Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM

1.1. Cơ sở lý luận về việc làm cho lao động thanh niên nông thôn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Mô hình tăng trưởng kinh tế thúc đẩy (kéo theo) chuyển dịch cơ cấu kinh tế biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau: tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thúc đẩy phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH;

tăng trưởng kinh tế là điều kiện để tái đầu tư, mở rộng không gian kinh tế sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện tăng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng hiện đại và CNH kinh tế nông thôn; tăng trưởng kinh tế là tiền đề để đầu tư vào vốn con người, vốn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn, là khâu đột phá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy, một mặt, tăng trưởng luôn gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; mặt khác, tăng trưởng mở ra khả năng to lớn đầu tư vào vốn con người, vốn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm chuyển một bộ phận lao động đang làm những công việc với năng suất lao động thấp sang công việc mới có năng suất lao động cao hơn so với công việc cũ, đặc biệt là sang phi nông nghiệp.

1.1.5.2. Hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho thanh niên nông thôn học nghề

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật kinh tế lao động và thị trường lao động tiếp tục được hoàn thiện như Luật đất đai, Luật đấu thầu, Luật hợp tác xã, Luật lao động, Luật người lao động, các nghị định, thông tư liên quan tới lao động, thị trường lao động và việc làm đã hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, tăng cường cơ hội việc làm, góp phần nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập của người lao động nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, là động lực quan trọng để phát triển xã hội. Các chủ

trương, quy định pháp luật quan trọng, chủ yếu ở trên sẽ tác động đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói chung, cũng như có vai trò ý nghĩa quan trọng tác động đến việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Các chủ trương của Nhà nước như khuyến khích khôi phục nghề, làng nghề, hỗ trợ vay vốn để xuất khẩu lao động, vay vốn học nghề… Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải quyết, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

Mặt khác, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường tình trạng thất nghiệp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì khả năng tìm việc làm đối với người lao động có trình độ thấp lại càng khó. Để hạn chế thất nghiệp một mặt phải tạo chỗ làm việc mới; mặt khác phải tránh cho người lao động đang làm việc lâm vào thất nghiệp. Ngoài ra, phải có hệ thống bảo hiểm cho người lao động khi họ thất nghiệp.

Hệ thống pháp luật về thị trường lao động là các công cụ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của thị trường lao động nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tốt hơn cơ hội việc làm cho người lao động, cung cấp việc làm tương xứng hơn với khả năng và đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động (Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2006).

Chính sách thị trường lao động chủ động:

Chính sách thị trường lao động chủ động là các biện pháp do Chính phủ đề xướng nhằm ngăn ngừa nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, cụ thể là nhằm các mục tiêu: thứ nhất, tạo mở việc làm và tăng thu nhập; thứ hai, điều hòa cầu về lao động;

thứ ba, nâng cao công bằng xã hội (hỗ trợ nhóm lao động yếu thế). Bao gồm:

+ Dịch vụ việc làm, là hoạt động môi giới giữa chủ sử dụng lao động và người lao động đang tìm việc làm.

+ Đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động: là biện pháp đào tạo người lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động.

+ Trực tiếp tạo việc làm: là một trong những chính sách thị trường lao động quan trọng, thường được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Chính sách thị trường lao động thụ động:

Chính sách thị trường lao động thụ động là các chính sách hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị thất nghiệp. Mục tiêu của chính sách này là điều hòa mức tiêu dùng (giảm bớt các bức bách về tài chính) cho những người lao động bị thất nghiệp;

đảm bảo sự công bằng trong phân phối (giảm bớt mức chênh lệch về thu nhập giữa người đang có việc và người không có việc, nhất là những người không có việc dài hạn), thúc đẩy việc tái cơ cấu trong các doanh nghiệp.

1.1.5.3. Năng lực của người lao động

Sức lao động cũng là yếu tố quan trọng của quá trình tạo việc làm, sức lao động là khả năng trí lực, thể lực của con người. Đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ…

Theo C.Mác “Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất”.

Nói đến sức lao động ta phải nói đến số lượng và chất lượng lao động. Nếu một người lao động có sức khoẻ tốt, có đầu óc suy nghĩ thông minh, sáng tạo thì hẳn công việc mà họ được giao sẽ được hoàn thành tốt, sản phẩm mà họ tạo ra đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Để tạo việc làm cho người lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất.

Mỗi công việc được thực hiện khi con người có đủ sức lao động.

Ở nông thôn, kiến thức chuyên môn cũng như xã hội đều thấp nên việc tiếp cận thông tin kinh tế - khoa học xã hội chậm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc làm của chính họ. Chính vì vậy, tạo việc làm cho người lao động nông thôn cần phải cân nhắc tính toán kỹ nếu không sẽ gây tổn thất nặng nề và để tạo việc làm có hiệu quả cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức cho họ.

Bên cạnh đó, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ có tác động rất lớn đến cơ hội việc làm của thanh niên, những thanh niên có tay nghề, có trình độ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọ việc làm và có thu nhập cao, có điều kiện thăng tiến. Tuy nhiên, đến năm 2015 có 83% thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (Có chứng chỉ nghề trở lên); 3,2% có trình độ sơ cấp; 5,1% có trình độ trung cấp và 4,2%

có trình độ cao đẳng trở lên. Do đó việc làm cần thiết hiện nay là nâng cao tỷ lệ đào tạo cho lao động nói chung trong đó có lao động thanh niên.

Ngày nay, để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung thì nhu cầu về nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao rất lớn, mặt khác yêu cầu này gây ra sức ép lớn đối với lao động có trình độ thấp. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nguồn lao động có trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của công việc mới tăng cao được, kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những việc làm hợp lý. Ngược lại, nếu những chính sách tạo việc làm của Nhà nước cho người lao động không phù hợp với yêu cầu của công việc mới, chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả cao.

1.1.5.4. Nhân tố về giáo dục và công nghệ

Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của đất nước đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi một nước nào đó sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn rất non yếu. Sự non yếu thể hiện ở chỗ thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Điều đó đã ảnh hưởng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học, không có sự lựa chọn nào khác hoặc là đào tạo các nguồn lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu sự tụt hậu so với thế giới.

Giáo dục và đào tạo cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và khi có trong tay kiến thức về xã hội, về trình độ chuyên môn người lao động sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.

Như vậy, giáo dục và đào tạo nhằm định hướng phát triển kinh tế - xã hội, trước hết cung cho xã hội một đội ngũ lao động đủ về số lượng, chất lượng và sau là phát huy hiệu quả để đảm bảo thực hiện xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Bên cạnh sự đảm bảo nguồn lực về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc thì việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đưa đất nước trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hoá với xu hướng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.

Ngày nay, để công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung thì việc thiếu lao động có trình độ chuyên môn hoá cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho người lao động mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những chỗ làm việc hợp lý.

Ngược lại, nếu Nhà nước có những chính sách tạo việc làm cho người lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)