Mở rộng hình thức đảm bảo, đa dạng hóa TSĐB

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 86 - 88)

- Trong trường hợp tài sản được dựng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có

NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRỰC NINH –

3.2.3 Mở rộng hình thức đảm bảo, đa dạng hóa TSĐB

Hiện nay ngân hàng chỉ gói gọn trong mấy hình thức bảo đảm tiền vay như cho vay có thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc tín chấp. Do đó cần đa dạng hóa các hình thức bảo đảm, và đa dạng hóa hình thức tài sản cầm cố, thế chấp tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều tài sản bảo đảm vay vốn.

Khi Nghị định 163 bổ sung Nghị định 178 thì việc Nghị định số 163 quy định bổ sung 3 biện pháp bảo đảm (đặt cọc, ký cược, ký quỹ) không chỉ làm phong phú và đa dạng các biện pháp bảo đảm tiền vay mà còn tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình áp dụng những quy định liên quan của pháp luật để thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên các hình thức này vẫn chưa được phổ biến. Do cán bộ tín dụng vẫn chưa mặn mà với loại hình này, còn khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về

hình thức này. Vì thế, cán bộ tín dụng nên giới thiệu, hướng dẫn cho khách hàng biết về hình thức này, để khách hàng lựa chọn phương thức bảo đảm sao cho khách hàng và ngân hàng có lợi nhất.

Chi nhánh nên áp dụng cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Theo như thực tế, khoản cho vay theo hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay. Vì ngân hàng nào cũng ngại cho vay theo hình thức này, mà chủ yếu cho vay đối với khách hàng vay vốn có TSBĐ cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba. Bởi lẽ, theo ngân hàng cho vay theo hình thức đảm bảo này ngân hàng coi như không có đảm bảo bởi tài sản được đảm bảo lấy tiền từ chính ngân hàng. Trong nền kinh tế hiện nay nhu cầu vốn của khách hàng là rất lớn. Mặt khác, hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần đang phát triển mạnh mẽ. Để tăng tính cạnh tranh thì ngân hàng nên quan tâm đến hình thức cho vay này để tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô tín dụng và tạo mối quan hệ với khách hàng.

Theo em, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro đối với trường hợp cho vay theo hình thức này bằng cách, ngân hàng nắm giữ giấy tờ sở hữu tài sản đến khi nào khách hàng trả xong khoản nợ. Và yêu cầu doanh nghiệp vay vốn đảm bảo theo hình thức này phải góp một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành tài sản do đó nó ràng buộc trách nhiệm người đi vay, người đi vay có trách nhiệm với khoản vay. Mặt khác, nếu ngân hàng không thực hiện cách cho vay này thì đây có thể sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quy mô tín dụng nhỏ hẹp, khó cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Bên cạnh đó ngân hàng cần thiết phải tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng và đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ để họ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, để ngân hàng có thể chủ động xử lý nếu có rủi ro xảy ra, giảm tổn thất nhất cho ngân hàng.

Mở rộng cầm cố các động sản ngoài các chứng từ có giá.

cầm cố các GTCG bằng chính sách lãi suất, thủ tục cũng như thời hạn giải quyết. Tồn tại hiện nay là việc khai thác các động sản cầm cố có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp hơn chứng từ có giá tại chi nhánh chưa được phát huy, hầu hết cầm cố các GTCG ngắn hạn. Ngân hàng e ngại khi cầm cố vay vốn là vì các động sản sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, do những động sản này có thể di chuyển được, thay đổi chi tiết trên tài sản cầm cố. Mặt khác, các tài sản này theo sự thoả thuận nên có thể người đi vay được quyền sử dụng trong suốt thời gian đi vay nên dễ xảy ra mất mát, hỏng hóc, tài sản dể bị hư hại. Mặt khác, giá của các động sản có xu hướng giảm dần theo thời gian do hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình đặc biệt khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh với tốc độ nhanh chóng như hiện nay. Cụ thể như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhỏ, phương tiện vận tải, … chưa được cầm cố nhiều, hay nếu có yêu cầu cầm cố với nhiều thủ tục giấy tờ còn khó khăn và tâm lý ngân hàng vẫn chưa tha thiết đối với hình thức đảm bảo này.

Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu vay vốn như hiện nay, các ngân hàng muốn tăng quy mô tín dụng thì ngoài các hình thức cho vay hiện có chi nhánh nên đưa ra những chính sách thông thoáng hơn nhất là theo hình thức cầm cố bằng động sản. Vì trong thực tế các doanh nghiệp nhu cầu vốn cao nhưng tài sản biểu hiện bởi các loại giấy tờ có giá không nhiều.

Mặt khác, nếu ngân hàng sợ tài sản cầm cố bị hao mòn thì có thể chỉ cho vay trong ngắn hạn. Bởi nếu doanh nghiệp cầm cố tài sản để vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh hiện tại thì rõ ràng sự hao mòn của tài sản cầm cố là không đáng kể và giá trị tài sản cầm cố vẫn bảo đảm cho khả năng bảo toàn vốn cho ngân hàng nếu trường hợp xấu xảy ra.

Vì vậy theo em ngân hàng nên xem xét, đánh giá thêm nguồn lực uy tín khách hàng, nhiều khách hàng có quan hệ làm ăn có uy tín với ngân hàng để có thể thực hiện cho vay theo hình thức cầm cố các động sản từ đó có thể cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn và đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 86 - 88)