Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi cắt gan dưới sự kiểm soát cuống glisson theo takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 64 - 67)

* Tuổi: Ung thư biểu mô tế bào gan phần lớn xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính hoặc xơ gan. Do đó, tỷ lệ mắc UTTBG tăng theo độ tuổi, thường gặp ở người lớn tuổi do thời gian dài tiếp xúc yếu tố nguy cơ (uống rượu, viêm gan B). Kết quả: tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu: 56,2 ± 12,9 (nhỏ nhất 22 tuổi, lớn nhất 76 tuổi), thường gặp ở nhóm tuổi trên 60 tuổi:

46,2% (bảng 3.1). Kết quả thu được tương đồng nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước: Trần Công Duy Long (2016): 55,96 ± 11,7 tuổi [5], Vũ Văn Quang (2019): 52,16 ± 11,06 tuổi [11]; Machado (2016): 55 tuổi [47];

Chan Woo (2017): 57 tuổi [26].

Tuổi không được coi là một yếu tố chống chỉ định với PTNS cắt gan.

Tuy nhiên những người lớn tuổi thường hay có bệnh lý kèm theo và đây là một yếu tố độc lập có liên quan đến tử vong sau khi cắt gan lớn [10]. Trong nhóm nghiên cứu trường hợp tuổi cao nhất 76 tuổi. Trần Công Duy Long (2016) trường hợp PTNS thành công tuổi cao nhất 83 [5]. Nghiên cứu Yuki (2019) thực hiện PTNS cắt gan cho 31 trường hợp có độ tuổi trung bình 68 tuổi, cao nhất 85 tuổi và cho kết quả tốt [35]. Tuy nhiên, đây là kết quả được thực hiện tại trung tâm phẫu thuật lớn với trang thiết bị và điều kiện phẫu thuật và gây mê hồi sức tốt. Do đó, chỉ định phẫu thuật nội soi cắt gan cho BN cao tuổi vẫn phải hết sức thận trọng đặc biệt các nguy cơ về gây mê hồi sức và các biến chứng toàn thân.

* Giới tính: Tỉ lệ mắc UTTBG ở nam giới chiếm ưu thế: 90,7%, tỉ lệ nam:

nữ là 9,8/1 (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu thu được tương tự như hầu hết các tác giả trong và ngoài nước. Tỉ lệ nam/nữ qua nghiên cứu Dương Huỳnh Thiện

(2016]: 8,3/1 [14]; Vũ Văn Quang (2019): 7,85/1 [11]; của Fei Liu (2019): 7/1 [44]. Những lý do giải thích cho sự khác biệt về tần suất UTTBG ở nam giới cao hơn là do sự khác biệt trong tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (rượu bia, xơ gan, viêm gan virus..) [9].

Theo GLOBOCAN 2020 [57] tỉ lệ mắc UTTBG nam: nữ ở Việt Nam là 3,88 thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này có lẽ do kết quả của GLOBOCAN 2020 bao gồm toàn bộ các đối tượng bị UTTBG còn nghiên cứu chúng tôi chỉ lựa chọn các BN ở giai đoạn sớm theo chỉ định phẫu thuật nội soi cắt gan.

4.1.2. Yếu tố tiền sử

Ung thư biểu mô tế bào gan là một bệnh lý phức tạp, có liên quan với nhiều yếu tố nguy cơ. Một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều nhất là virus viêm gan và rượu.

* Tiền sử mắc virus viêm gan B, C: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu đã được công nhận bằng liên quan nhân quả. Đặc biệt là vai trò của virus viêm gan B trong tình hình tại Việt Nam. Có khoảng 70-90% trường hợp UTTBG liên quan đến HBV [9]. Kết quả nghiên cứu: 57.4% có tiền sử mắc viêm gan B tương tự nghiên cứu Lê Văn Thành(2013): 69,8% [8],Vũ Văn Quang (2019): 52,8% [11].

