Thành lập tổ định giá TSĐB

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 83 - 85)

- Trong trường hợp tài sản được dựng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có

NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRỰC NINH –

3.2.1 Thành lập tổ định giá TSĐB

Việc định giá tài sản đảm bảo rất khó khăn đối với các ngân hàng, trong đó NHNo&PTNT huyện Trực Ninh cũng không khó tránh khỏi. Tại ngân hàng, cán bộ tín dụng vừa thực hiện công tác cho vay cũng chính là cán bộ làm công tác định giá đảm bảo tiền vay do đó xuất hiện một vấn đề vướng mắc. Chẳng hạn, khi cho vay cán bộ tín dụng định giá thế chấp một mảnh đất theo giá thị trường, nhưng trong thực tế giá đất biến động liên tục và dẫn đến tình trạng xấu cho ngân hàng, do đó nếu lãnh đạo ngân hàng quy trách nhiệm thì cán bộ trực tiếp cho vay trong trường hợp đó bị coi là thông đồng với khách hàng vay nên định giá quá cao. Nhưng nếu phải nhờ đến các tổ chức khác như sở địa chính, sở tài chính vật giá thì lại nảy sinh vấn đề ai là người trả phí định giá? Thông thường nếu khách hàng không đồng ý với giá của cán bộ tín dụng trực tiếp đưa ra thì họ sẽ yêu cầu thuê các chuyên gia đánh giá, lúc này họ sẽ là người trả chi phí cho việc định giá đó. Chính điều này làm tăng chi phí của khách hàng gây tâm lý dè dặt khi đi vay ngân hàng. Mặt khác, tại ngân hàng với khách hàng đông đảo, nếu nhân viên phải đảm nhận quá nhiều công việc cùng một lúc, thì công việc tấp nập cùng với sự chờ đợi của khách hàng làm các nhân viên tín dụng rất căng thẳng trong công việc của mình. Trong tình trạng này, công tác đảm bảo tiền vay sẽ không an toàn, hiệu quả công việc sẽ không đảm bảo chất lượng. Chi nhánh phải đối mặt với những rủi ro tín dụng sẽ cao hơn các ngân hàng khác.

Trước tình hình đó, theo ý kiến chủ quan của mình, em thiết nghĩ chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trực Ninh nên thực hiện một số biện pháp sau:

Thành lập bộ phận chuyên về định giá tài sản đảm bảo.

Tuy vậy vấn đề thành lập bộ phận này không phải đơn giản đối với ngân hàng. Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí: chi phí thông báo tuyển nhân viên, chi phí đào tạo, chi phí lương... Nhưng biện pháp này cũng có nhiều ưu điểm: Vì đa số khách hàng đến vay ngân hàng là những doanh nghiệp lớn so với trong khu vực địa bàn , uy tín cao. Họ thường vay những khoản tiền khá lớn, do vậy là TSBĐ cũng họ cũng có giá trị lớn. Dẫn đến khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc định giá tài sản. Khi thành lập bộ phận này sẽ giúp việc định giá tài sản này chính xác hơn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể thu phí từ việc định giá này dự nhỏ. Khi khoản phí này thấp hơn đối với việc khách hàng phải nhờ đến tổ chức, chuyên gia định giá... khi đó khách hàng sẽ không ngần ngại đến

ngân hàng vay, đồng thời tạo mối quan hệ với khách hàng.

Như vậy trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, nếu chi nhánh nên có biện pháp hợp lý về việc định giá tài sản đảm bảo đồng thời có biện pháp marketing hợp lý sẽ thu hút được đông đảo khách hàng hơn các chi nhánh khác. Do đó vấn đề mở rộng quy mô tín dụng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được mức độ an toàn trong các khoản cho vay tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề cơ bản về đảm bảo TIỀN VAY của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w