Thực trạng công tác tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn Huyện Tràng Định trong giai đoạn 2020-2022

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 82)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

3.2. Thanh niên và lao động thanh niên nông thôn huyện Tràng Định

3.2.2. Thực trạng công tác tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn Huyện Tràng Định trong giai đoạn 2020-2022

3.2.2.1. Các chương trình, chính sách để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn tại huyện Tràng Định

a. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nói riêng được huyện Tràng Định xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Một trong những tiêu chí để công nhận xã nông thôn mới là lao động nông nghiệp phải dưới 45% dân số.

Để làm được điều đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện Tràng Định đặc biệt quan tâm và chú trọng trong thời gian qua.

Các chương trình, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động TNNT tại huyện Tràng Định được thực hiện theo các kế hoạch, chương trình sau:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù về khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

- UBND các huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chương trình thực hiện Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 26/4/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong GDNN giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và phổ biến đến các xã, thị trấn.

- Rà soát việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện; có phương án trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chuyển các thiết bị dạy nghề giữa các cơ sở GDNN để khai thác, sử dụng phù hợp với ngành nghề đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

Ngay sau khi có Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Tràng Định đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và phê duyệt Đề án: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Đồng thời, tổ chức các hội nghị quán triệt sâu rộng nội dung Quyết định 1956 và kế hoạch thực hiện của UBND huyện tới các xã, phường, xác định rõ nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể để phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo điều hành. Năm 2020, huyện đã tổng kết Đề án về tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn, điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thí điểm các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập... Huyện cũng đã tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2021-2025. Thông qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Đổi mới đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, đào tạo nghề theo nhu cầu người học, nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm cho lao động nông thôn. Cùng với đó, huyện đã chỉ đạo các xã, phường chủ động phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp nông dân có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhiều hình thức và nhiều lớp dạy nghề đã được huyện Tràng Định triển khai và áp dụng linh hoạt, phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động, tổ chức liên kết đào tạo nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng, dạy nghề kết hợp với sản xuất tại địa bàn dân cư, khu vực sản xuất. Chủ yếu tập trung vào các nghề mộc mỹ nghệ, chổi đót, nón lá, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật làm vườn, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thú y...

Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng để hoàn thành 1 trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, huyện Tràng Định đã có chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, song song với đó, thị xã cũng đã chú trọng đến việc đào tạo nghề cho nông dân gắn với các phương án phát triển sản xuất, từ đó chuyển dịch cơ cấu lao động.

UBND huyện Tràng Định đã giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động của địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và các ngành nghề nông thôn, đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

b. Chính sách phát triển sản xuất hàng hoá tập trung vắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Tràng Định là một trong những huyện có nhiều sản phẩm đặc sản như: quế, hồi, thạch đen, quýt. Sau khi Nghị quyết 06 được ban hành, Huyện uỷ Tràng Định đã ban hành Kế hoạch số 62 ngày 2/11/2021 về thực hiện nghị quyết và đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn của huyện. Trong đó, tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung cây trồng chủ lực, phấn đấu đến năm 2025, huyện sẽ xây dựng 7 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.7. Kết quả quy hoạch chuyên canh cây trồng tại huyện Tràng Định đến tháng 5/2023

STT Loại cây trồng

Địa bàn các xã Diện tích sản xuất (ha) 1 Thạch đen Kim Đồng, Tân Tiến, Hùng Việt, Cao Minh,

