Đánh giá chung về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

3.4. Đánh giá chung về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng là việc quan trọng và cần thiết, trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện thị đến xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành những mục tiêu chương trình giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong giai đoạn 2020 - 2022 đã đề ra như:

- Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã quan tâm sát sao đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Tràng Định thể hiện qua các chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn như: Chính sách phát triển sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

Chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu lao động...

- Lao động thanh niên nông thôn huyện Tràng Định đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ, trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao.

- Công tác tư vấn, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên nông thôn đã có những chuyển biến đáng kể, tất cả các học sinh bậc THCS và THPT đã được tư vấn, định hướng nghề nghiệp ngay trong quá trình học tập tại nhà trường. Các chương trình đạo tạo ngắn hạn, tư vấn nghề nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được đông đảo thanh niên nông thôn tham gia.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho NLĐ tham gia vào sự phân công lao động quốc tế thông qua việc xuất khẩu lao động;

nhiều thanh niên đã được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp khi đi xuất khẩu lao động.

- Thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ tín dụng vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư sản xuất kinh doanh và đi lao động hợp tác nước ngoài, đi học nghề với số vốn vay ngày càng tăng lên qua các năm.

3.4.2. Những mặt hạn chế

- Công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn được quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, trình độ giáo viên còn thấp, đặc biệt Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tràng Định không có giáo viên nghề; huyện chưa có nhiều chính sách đào tạo nghề ưu đãi cho thanh niên nông thôn.

- Công tác tuyên truyền chính sách lao động, giáo dục, đào tạo nghề có nơi, có thời điểm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

- Phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô sản xuất các ngành nghề nhỏ, công nghệ thủ công là chủ yếu nên năng suất thấp.

Một số lao động nông thôn chưa coi trọng việc học nghề. Học viên đi học không chuyên cần, nhiều lớp không đảm bảo sĩ số thường xuyên; Người dân có tư tưởng bằng lòng với chính sách hiện tại, không tích cực tham gia học nghề.

- Công tác xuất khẩu lao động chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho người lao động trước khi xuất khẩu, chính sách ưu đãi cho vay đối với người xuất khẩu để họ có kinh phí học nghề, có kinh phí ra nước ngoài làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc.

- Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn chuyển dịch chậm. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ vốn cho thanh niên nông thôn. Chưa có cơ chế khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Việc định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm khi kết thúc khóa học cho lao động nông thôn học nghề nông nghiệp gặp khó khăn. Huyện chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân, sản xuất còn mang tính

nhỏ lẻ tự sản, tự tiêu; một số lớp chưa gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, thị trấn và nhu cầu của doanh nghiệp.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Đào tạo nghề còn một số hạn chế về nhận thức của xã hội: Có nhiều nguyên do như:

- Nhận thức của thanh niên nông thôn: nhiều thanh niên còn mang nặng tư tưởng đi làm thuê sẽ có thu nhập ngay; kén chọn nghề để học... Thanh niên nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Để thay đổi nhận thức để dạy nghề cho thanh niên nông thôn là bài toán không hề đơn giản. Họ ra thành phố làm việc và chỉ tìm được những công việc đơn giản làm theo mùa vụ với mức thu nhập thấp. Số ở lại địa phương làm kinh tế nhỏ lẻ, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất chưa được cao. Do có sự chuyển dịch về lao động tới các vùng miền, lực lượng thanh niên đi làm ăn xa chiếm tỉ lệ lớn, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình nhu cầu việc làm của thanh niên cũng như công tác đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho họ. Khi tham gia học nghề, số lượng học viên tại các lớp dạy nghề lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng không được duy trì thường xuyên do ảnh hưởng của thời vụ sản xuất nông nghiệp.

- Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, giải quyết việc làm chưa được sâu rộng, do đó thanh niên chưa thực sự quan tâm với việc học nghề, chưa có khái niệm đúng về việc làm. Công tác tuyên truyền về ý nghĩa kinh tế - xã hội trong công tác dạy nghề ngắn hạn lao động nông thôn ở một số xã còn hạn chế, chưa sâu rộng, hiệu quả công tác tuyên truyền còn thấp, nhiều người dân chưa tiếp cận được chính sách của Nhà nước và địa phương.

- Chương trình, chất lượng, quy mô đào tạo, chất lượng giáo viên và trang thiết bị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Kinh phí dành cho dạy nghề còn hạn chế, dạy nghề có gắn với việc làm thực tế nhưng hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất ở các trung tâm dạy nghề còn yếu kém: máy móc, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho việc học và thực hành của học viên còn chậm đổi mới. Việc mua sắm phương tiện,

dụng cụ, nguyên liệu phục vụ đào tạo của một số nghề không hợp lý. Chương trình dạy nghề ở các trường dạy nghề còn nặng về lý thuyết, dành ít thời gian cho thực hành tại xưởng và thực tập ở các doanh nghiệp nên thiếu tính thực tế.

- Chất lượng học nghề chưa cao: Học viên có trình độ văn hóa thấp; năng lực của một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý, dạy nghề còn hạn chế. Một số trung tâm dạy nghề ở các địa phương còn thiếu đội ngũ giáo viên. Thời gian đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho thanh niên nông thôn còn ngắn dẫn tới chất lượng dạy nghề chưa được cao.

- Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục, đào tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ và chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa huy động được sự đóng góp của toàn xã hội và sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn. Hoạt động của đa số các cơ sở dạy nghề còn ỷ lại vào chỉ tiêu ngân sách nhà nước cấp, thiếu chủ động đổi mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.

- Một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Địa bàn không có khu công nghiệp, các dịch vụ phát triển, nên lao động tham gia và hoạt động phi nông nghiệp ra tăng nhưng chưa thích nghi kịp với các công việc mới.

- Công tác tuyển sinh ở một số xã vẫn thực sự chưa quan tâm đến công tác tuyển sinh, tổ chức lớp học, theo dõi và kiểm tra các lớp học nghề trên địa bàn mình quản lý. Việc xác định đối tượng học nghề của Ủy ban nhân dân cấp xã còn chưa chặt chẽ, trong đơn học nghề còn thiếu nhiều thông tin như đối tượng, năm sinh, hoặc ngày tháng năm làm đơn…

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)