CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Đặc điểm chung của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tràng Định nằm ở toạ độ địa lý 22°12'30'-22°18'30' vĩ Bắc và 106°27'30'- 106°30' kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
- Phía Đông-Đông Bắc giáp huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.
- Phía Nam – Tây Nam giáp hai huyện Văn Lãng và Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn và đường về thành phố Lạng Sơn.
Huyện Tràng Định có cửa khẩu Bình Nghi và cặp chợ biên giới Nà Nưa thuận tiện cho việc giao lưu,trao đổi buôn bán qua 2 huyện láng giềng là Long châu,Bằng tường thuộc khu tự tri dân tộc Choang ,Quảng tây Trung quốc, có nhiều tuyến đường bộ và đường sông thông thương với Trung Quốc. Tràng Định cũng như toàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trọn trong lòng máng trũng nối Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với Việt Nam và các nước ASEAN, từ trung tâm huyện lỵ Tràng Định đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 220 km (khoảng 4 giờ đi ô tô) và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc trên 270 km (khoảng 4,5 giờ đi ô tô).
Vị trí địa lý là một thế mạnh nổi bật của Tràng Định, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động thương mại – du lịch trên địa bàn huyện.
3.1.1.2. Khí hậu
Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39oC, tối thấp tuyệt đối - 1,0oC. Độ ẩm không khí bình quân năm là 82-84%.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm là 1.155- 1.600mm. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.
Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
3.1.1.3. Địa hình
Địa hình huyện Tràng Định bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ là các thung lũng ven sông suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao phổ biến là 200-500 m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện còn có các đỉnh cao 820, 636, 675 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình 25-300C.
3.1.1.4. Hệ thống sông suối
Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng trong đó có 3 hệ thống sông chính chi phối nguồn nước mặt của tỉnh, đó là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang (sông Văn Mịch) và sông Bắc Khê.
Trong 3 hệ thống sông nói trên thì hệ thống sông Kỳ Cùng là tuyến sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166m, sông chảy theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Na Sầm và đến Thất Khê sông uốn khúc và chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam qua biên giới đổ vào đất Trung Quốc. Diện tích lưu vực 6.660 km2 với chiều dài dòng chính (tính đến biên giới Viêt Trung) 243 km. Lòng sông Kỳ Cùng rất dốc, nhiều thác ghềnh và lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối nhỏ đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp tích nước, điều tiết thuỷ lợi cho sản xuất.
Tràng Định còn có 7 con suối lớn và một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng, phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.
Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn huyện có 19 hồ nước lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định
Huyện Tràng Định là huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
có 995 Km2 diện tích tự nhiên, dân số có 61.198 người, có 22 đơn vị (xã) và 01 thị trấn hành chính trực thuộc; trình độ dân trí không đồng đều. Là huyện vùng cao biên giới, diện tích đất nông nghiệp của Tràng Định chiếm 5,9%; đất lâm nghiệp chiếm 37,9%, trong tổng số 1017km2 đất tự nhiên của huyện. Chính vì vậy, các cấp chính quyền huyện luôn xác định nông nghiệp là nền tảng để phát triển kinh tế.
Trong đó, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa các loại giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao vào thay thế giống cũ, tập trung tăng diện tích và nâng cao chất lượng những cây trồng đã cho hiệu quả cao có giá trị hàng hóa, nhất là cây quế, thạch đen, quýt, mía, cây dược liệu… Tràng Định vẫn nổi tiếng với các loại cây ăn quả bản địa như: Mận Thất Khê, Lê Tràng Định, Quýt Kim Đồng, Hồng Quốc Khánh... được người tiêu dùng rất ưa chuộng và đem lại giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, với cây thạch đen, là cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, chủ yếu được trồng tập trung tại xã Đề Thám. Trong năm qua, huyện đã phối hợp cùng các địa phương triển khai có hiệu quả việc mở rộng diện tích trồng loại cây này và xây
dựng mã vùng trồng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, mở rộng diện tích cây trồng ước đạt 2.508,6 ha, đạt 100,34% kế hoạch, tăng 64,7% so với năm 2020 (năng suất đạt 53,6 tạ/ha; sản lượng đạt khoảng 13.446,1 tấn, tăng 91,54%).
So sánh với các huyện lân cận, huyện Tràng Định là huyện có diện tích nhỏ, đông dân, điểm xuất phát thấp, nhưng với thành tựu đạt được trong những năm đổi mới vừa qua đang tạo đà cho Tràng Định có thế và lực mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế của mình, Tràng Định đang trở thành một địa điểm hấp dẫn để thu hút đầu tư, với sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân cùng sự quan tâm của tỉnh, chắc chắn rằng trong thời gian tới bộ mặt huyện Tràng Định sẽ khởi sắc và sẽ trở thành một trong những huyện đi đầu của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển KTXH.
3.1.3. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tràng Định 3.1.3.1. Thuận lợi
- Huyện Tràng Định đã có nhiều cố gắng phấn đấu trong những năm qua để vượt qua được những khó khăn, thử thách, giành được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo đà phát triển cho địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển CNH-HĐH của quê hương.
- Những đặc điểm nêu trên về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tràng Định cũng như quá trình giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên ở nông thôn.
- Huyện Tràng Định có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với với vị trí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi, huyện có điều kiện phát triển kinh tế nhiều ngành nghề với nhiều loại sản phẩm đặc sản của từng vùng và trên nhiều lĩnh vực:
Nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt trong việc lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội với các vùng, miền.
- Điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, đất đai, thủy văn thích hợp để phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng và các hoạt động dịch vụ kèm theo. Bên cạnh đó, địa hình
vùng đồi núi đan xen hệ thống sông suối và nhiều hồ, đập chứa nước là điều kiện để phát triển thủy sản và xây dựng nhiều trang trại tổng hợp gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có khoáng sản (quặng sắt) để phát triển công nghiệp.
Đất đai của huyện đầy đủ các loại hình, trong đó các xã vùng gò đồi chiếm một số lượng lớn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trang trại và là nguồn quan trọng cho các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có nguyên liệu cây thạch đen.
Có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như các lăng, tẩm, đền thờ, miếu mạo… là những tiềm năng và lợi thế thu hút đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ du lịch.
Với những tiềm năng và lợi thế đó, trong tương lai huyện Tràng Định sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, nông nghiệp – công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
3.1.3.2. Khó khăn
Huyện Tràng Định có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng.
Nguồn tài nguyên thị xã phong phú, nhưng ở dạng tiềm năng, muốn khai thác được phải có sự đầu tư lớn cả về vốn và khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, vốn của người dân phần lớn còn thấp, họ còn ít có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường bấp bênh, không chủ động. Ngoài ra, nhìn chung trình độ dân trí chưa cao nên chỉ có thể tổ chức sản xuất qui mô nhỏ, chưa đủ trình độ để sản xuất lớn.
Người dân huyện Tràng Định vẫn còn nặng tư tưởng dễ thoả mãn, tư duy kinh tế, nhất là sự thích ứng với kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường chưa cao. Đối tượng này phần lớn tập trung ở nông thôn, chính vì vậy họ thường cam chịu với hoàn cảnh kinh tế của mình, thụ động trong tìm kiếm việc làm. Một bộ phận dân cư khác còn nặng tư tưởng phải được làm việc trong biên chế nhà nước nên chưa mạnh dạn tiếp cận những cơ hội, việc làm trong các lĩnh vực khác…
Tất cả những yếu tố trên đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như giải quyết việc làm cho thanh niên cả về đào tạo nghề, tạo mới việc
làm và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động nhất là thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện.