Nghiên cứu phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki

Một phần của tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi cắt gan dưới sự kiểm soát cuống glisson theo takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 31 - 35)

Năm 1986, tác giả Takasaki [58] là người đầu tiên giới thiệu cách tiếp cận cuống Glisson ngoài bao không chỉ đối với cuống Glisson phải, trái mà còn với cuống Glisson phân thuỳ và hạ phân thuỳ. Do đó, phẫu thuật viên có thể thực hiện các loại phẫu thuật cắt gan theo đúng giải phẫu.

Năm 2017, Sugioka trình bày giải phẫu bao Glisson và bao Laennec có thể được tách ra bên ngoài và bên trong gan [56]. Do đó, các cuống Glisson được tách ra khỏi bao Laennec và không chỉ có các cuống Glisson chính mà còn các cuống Glisson phân thuỳ và HPT tại rốn gan. Nghiên cứu Yue Hu (2019)

đã cho thấy có sự tồn tại độc lập giữa bao Laennec và các mô xung quanh [36].

Những nghiên cứu này đã minh chứng cho tính khả thi và an toàn của kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki.

Hình 1.9. Bao Laennec [56]

1.4.1. Thế giới

Năm 2005, tác giả Seok Yoon đã báo cáo ca bệnh đầu tiên ứng dụng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki trong phẫu thuật nội soi cắt gan cho khối u 5cm tại phân thùy sau. Phẫu thuật kéo dài 540 phút, lượng máu mất 1450ml, bệnh nhân được ra viện sau 13 ngày mà không có biến chứng nào [68].

Akihiro Cho và các cộng sự (2007) đã thực hiện thành công cắt gan nội soi ứng dụng kĩ thuật kiểm soát cuống Takasaki trên 6 trường hợp và nhận xét

“đây là một kĩ thuật hiệu quả, dễ thực hiện, giúp giảm lượng máu chảy” [24].

Năm 2013 tác giả giới thiệu dụng cụ Endo Retract Maxi để kiểm soát cuống Glisson thuận lợi hơn (Hình 1.10) [25]

Rotellar.F (2012) báo cáo 03 trường hợp thực hiện PTNS cắt gan trái theo Takasaki điều trị UTTBG. Tác giả đã nhận thấy ưu điểm vượt trội khi lượng máu mất trong phẫu thuật đều nhỏ hơn 50ml. Tác giả nhận định đây là phẫu thuật tiêu chuẩn dành cho cắt gan trái, việc kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki đơn giản, nhanh chóng, an toàn [55].

Hình 1.10. Dụng cụ Endo Retract Maxi trong kiểm soát cuống Glisson [25]

Các báo cáo ở giai đoạn này chủ yếu cắt gan ở hạ phân thuỳ, cắt gan trái, thùy gan trái. Các vị trí phân thùy sau, trung tâm hay HPT 1, 7, 8 được cho là các vị trí khó. Năm 2015, Kim Joo tiến hành PTNS cắt gan theo Takasaki cho 10 trường hợp cắt gan phân thuỳ trước và trung tâm. Tác giả nhận xét “PTNS cắt gan vùng trung tâm là khả thi, đặc biệt trên nền bệnh xơ gan cắt gan theo giải phẫu sẽ đảm bảo tối đa phần gan còn lại, giúp đảm bảo chức năng gan sau phẫu thuật” [42].

Năm 2017, Chan Woo nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi 20 BN có khối u vùng trung tâm (HPT4-5-8) với cách tiếp cận cuống Glisson theo Takasaki. Thời gian phẫu thuật trung bình 338 phút, trung bình lượng máu mất 350ml, 2BN (10%) phải truyền máu trong phẫu thuật. Biến chứng sau phẫu thuật: Cổ chướng (5%); suy gan cấp (5%); huyết khối tĩnh mạch (5%); rò mật (15%). Về kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki được thực hiện thành công ở tất cả các trường hợp [26].

Jinsoo (2018) thực hiện cắt gan phân thuỳ sau theo giải phẫu so sánh giữa phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Kết quả cho thấy PTNS giúp rút ngắn thời gian nằm viện (9.0 ± 3.5 ngày với 10.6 ± 4.1 ngày ở nhóm phẫu thuật mở), giảm tỷ lệ biến chứng chung 8,6% ở nhóm PTNS và 10,5% ở nhóm PT mở.

Đánh giá kết quả xa không thấy sự khác biệt về thời gian sống giữa 2 nhóm.

Tuy nhiên, thời gian phẫu thuật ở nhóm PTNS cao hơn đáng kể nhóm phẫu thuật mở lần lượt là 389 phút và 220 phút [53].

Takao Ide (2020) nghiên cứu 10 trường hợp nội soi cắt gan phân thùy trước điều trị UTTBG cho kết quả tốt: chỉ có 01 BN truyền máu trong phẫu thuật, không có trường hợp nào chuyển phẫu thuật mở. Trong 22 tháng theo dõi không có trường hợp nào tái phát. Tác giả kết luận kỹ thuật này khả thi và an toàn, đảm bảo tốt các nguyên tắc ung thư đồng thời đưa ra quy trình PTNS cắt phân thuỳ trước bằng kỹ thuật kiểm soát cuống ngoài bao Glisson [37].

1.4.2. Việt Nam

Năm 2014, Trần Công Duy Long cùng cộng sự báo cáo 275 trường hợp PTNS cắt gan kiểm soát cuống chọn lọc điều trị UTTBG cho kết quả: 11 trường hợp phải chuyển phẫu thuật mở nguyên nhân do khối u nằm vị trí khó, gần mạch máu lớn. Cắt gan lớn chiếm 10,1%, cắt gan nhỏ 8,9. Thời gian phẫu thuật trung bình: 120 phút. Lượng máu mất trung bình: 100 (20-1200)ml, 2 trường hợp phải truyền máu trong phẫu thuật. Tác giả nhận xét: “Cắt gan theo Takasaki hạn chế phẫu tích cuống gan, giảm mất máu khi cắt nhu mô gan, đảm bảo tốt hơn nguyên tắc điều trị ung thư, rút ngắn thời gian phẫu thuật” [5].

Năm 2015, tác giả Lương Công Chánh và cộng sự báo cáo 57 trường hợp PTNS cắt gan trong đó có 12 trường hợp thực hiện kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki. Kết quả chung cho như sau: thời gian phẫu thuật trung bình 108,4 ± 34,2 phút, lượng máu mất trung bình 396,1 ± 351,8 ml, có 14/57 trường hợp phải truyền máu trong phẫu thuật [9].

Trong nước ta chưa có một nghiên cứu độc lập đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt gan ứng dụng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị UTTBG. Nhận thấy những ưu điểm của kỹ thuật kiểm soát cuống này và phẫu thuật nội soi ít xâm hại. Trong nghiên cứu của chúng tôi đã ứng dụng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki trong phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị UTTBG.

Một phần của tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi cắt gan dưới sự kiểm soát cuống glisson theo takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)