã liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại như tiết kiệm dự thưởng, lãi suất linh hoạt....cho sản phẩm tiền gửi là ngoại tệ. Do đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng ổn định và tăng trưởng đều qua các năm : Nếu như ở năm 2009 lượng ngoại tệ huy động (được quy ra VND) là 27.646 triệu đồng thì tới năm 2010 con số này là 29.283 triệu đồng, mức tăng 1.637 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 5,92%. Điều này phản ánh sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong công tác huy động vốn cũng như thực hiện nghị quyết 11/NQ -CP của Chính phủ về kiểm soát chặt thị trường ngoại hối, chống hiện tượng đô la hóa,vàng hóa trong nền kinh tế. Quản lý chặt chẽ thị trường vàng, ngoại hối, qua đó giảm bớt tình trạng kinh doanh USD trái pháp luật.
Bên cạnh đó, thì nguồn tiền gửi khác: bao gồm tiền gửi của các TCTD và Kho bạc... cũng tăng trưởng một cách khá ổn định. Trong các năm 2010 và 2009 lần lượt là 89.171 triệu đồng chiếm 21,48% và 68.913 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22,18% nguồn vốn huy động tại địa phương. Mức tăng trưởng là 20.258 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,29%. Đây là loại tiền gửi ổn định và chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn tiền gửi huy động tại địa phương : điều đó phản ánh mức độ tín nhiệm và uy tín của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, như dự án ADB, RDF, WB… đến việc nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên chuyển về được chi nhánh luôn quan tâm đặc biệt vì đây là nguồn vốn rẻ và được nhiều ưu đãi,hơn nữa thông qua việc được ủy thác nguồn vốn, ngân hàng còn thu thêm về các loại phí dịch vụ nhằm tăng doanh thu cho chi nhánh. Nguồn vốn này tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng bình quân là 8,60% cho năm 2009 và 6,09% ở năm 2010 giảm 1.165 triệu đồng , tương đương với mức giảm 3,98% so với năm 2009. Tỷ lệ này giảm dần ở các năm là do những dự án được tài trợ đã dần hoàn thiện và đi vào phục vụ cộng đồng như những dự án về nước sạch, đường giao thông nông thôn, các dự án về y tế ...
Một điều đặc biệt cần chú ý ở đây là trong năm 2010 thực hiện theo nghị định 41/2010/NĐ–CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn thay thế QĐ 67 cũ và nguồn vốn theo nghị định 41 chi nhánh được cấp 30.000 triệu đồng tiền vốn, nhưng tới tháng 11 năm 2011 cũng thực hiện theo nghị định đó chi nhánh được hỗ trợ giải ngân 15.000 triệu đồng, nhiều hơn 1.000 triệu đồng theo cam kết của chính phủ. Cú thể nói đây là một bước tiến quan trọng và kịp thời trong chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, giúp khơi thông nguồn vốn để phát triển nông nghiệp tại địa phương đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên đối với chi nhánh khu vực địa bàn.
Có thể nói, nhìn vào bảng tổng kết của 11 tháng đầu năm 2011 và kế hoạch cả năm chúng ta nhận thấy kế hoạch của chi nhánh gần như không thể đạt được. Trong chỉ tiêu cơ bản hoạt động của ngân hàng năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 17% so với năm 2010 ( tăng khoảng 69 tỷ đồng): nói như thế chúng ta hiểu rằng đến cuối năm 2011 mục tiêu tăng nguồn vốn của chi nhánh phải đạt 533.085 triệu đồng, so với mục tiêu đề ra thì chỉ tiêu còn thiếu 155.736 triệu đồng trong khi đó theo kế hoạch chi nhánh chỉ còn 31 ngày của tháng 12. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những biến động theo chu kỳ của nền kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn ngày càng cao dẫn tới nguồn vốn bị chia sẻ và một phần do sự thiếu năng động của chi nhánh trong việc tiếp thị nhằm thu hút nguồn vốn.Đây là một áp lực to lớn đối với toàn thể nhân viên và cán bộ của chi nhánh, đòi hỏi sự nỗ lực hết sức của toàn thể cán bộ nhân viên để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
2.2.2.2 Tình hình cho vay
Nhìn chung trong thời qua tình hình có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động ngân hàng. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan địa phương và của ngân hàng cấp trên, ban lãnh đạo cùng với các cán bộ nhân viên ngân hàng đã nổ lực phấn đấu nên hoạt động của ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định.
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ cho vay tại ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2011. (Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2010 so với 2009 Th11/2011
± %
I.Dư nợ 300.154 331.234 31.081 10,36 331.773