* Tiền sử nghiện rượu: Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc UTTBG gấp 2 lần so với những người không uống rượu, thậm chí nếu uống > 80g/ngày và trên 10 năm thì nguy cơ cao hơn gấp 5-7 lần [10]. Tỷ lệ BN nghiện rượu trong nghiên cứu chiếm 9,3% tương tự nghiên cứu Lê Văn Thành [8]: 9,4% và Lương Công Chánh [2]: 13,4%. Nghiện rượu là yếu tố nguy cơ cần được khai thác và quan tâm vì là nguy cơ gây tình trạng xơ gan, làm ảnh hưởng đến tiên lượng và kết quả phẫu thuật.

* Tiền sử điều trị u gan: Trong NC có 4BN đã được chẩn đoán UTTBG và điều trị bằng các phương pháp khác chiếm 7,4%. Trong đó có 03 BN (5,5%) đã được điều trị nút mạch hoá chất, trong đó 2BN chụp CLVT khối u không

ngấm thuốc và 1 BN vẫn ngấm thuốc, tuy nhiên do cả 3BN đều còn chỉ định điều trị triệt căn (BCLC GĐA) nên chúng tôi đã quyết định PTNS cắt gan. Điều trị UTTBG trong nước ta còn nhiều khó khăn như cơ sở thực hiện phẫu thuật cắt gan ít, điều kiện kinh tế hạn chế đã gây ra những khó khăn trong quá trình chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, có thể bỏ lỡ cơ hội được điều trị triệt căn cho bệnh nhân.

Kết quả NC: 01 BN (1,9%) có tiền sử phát hiện khối u HPT6 kích thước

<30 mm và được chỉ định đốt sóng cao tần (RFA) sau 8 tháng khám lại thì khối u tăng kích thước lên 33,7mm và ngấm thuốc trên phim CLVT, vì vậy đã chỉ định PTNS cắt gan. Chỉ định cắt gan hay đốt sóng cao tần ở giai đoạn sớm hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, các phác đồ điều trị trong và ngoài nước vẫn chưa có những chỉ định cụ thể giữa 2 phương pháp này, các nghiên cứu so sánh cũng có kết quả thay đổi đáng kể theo địa lý, kinh tế - xã hội, chức năng gan và KT khối u. Johannes Uhlig (2019) NC so sánh trên 18296 BN cho kết quả ở nhóm khối u gan <15 mm, RFA và phẫu thuật cắt bỏ mang lại tỷ lệ sống tương tự [63]. Cần có những nghiên cứu lớn hơn và đánh giá lâu dài hơn để đưa ra những hướng dẫn cụ thể về chỉ định phương pháp điều trị cắt gan và RFA.

4.1.3. Thể trạng bệnh nhân trong nghiên cứu

Đánh giá thể trạng chung của BN rất quan trọng trong chỉ định phẫu thuật.

Khi có bệnh kết hợp như tim mạch, bệnh hô hấp mạn tính, suy thận mạn.. làm tăng nguy cơ tử vong trong phẫu thuật cắt gan [49]. Tuy nhiên, mặc dù có những hạn chế khác, phân loại ASAPS được sử dụng phổ biến (mặc dù đôi khi không chính xác) trong việc cung cấp mô tả thuận tiện về tình trạng chung của bệnh nhân phẫu thuật.

Lựa chọn BN trong nghiên cứu theo phân loại giai đoạn của BCLC, đánh giá thể trạng theo ECOG (bảng 1.2) và phân loại nguy cơ gây mê theo ASA (bảng 2.2) giúp cung cấp mô tả thuận tiện về tình trạng chung của bệnh nhân.

Trong PTNS cắt gan cần đánh giá thể trạng và yếu tố nguy cơ gây mê một cách

chính xác nhằm có chỉ định và tiên lượng phù hợp, giúp giảm nguy cơ tai biến, biến chứng và tử vong trong và sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu: 100% có thang điểm thể trạng ECOG ≤1, trong đó ECOG 0 chiếm 96,43% tương tự kết quả của Lương Công Chánh [2] chỉ số ECOG chiếm 74,6%. Phân loại ASA độ I chiếm 18.5% độ II chiếm 81.5% tương tự kết quả Trần Công Duy Long (2016) có ASA I-II-III lần lượt 4,6% - 76,2% - 19,2% [5]. Jinsoo (2018) ASA I-II lần lượt 25,9% - 74,1% [53].

Một phần của tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi cắt gan dưới sự kiểm soát cuống glisson theo takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)