Chi Lăng, Đoàn Kết, Đề Thám

2.500

2 Quế Khánh Long, Đoàn Kết, Cao Minh, Tân Yên, Tân Tiến, Vĩnh Tiến, Kim Đồng

6.000

3 Hồi Kim Đồng, Hùng Sơn, Đề Thám, Đào Viên, Tân Minh, Tri Phương, Quốc Khánh

2.000

4 Quýt Chi Lăng, Tân Tiến, Kim Đồng, Chí Minh 402 5 Lúa bao

thai hồng

Hùng Sơn, Đề Thám, Chi Lăng, Tri Phương và Quốc Khánh

1.600

(Nguồn: UBND huyện Tràng Định) Từ năm 2010, huyện đã quy hoạch vùng trồng tập trung, trong đó, chú trọng xây dựng vùng trồng quế và thạch đen tại 8 xã phía Tây như: Kim Đồng, Cao Minh, Tân Tiến… Từ nền tảng đó, sau khi Nghị quyết 06 được ban hành, các cấp, ngành chức năng huyện tiếp tục định hướng người dân mở rộng diện tích, xây dựng các vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng chủ lực. Trong đó, vùng hồi được trồng chủ yếu ở các xã: Kim Đồng, Hùng Sơn, Đề Thám, Đào Viên, Tân Minh, Tri Phương, Quốc Khánh với hơn 2.000 ha; cây thạch đen trồng ở các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Hùng Việt, Cao Minh, Chi Lăng với tổng 2.500 ha; vùng quế với diện tích 4.900 ha tại 7 xã: Kim Đồng, Tân Tiến, Cao Minh, Vĩnh Tiến…; cây quýt trồng tại các xã Chi Lăng, Tân Tiến, Kim Đồng, Chí Minh với 402 ha; vùng lúa bao thai hồng được trên 80% người dân gieo cấy, trong đó mô hình trồng lúa theo quy trình VietGAP đã được huyện Tràng Định thực hiện ở một số xã với diện tích 141,83 ha.

Sau khi hình thành vùng sản xuất tập trung, hằng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng mã số

vùng trồng thạch đen, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; thực hiện mô hình hồi hữu cơ… Từ năm 2020 đến nay, huyện đã tập huấn, tuyên truyền lồng ghép kỹ thuật trồng, chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được trên 160 cuộc tại tất cả các xã, thị trấn. Nhờ đó, người dân nâng cao hiểu biết, có kiến thức áp dụng vào sản xuất.

Đồng thời, cấp uỷ, chính quyền huyện cũng đề ra các giải pháp để thực hiện, trong đó, công tác tuyên truyền được huyện chú trọng. Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã tuyên truyền được trên 25 cuộc với khoảng 400 người nghe về các nội dung liên quan đến thực hiện nghị quyết.

Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả mục tiêu nghị quyết đề ra, huyện đã chủ động kết nối, xây dựng mối liên kết sản xuất giữa người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tiêu biểu, năm 2020, UBND huyện đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất khẩu quế – hồi Việt Nam nhằm liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Cùng với đó, đối với sản phẩm thạch đen, UBND huyện đã thực hiện các chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về quy hoạch đất đai cho Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Đức Quý đầu tư nhà máy sơ chế thạch tại xã Kim Đồng. Theo đó, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu, công ty ký kết bao tiêu thạch đen cho người dân, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch thạch đảm bảo sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đến nay, huyện đã xây dựng 3 chuỗi liên kết sản xuất tiêu biểu như: sản phẩm thạch đen thông qua liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, diện tích gần 514 ha; chuỗi liên kết sản phẩm lúa chất lượng cao, gạo đặc sản tiêu chuẩn VietGAP với 69,83 ha; chuỗi liên kết sản xuất hồi với trên 134 ha. Nhờ đó, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy nông nghiệp huyện phát triển bền vững. Việc phát triển sản xuất hàng hoá tập trung đã giúp tạo việc làm bền vững cho 284 lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

c. Chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu lao động Những năm qua huyện đã thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh quy định, các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn giải quyết việc làm; những hộ thuộc diện hộ nghèo được vay vốn ưu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội và tín chấp qua các tổ chức chính trị xã hội. Mức lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, thời hạn vay vốn tùy thuộc vào đối tượng cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho vay vốn đã giúp cho thanh niên phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập nảy sinh cần giải quyết (chính sách ưu đãi trong vay vốn mới chỉ giúp đỡ cho một số ít đối tượng chính sách).

Việc thực hiện chính sách vay vốn đi lao động nước ngoài ở địa phương quy định theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về hỗ trợ vay vốn đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm.

d. Chính sách vay vốn học nghề

Chính sách về việc học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi đi học nghề. Chính sách quy định: Mỗi học sinh, sinh viên theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thuộc đối tượng con gia đình hộ nghèo được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi theo Quyết định số 05/2022/QĐ-TTG.

Huyện Tràng Định thực hiện theo quy định tại Quyết định số 05/2022/QĐ- TTG, mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.

Khi đó, ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên. Mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với

người học là 0,65%/tháng. Thời gian trả gốc vay sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và thời gian hoàn thành trả nợ gốc vay bằng với thời gian học sinh, sinh viên đó theo học tại các trường.

