Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những dữ liệu đã được công bố từ các nguồn khác nhau.

Đây là các công trình nghiên cứu và các báo cáo có liên quan và được lựa chọn để sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa cho nội dung nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp này bao gồm:

Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; báo cáo về thực trạng việc làm và kế hoạch phát triển việc làm cho thanh niên; niên giám thống kê huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các cơ quan huyện Tràng Định và tỉnh Lạng Sơn cung cấp UBND tỉnh Lạng Sơn, Chi cục thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp, Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; Đoàn thành niên các cấp, của huyện và các xã; UBND huyện Tràng Định các phòng, ban ngành, đoàn thể;…

Các tài liệu trên giúp đề tài có cái nhìn tổng quan về tình hình lao động, việc làm, tình hình thanh niên, tình hình lao động và việc làm của thanh niên nông thôn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Thu thập thông tin sơ cấp qua quan sát thực tế:

Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình tìm việc làm cũng như tạo việc làm tại địa bàn huyện Tràng Định, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, số lượng, tỷ lệ của thanh niên trong độ tuổi lao động, những vấn đề liên quan đến công tác tìm việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện là mục tiêu quan sát.

Bước 2: Thực hiện quan sát

Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu và phân tích.

* Thu thập thông tin sơ cấp được điều tra thông qua bảng hỏi:

- Chọn địa điểm nghiên cứu:

Lý do chọn huyện Tràng Định là địa điểm nghiên cứu do đây là một huyện chiếm tỷ trọng thanh niên trong độ tuổi lao động khá lớn trong tỉnh Lạng Sơn và do sự tăng trưởng của huyện đang ở mức khá tốt.

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng điều tra là thanh niên trong độ tuổi lao động từ 16 đến 30 tuổi.

- Tiêu chí chọn mẫu: những thanh niên trong độ tuổi lao động, là những thanh niên nông thôn đủ điều kiện tham gia lao động trong độ tuổi từ 16-30 tuổi.

- Phương pháp chọn mẫu: Khảo sát các thanh niên lao động, căn cứ vào danh sách đã được lọc, mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên thuận tiện cho đến khi đủ số lượng mẫu điều tra.

- Quy mô mẫu: Tổng số thanh niên lao động nông thông trên địa bàn huyện là 14.694 người tính đến tháng 12/2022. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005).

Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn

Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0,5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0,05

Như vậy, theo công thức tính quy mô mẫu là 374. Tác giả tiến hành phát 375 phiếu điều tra và phân đều cho 3 nhóm đối tượng Thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 16 tuổi đến 20 tuổi; thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 21 đến 25 tuổi; thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi.

Phân bổ số lượng mẫu khảo sát cho 8 xã/thị trấn có số lao động nông thôn nhiều trên địa bàn huyện Tràng Định như sau:

Địa bàn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thị trấn Thất Khê 55 14,67

Xã Cao Minh 50 13,33

Xã Chi Lăng 50 13,33

Xã Đoàn Kết 50 13,33

Xã Hùng Sơn 50 13,33

Xã Tân Minh 40 10,67

Xã Trung Thành 40 10,67

Xã Vĩnh Tiến 40 10,67

Tổng 375 100,00

Kết quả thu được 374 phiếu hợp lệ với tỷ lệ phân bổ mẫu như sau:

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

16-20 tuổi 124 33,16

21-25 tuổi 125 33,42

26-30 tuổi 125 33,42

- Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,0 Rất tốt

4 3,41 - 4.20 Tốt

3 2,61 - 3,40 Bình thường

2 1,80 - 2,60 Không tốt

1 1.00 - 1,79 Rất không tốt

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập được lập thành bảng biểu, sau đó tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu (Các báo cáo và các nguồn thông tin khác) được chọn lọc và nhập vào máy tính để tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số tuyệt đối và số tương đối.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và đánh giá số liệu về hiệu quả tìm kiếm việc làm của thanh niên huyện Tràng Định. Từ những nhận xét, đánh giá thực trạng công tác tạo việc làm

cho thanh niên từ đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác tạo việc làm cho thanh niên huyện Tràng Định.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác tạo việc làm cho thanh niên qua đó xác định được kết quả của từng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác tạo việc làm từ thanh niên dựa vào đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)