Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (TỈNH THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
2.1. Những yêu cầu mới đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình (2015 - 2022)
2.1.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2015 - 2022)
Trong giai đoạn 2015 - 2022, trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chỉ đạo quan trọng.
Ngày 13/11/2018, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 38-KL/TW về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đó, khẳng định để củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu tình hình mới, các cấp uỷ, tổ chức đảng nghiêm túc rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp cụ thể khắc phục các hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục quán triệt. triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng lưu ý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung.
Tiếp đó, trên cơ sở kết quả Hội nghị lần thứ 5, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Nghị quyết đề cập toàn diện về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên. So với Nghị quyết số 22-NQ/TW (2-2008), Nghị quyết số 21-NQ/TW có 3 điểm mới nổi bật.
Một là, điểm mới trong các quan điểm chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên. Nghị quyết số 21 đã bổ sung thành tố “xây dựng tổ chức cơ sở đảng phải gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đây là một sự bổ sung đúng đắn, kịp thời của Đảng. Bởi lẽ: Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, nhưng là bộ phận đặc biệt, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự khẳng định này thể hiện rõ sự phát triển về nhận thức của Đảng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; đồng thời, đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Nghị quyết 21 khẳng định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng phải gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và cán bộ…”. Trước Đại hội XII, xây dựng Đảng thường tập trung trên 3 mặt (chính trị, tư tưởng, tổ chức). Đại hội XII chủ trương xây dựng Đảng trên 4 mặt (chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức). Từ Đại hội XIII, xây dựng, chỉnh đốn Đảng đƣợc nhấn mạnh đến tính toàn diện: Xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Hai là, điểm mới trong xác định mục tiêu xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. So với các văn kiện trước, đây là lần đầu tiên Đảng đƣa ra các mục tiêu cụ thể cho công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên trên từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực. Đáng chú ý, việc đề ra mục tiêu phấn đấu có 100% thôn, bản, tổ dân phố có đảng viên vào năm 2025 và có chi bộ vào năm 2030 là rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đến giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Thực hiện thắng lợi mục tiêu này nhằm hiện thực hóa chủ trương ở đâu có quần chúng, ở đó có sự lãnh đạo của Đảng;
đồng thời, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém của công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… trong nhiều năm qua, khi một số nơi vẫn còn tình trạng “trắng” đảng viên.
Ba là, điểm mới trong các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. So với các văn kiện trước, việc tách biệt thành các nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết 21 lần này đã thể hiện rõ hơn tƣ duy của Đảng về vị trí, vai trò của từng nhiệm vụ giải pháp. Các nhiệm vụ giải pháp này có sự tác động qua lại lẫn nhau, đều hướng đến nâng cao chất lƣợng củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên; đồng thời mỗi nhiệm vụ, giải pháp có đặc điểm và yêu cầu riêng biệt. Việc tách biệt rõ thành các nhóm nhiệm vụ giải pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn, nhất là việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác này trong những năm qua.
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2015 - 2022)
Trên cơ sở chủ trương của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hóa vào điều kiện địa phương, hình thành chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trong những năm 2015 - 2022.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định mục tiêu tổng quát "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, đoàn kết, sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế và giáo dục- đào tạo".
Căn cứ Nghị quyết Đại hội, ngày 22/11/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ban hành Đề án số 06-ĐA/TU về Nâng cao chất lƣợng tổ chức cơ sở Đảng tỉnh Thái Nguyên trong sạch vững mạnh giai đoạn 2016 - 2020. Đề án xác định mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Thực hiện tốt tự phê bình và phê
bình; đoàn kết thống nhất trong Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tiên phong, gương mẫu, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay” [24].
Bước vào giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm quốc phòng, an ninh; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao toàn diện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”. Đồng thời, Nghị quyết nhấn mạnh nhóm nhiệm vụ, giải pháp:
“Củng cố, nâng cao chất lƣợng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, tính chiến đấu và kỹ năng, nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở, nhất là bí thƣ cấp ủy; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ cho phù hợp với tình hình mới theo hướng đơn giản về hình thức nhưng phong phú, sâu sắc, thiết thực về nội dung, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu và tính thiết thực, hiệu quả;
tập trung nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên; thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đƣa những đảng viên không đủ tƣ cách ra khỏi Đảng…”.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lƣợng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 15/7/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ban hành Đề án số 07-ĐA/TU về Nâng cao chất lƣợng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, giai đoạn 2021-2025. Đề án xác định mục tiêu:
“Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò của TCCSĐ và việc xây dựng TCCSĐ thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trước hết là bí thư cấp uỷ, cán bộ chủ chốt ở cơ sở thực sự tiền phong, gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tiếp tục, củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức cơ sở đảng gắn với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Nâng cao chất lƣợng kết nạp đảng viên; quan tâm tạo nguồn kết nạp đảng viên, nhất là ở thôn, xóm, tổ dân phố và trong các doanh nghiệp.
Các cấp ủy cơ sở và chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt. Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, thực hiện nghị quyết của cấp ủy, chi bộ và của cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu để cấp ủy, chi bộ thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên” [26].
Những quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn là cơ sở quan trọng giúp cấp ủy các địa phương, trong đó có Phú Bình, đề ra chủ trương đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, thị trấn phù hợp với điều kiện địa phương, góp phần vào xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
2.1.3. Yêu cầu khắc phục những hạn chế trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình (2010 - 2015)
Trong những năm 2010 - 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình đã đạt đƣợc một số kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Để đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Phú Bình trong giai đoạn 2015 - 2022, một yêu cầu đặt ra là phải xử lý, tìm giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế này.
Trong số những hạn chế, tồn tại trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2015, một số vấn đề nổi cộm, bức thiết cần giải quyết trong giai đoạn 2015 - 2022, bao gồm:
Một là, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở xã, thị trấn.
Hai là, vấn đề nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ.
Ba là, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả học tập, quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng tại các tổ chức cơ sở đảng ở xã, thị trấn.
Bốn là, vấn đề nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chủ chốt ở cấp xã, thị trấn, bảo đảm đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Những tồn tại trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2015 đặt ra yêu cầu mới với Đảng bộ huyện Phú Bình khi hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng giai đoạn 2015 - 2022.