Trong giai đoạn 2020-2022, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tàng Định đã cấp cho các đối tượng thanh niên nông thôn số vốn tín dụng hỗ trợ đi học nghề được thể hiện qua hình sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3.3. Số vốn tín dụng hỗ trợ thanh niên học nghề được cấp giai đoạn 2020-2022 tại huyện Tràng Định

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tràng Định) UBND tỉnh Lạng Sơn cũng có quyết định về quản lý, sử dụng vốn khuyến công, khuyến nông, khuyến thương, khoa học công nghệ… đồng thời hàng năm cấp ngân sách cho các nguồn vốn này. Chính sách quy định, dùng nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ gia đình, người lao động tham gia tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh… Nhìn chung, các cấp các ngành ở địa phương cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn cho thanh niên nông thôn ở địa bàn học nghề. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số khó khăn cần giải quyết. Chẳng hạn như là khó khăn về nguồn vốn (lượng vốn) cho vay còn hạn chế.

3.71

4.16

4.82

0 1 2 3 4 5 6

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Bảng 3.8. Đánh giá về chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Tràng Định

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 ĐTB

Các chương trình, chính sách đã hỗ trợ, giúp định hướng cho tạo việc làm cho thanh niên nông

thôn 18 35 53 175 93 3,78

Công tác triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tạo việc làm bám sát với điều kiện

thực tế và tình hình thị trường 25 64 88 146 51 3,36 Các chương trình, chính sách tạo việc làm hướng

dẫn cụ thể, chi tiết về công tác tạo việc làm cho

thanh niên nông thôn 19 45 68 163 79 3,64

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Theo kết quả điều tra lao động thanh niên tại huyện Tràng Định thì mức ý nghĩa đạt thấp nhất là tiêu chí “Công tác triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tạo việc làm bám sát với điều kiện thực tế và tình hình thị trường” với mức ý nghĩa 3,36 điểm đạt mức ý nghĩa bình thường. Điều này thể hiện các chính sách, chương trình tạo việc làm chưa thực sự cập nhật, phù hợp với thực tế tại địa phương và điều kiện thị trường thay đổi.

Hai chỉ tiêu còn lại đánh giá về chính sách, chương trình tạo việc làm cho thanh niên nông thông trên địa bàn đều được đánh giá tốt cho thấy các đối tượng được khảo sát đã đánh giá tốt về tác dụng hỗ trợ, định hướng của các chính sách, chương trình tạo việc làm của chính phủ.

3.2.2.2. Công tác đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn

Trên địa bàn huyện Tràng Định, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện có nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo nghề cho người lao động bao gồm cả nghề phổ thông và nghề xã hội. Hàng năm UBND huyện giao chỉ tiêu giải quyết việc làm và công tác GDNN cho các xã, thị trấn, trung Tâm GDNN-GDTX huyện theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện. Ngoài ra UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên

môn, đơn vị liên quan tạo điều kiện về mặt thủ tục hồ sơ cho các Trung tâm, các doanh nghiệp, trường nghề liên kết đào tạo nghề tại các xã, thị trấn.

Trung tâm cũng đã duy trì được loại hình liên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau THCS. Thời gian đào tạo thường tập trung từ 01 - 03 tháng, một vài khóa học kéo dài 04 - 06 tháng, hình thức đào tạo chủ yếu dạy lưu động tại các xã, phường, thị trấn, một số nghề phi nông nghiệp được tổ chức dạy tập trung tại các trung tâm và dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Sau khi kết thúc khoá đào tạo các học viên đủ điều kiện thì trung tâm trực tiếp cấp hoặc liên kết cấp chứng chỉ cho học viên.

Trong quá trình đào tạo, hàng năm Trung tâm đều có sự rà soát, chỉnh lý, bổ sung, điều chỉnh lại một số nội dung đào tạo cho sát với tình hình tại các địa phương, nhu cầu của người học nghề và sự “phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên việc rà soát, chỉnh lý, bổ sung chưa được đồng đều giữa các nghề, chưa được thường xuyên liên tục và chất lượng chưa cao, do đó có nhiều ý kiến đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa chú trọng bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán để phục vụ cho công tác xây” dựng nội dung chương trình, giáo trình. Chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề kinh phí dành cho việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình.

Các CTĐT của Trung tâm đều được xây dựng trên cơ sở có thể áp dụng phương pháp đào tạo tích cực, “khuyến khích người học phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của mình. Đối với phần lý thuyết, người học sẽ chủ động nghiên cứu giáo trình, tài liệu ở nhà. Trên lớp giáo viên chỉ nêu những nội dung quan trọng” để cùng trao đổi với người học. Giáo viên sẽ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và những điều mà người học chưa hiểu hoặc hiểu không đúng. Ngoài ra việc đánh giá kết quả học tập của người học và ra đề thi cũng được cân nhắc cho phù hợp với trình độ cũng như kiến thức đã được trang bị.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)